Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thẩm mỹ của sinh viên các trƣờng nghệ thuật trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 96 - 102)

viên các trƣờng nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội

Vấn đề giáo dục - đào tạo con người xưa nay vẫn được coi là một trong những nhiệm vụ trung tâm của thời đại. Là bộ phận hợp thành của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục thẩm mỹ không thể đứng ngoài hoặc tách rời quá trình giáo dục thống nhất và toàn diện đó. Giáo dục thẩm mỹ được coi là một loại hình giáo dục đặc thù tương ứng với các loại hình giáo dục khác (giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục hướng nghiệp...); nó có nhiệm vụ phát triển một năng lực đặc thù ở con người: năng lực thẩm mỹ. Nội dung và tư tưởng của toàn bộ công tác giáo dục thẩm mỹ hướng tới việc hình thành chủ thể thẩm mỹ mới, chủ thể thẩm mỹ phát triển, có đầy đủ năng lực hoạt động thẩm mỹ, hoạt động sáng tạo theo “quy luật của cái đẹp”. Sự phát triển năng lực thẩm mỹ trong cấu trúc tâm lý nhân cách không chỉ có ý nghĩa tự thân mà còn có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển những phẩm chất năng lực khác của mỗi cá nhân: năng lực trí tuệ, năng lực đạo đức, năng lực thể chất… và ngược lại, sự phát triển những phẩm chất năng lực khác nhau cũng có sự tác động tích cực tới sự phát triển năng lực thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ có mục đích là làm thức dậy ở con người lòng khát khao vươn tới cái đẹp, nâng cao năng lực cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ (trong đó có năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật), tạo nên sự hài hòa giữa con người với tự nhiên, xã hội.

Với chức năng nhiệm vụ to lớn là đào tạo nguồn nhân lực hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội và toàn quốc có trình độ, có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực sáng tạo tốt, đáp

ứng nhu cầu gìn giữ, kế thừa và phát triển văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội phải đặc biệt quan tâm đến hoạt động giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường.

Cũng giống như mọi hoạt động giáo dục khác, giáo dục thẩm mỹ đối với sinh viên nghệ thuật có mục đích riêng của nó nhằm tạo nên một kho tàng kiến thức thẩm mỹ giúp cho sinh viên tránh mọi hoạt động thẩm mỹ tự phát, tiến tới hoạt động tự giác trong hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Trước hết, giáo dục thẩm mỹ trong các nhà trường nghệ thuật phải gắn liền với mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa đa dạng, phong phú của dân tộc. Đồng thời, trong hoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường nghệ thuật phải hình thành cho sinh viên nghệ thuật - những nghệ sỹ trẻ tương lai của đất nước quan điểm thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh để sau này có thể sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, hình thành phong cách sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng, có khả năng phê phán và bài trừ khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính.

Đứng trước nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, tác động chuyển biến của nền kinh tế thị trường; hiện tượng xa rời, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa sút về phẩm chất đạo đức, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng có chiều hướng phát triển. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi và đang là vấn đề xã hội bức xúc. Điều đáng lo ngại nhất ở một bộ phận sinh viên có những biểu hiện của lối sống thực dụng, từ đó dẫn đến tình trạng đối phó, gian lận, thiếu trung thực trước hết là trong học tập. Từ những biểu hiện suy thoái về đạo đức, theo đó, nhu cầu thẩm mỹ, cảm

xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của sinh viên đang có những chuyển biến khó kiểm soát. Những yêu cầu có tính chất khách quan trên đây đặt các nhà trường nghệ thuật trong địa bàn Hà Nội nhiệm vụ quan trọng là xây dựng cho sinh viên nghệ thuật năng lực thẩm mỹ vững vàng trong việc bảo vệ, phát huy những giá trị thẩm mỹ tích cực của dân tộc , tiếp thu những giá tri ̣ thẩm mỹ tiến tiến của nhân loa ̣i, chống lại những giá trị phản thẩm mỹ đang du nhập tràn lan ngoài thị trường.

Năng lực thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật hình thành từ những con đường giáo dục của nhà trường, tự giáo dục thẩm mỹ của bản thân, qua các hoạt động thẩm mỹ nghệ thuật của xã hội trong con đường quan trọng nhất là hoạt động giáo dục thẩm mỹ trong các nhà trường nghệ thuật.

