Nhu cầu thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật ngày càng đa dạng, phong phú

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 83 - 85)

phong phú

Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và trong nước, có thể thấy trong những thập kỷ tới, hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Thủ đô Hà Nội tiếp tục có những bước phát triển mới, xứng đáng là trung tâm văn hóa của đất nước. Với địa bàn ngày ngày được mở rộng, số dân cũng không ngừng tăng lên, dặc biệt là cơ cấu dân số trẻ chiếm ưu thế, Thủ đô Hà Nội sẽ có một đội ngũ công chúng nghệ thuật đông đảo. Vì thế, nhu cầu thưởng thức giá trị thẩm mỹ nghệ thuật cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn. Văn hóa nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội nhạy cảm sẽ nhanh chóng nắm bắt các nhu cầu, thị hiếu của công chúng, không ngừng tự đổi mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khán giả. Sau thời kỳ đổi mới và mở cửa, nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội được mở rộng và giao lưu với rất nhiều nền văn hóa trên thế giới. Sự giao tiếp các sản phẩm âm nhạc, điện ảnh, đặc biệt là các công nghệ mới về thông tin, về hệ thống truyền thông đại chúng ngày càng được gia tăng. Việc mở rộng kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế đã, đang và sẽ là cơ sở khách quan cho sự mở rộng ngày càng đa dạng và phong phú các giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật. Nhu cầu thẩm mỹ của công chúng sẽ ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hóa, cá thể hóa và năng động hóa. Sự phổ biến các giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật ngày càng đại chúng hóa, hiện đại hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu thẩm mỹ phong phú của đông đảo quần chúng. Các hình thức thể hiện nghệ thuật sẽ ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn, hiện nay đã có nhiều loại hình nghệ thuật mới đã xuất hiện trên diễn đàn nghệ thuật trong nước (như nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn…) và ngày càng có nhiều loại hình mới sẽ xuất hiện. Tinh thần dân chủ, tự do trong sáng tạo cũng như trong thưởng thức tác phẩm nghệ thuật được tôn trọng và cởi mở. Nhờ đó mà nhiều thành tựu mới trong các ngành kiến trúc, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, văn học, sân khấu, điện ảnh... được khẳng định, góp phần làm

sống động đời sống văn hóa, nghệ thuật ở nước ta. Nghệ thuật đương đại hướng tới được tính chất của một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp giữa tính dân tộc và tính quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và tập thể, giữa ý thức và vô thức v.v… Những biến chuyển của đời sống nghệ thuật nước ta trong những năm sắp tới vẫn theo những định hướng đó. Về hình thức thể hiện đã xuất hiện những tìm tòi, khám phá về thể loại, phong cách và phương pháp mới ở các thể loại nghệ thuật. Đặc biệt việc sản xuất và tiêu dùng nghệ thuật cũng có những biến đổi quan trọng. Những tác phẩm nghệ thuật đã trở thành “hàng hóa” trong cơ chế thị trường với các quy trình công nghệ của sản xuất và tiêu dùng “hàng hóa”, theo đó nghệ thuật sẽ kích thích sản xuất, sáng tạo nghệ thuật. Các hoạt động văn hóa ngày càng trở thành một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, không thể tách khỏi tác động của quy luật kinh tế. Trong điều kiện các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin và giao lưu quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ thì giới trẻ ngày càng có điều kiện tiếp cận nhiều nền văn hóa. Việc mở rộng thời lượng cũng như đa dạng hóa các nội dung, hình thức các chương trình văn hóa, nghệ thuật trong hệ thống các đài phát thanh, truyền hình, các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản… nói chung đã làm cho khối lượng và chất lượng các sản phẩm văn hóa được tăng nhanh và có tính định hướng cao, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của giới trẻ; có tác dụng rất lớn trong việc hình thành những nhu cầu thẩm mỹ tích cực của giới trẻ.

Sự tiếp nhận những giá trị thẩm mỹ đa dạng, phong phú cả về các loại hình, phong cách sáng tạo trong môi trường xã hội và trong quá trình học tập sẽ là điều kiện để cho sinh viên trong các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội phát triển cá tính sáng tạo nghệ thuật, nhu cầu thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật sẽ ngày càng đa dạng, phong phú.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)