Chính vì những lý do trên, để nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên nghê ̣ thuâ ̣t trong thời đa ̣i mới , các nhà trường nghệ thuật trên địa bàn Hà nội cần đổi mới mô ̣t cách đồng bô ̣ các hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c trong nhà trường cũng như chú tro ̣ng các giải pháp cơ bản.

3.3.1. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy trong nhà trường nhà trường

Đất nước ta đã bước sang thế kỷ mới, thế kỷ có rất nhiều những đổi thay to lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Mỗi thời đại bao giờ cũng mang dấu ấn riêng khẳng định sự tồn tại của thời đại mình trong lịch sử xã hội . Đó là thời đại của những thành tựu vượt trội thuộc lĩnh vực công nghê ̣ thông tin , thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại mà toàn cầu hoá được toàn thế giới nhìn nhận như một giai đoạn phát triển tất yếu của diễn trình lịch sử loài người. Và chính trong một thời đại như vậy, vai trò của văn hoá nói chung, của nghệ thuật nói riêng lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định bản sắc văn hoá của một dân tộc, đất nước. Điều đó cũng có nghĩa: giáo dục nghệ thuật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong thời đại hiện nay.

Trong bối cảnh tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước, trình độ dân trí của nhân dân ta từng bước được nâng cao, nhu cầu văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng, các phương tiện thông tin truyền bá ngày càng hiện đại thì vấn đề đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy ở các trường nghệ thuật là một yêu cầu cấp bách.

Thứ nhất: Đổi mới nội dung, chương trình

Đối với nội dung giảng dạy các bộ môn nghệ thuật chuyên ngành trong các nhà trường nghệ thuật những năm gần đây cũng đã có nhiều thay đổi nhưng trên thực tế vẫn đang có nhiều bất câ ̣p trong viê ̣c câ ̣p nhâ ̣t những tri thức nghê ̣ thuâ ̣t hiê ̣n đa ̣i . Chẳng ha ̣n sinh viên chuyên ngành ki ̣ch hát dân tô ̣c như tuồng, chèo, cải lương , múa rối , múa dân gian… vẫn chỉ học chủ yếu những điê ̣u truyền thống mà ít , hoă ̣c không được ho ̣c những kiến thức về sự kết hợp giữa nghê ̣ thuâ ̣t truyền thống và hiê ̣n đa ̣i . Hiện trạng có nhiều nguyên nhân: Các chương trình nghệ thuật đều được xây dựng từ các thế hệ trước, đã được đưa vào khung chương trình cứng, các thế hệ sau cứ theo như thế mà giảng dạy; có những giảng viên trẻ đã nhận thấy có sự bất cập trong nội dung chương trình nên cũng có sự thay đổi nội dung trong phạm vi lớp học, môn học mà mình phụ trách. Họ cũng có kiến nghị với khoa, nhà trường xong sự phản hồi và thay đổi là rất chậm.

Theo chúng tôi, để thực hiện đổi mới nội dung chương trình đối với những bộ môn nghệ thuật, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần linh hoạt, mềm dẻo không nên quy định các trường nghệ thuật phải tuân theo chương trình khung một cách cứng nhắc mà hãy để các trường chủ động biên soạn chương trình. Chương trình khung của Bộ là chương trình chuẩn để các trường dựa vào đó tự thiết kế chương trình cho mình, như thế mỗi trường đại học sẽ có chương trình đặc thù mang thế mạnh riêng. Đối với những môn nghệ thuật chuyên ngành, trường sẽ giao cho khoa chủ động xây dựng chương trình. Như vậy chương trình giảng dạy sẽ hữu dụng hơn vì dựa vào nhu cầu thực tế của xã

hội và trình độ của sinh viên, khoa sẽ điều chỉnh và cải tiến chương trình học một cách khoa học và kịp thời.

Các chương trình đào tạo phải cập nhật theo hướng hiện đại hoá về nội dung. Một mặt, thực hiện nghiêm túc chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, phù hợp với chuẩn đầu ra các ngành đào tạo. Mặt khác, khi xây dựng chương trình đào tạo phải có sự góp ý của người sử dụng lao động, tham khảo chương trình của các nước tiên tiến để cải tiến, đổi mới chương trình theo hướng mềm hóa bằng việc tăng thời gian thực hành, chú trọng đào tạo kĩ năng nghề nghiệp để sinh viên khi ra trường có thể thích ứng với công việc. Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo cho sinh viên có thể học theo năng lực và hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân, phải sát với thực tiễn, giảm khoảng cách giữa nhà trường và đời sống, đảm bảo cân đối giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, khu vực và toàn cầu. Đây là sự đổi mới có tính quyết định đến chất lượng đào tạo và nâng cao vị trí, uy tín của nhà trường.

Thứ hai: Đổi mới phương pháp giảng dạy

Đi đôi với đổi mới nội dung chương trình là việc đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy từ chỗ “lấy người dạy làm trung tâm” chuyển sang “lấy người học làm trung tâm”, từ chỗ người học thụ động nhận kiến thức giảng dạy từ người thầy thì nay người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp người học chọn, nhập và xử lí thông tin, truyền cho sinh viên cách học, cách nghiên cứu. Trong quá trình lên lớp, người thầy phải biết ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho bài giảng sinh động, đồng thời vận dụng một cách linh hoạt các phương giảng dạy truyền thống kết hợp với phương pháp giảng dạy hiện đại, phát huy tích được tính tích cực chủ động của người học. Đây chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Để thực hiện giải pháp này, công tác giáo dục trong nhà trường cần thực hiện các vấn đề sau:

Đối các các môn lý luận nghệ thuật như lý luận âm nhạc, lý luận và phê bình múa, lý luận và phê bình điện ảnh, biên kịch sân khấu, điện ảnh…, các bộ môn Mác-Lênin, môn Kiến thức cơ bản tùy theo đặc điểm của từng môn học mà giảng viên có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức và phương pháp dạy học khác nhau: như thuyết trình - diễn giảng, vấn đáp, đóng vai, làm việc theo nhóm…Để hỗ trợ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giảng viên các bộ môn lý luận nên sử dụng nhiều phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, Projector, máy catssete…, các phần mềm tin học chuyên ngành, khai thác tư liệu trên mạng Internet… Nói chung, những hình ảnh, âm thanh... mà giảng viên khai thác trên mạng Internet một cách hợp lý và đúng địa chỉ sẽ làm phong phú cho nội dung bài học, giờ học trở nên sinh động, tạo hứng thú và tác động tích cực vào tinh thần học của sinh viên. Đồng thời sẽ giúp sinh viên nghệ thuật biết cách làm quen với những thông tin nhiều chiều trên mạng, nâng cao khả năng nhận thức thẩm mỹ làm mạnh.

Cùng với việc trang bị kiến thức nghệ thuật cho sinh viên, các môn học thực hành kỹ năng nghề nghiệp cũng cần thay đổi về hình thức và phương pháp truyền thụ kiến thức như phối hợp cá nhân và tập thể, hạn chế phương pháp làm mẫu và thay vào đó bằng sự gợi mở tư duy trong thực hành có sáng tạo, yêu cầu cao về khả năng sáng tạo của sinh viên. Các bài tập thực hành của sinh viên cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết; phương pháp luyện tập từ thấp đến cao, dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Các bộ môn nghệ thuật là những bộ môn đặc biệt để sinh viên phát huy hết khả năng sáng tạo của mình nên giảng viên cần phải nắm bắt được nhu cầu của người học, quan tâm đến sự khác biệt cá thể, đồng thời động viên sinh viên tích cực tham gia vào quá trình nâng cao năng lực nhận thức và tư duy;

chỉ dẫn và giúp đỡ sinh viên phát triển các kỹ năng học tập độc lập như: tự quyết định mục tiêu của bản thân, tự đánh giá năng lực và chất lượng học tập của mình.

Tóm lại, để thực sự hoạt động đào tạo trong nhà trường nghệ thuật nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên, từ đó sinh viên nghệ thuật hình thành vững vàng năng lực và phẩm chất của người nghệ sỹ, đáp ứng được thực tiễn hoạt động nghệ thuật xã hội nhiều biến động như hiện nay, theo chúng tôi đội ngũ giảng viên trong các trường nghệ thuật giữ vai trò vô cùng quan trọng. Giảng viên phải chủ động nghiên cứu chuyên môn, biên soạn chương trình chi tiết phù hợp với đối tượng, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng…trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp trong hoạt động nghệ thuật vững vàng, hình thành cho sinh viên tư duy khoa học, sáng tạo độc lập.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 96 - 102)