sở vật chất
Công tác giáo dục thẩm mỹ nhằm nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua chưa có cơ chế đồng bộ; trong hoạt động đào tạo có nhiều bất cập trong việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng chưa có tính linh hoạt: đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy các môn Kiến thức cơ bản và nghệ thuật còn thiếu và yếu về số lượng và chất lượng… Vì vậy, hiệu quả công tác giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên nghệ thuật còn nhiều hạn chế và chưa đạt mục tiêu đề ra, thực trạng sinh viên nghệ thuật ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội. Nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ để nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên trong các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội chỉ có thể đạt kết quả tốt khi có sự phối hợp đồng bộ hoạt động các khoa, phòng ban chức năng, đoàn thanh niên, hội sinh viên trong nhà trường dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường.
Để thực hiện tốt giải pháp này, theo chúng tôi cần quán triệt các nội dung sau:
Thứ nhất: Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo sát sao sự đổi mới quản lí đào tạo theo hướng đề cao tính năng động và tăng tính liên thông giữa các phòng ban, tính chủ động của các khoa, bộ môn chuyên ngành trong việc tổ chức vận hành các chương trình đào tạo, thiết kế chương trình mới, đề xuất môn học mới; tăng quyền chủ động, tự quyết của giảng viên trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá; thanh tra đào tạo thực hiện tốt công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế đào tạo nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh, đánh giá bài giảng của giáo viên qua ý kiến phản hồi của sinh viên, tổ chức đánh giá giữa kì và đề ra các giải pháp hiệu quả sau đánh giá nhằm cải thiện chất lượng dạy và học.
Thứ hai: Nhà trường thường xuyên tiến hành rà soát, hoàn thiện các quy định về tổ chức quản lí và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học đối với cán bộ giảng viên và sinh viên, lập kế hoạch, điều phối, kiểm tra, đánh giá các hoạt động nghiên cứu; đồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu thực tế giữa nhà trường và xã hội.
Thứ ba: Nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách trong công tác tư tưởng - văn hóa, công tác Đoàn có đủ phẩm chất và năng lực để giữ vai trò chủ chốt trong các công tác tôt chức, hướng dẫn các hoạt động tư tưởng - văn hóa, năng nghệ; thường xuyên bồi dưỡng, chuẩn hóa, cập nhật kiến thức để họ có đủ năng lực chuyên môn thẩm định, thiết kế nhiều chương trình có hiệu quả.
Thứ tư: Ngoài những vấn đề trên, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo còn có rất nhiều vấn đề khác như công tác quản lí điều hành, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập... cần được đổi mới.
Cơ sở vật chất như phòng học chuyên môn, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập các bộ môn nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc, hội họa, múa… trong các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, nhiều thiếu thốn, bất cập. Các hoạt động nghệ thuật của các khoa chuyên ngành như triển lãm nghệ thuật, liên hoan phim, liên hoan sân khấu vẫn chưa được nhà trường quan tâm thỏa đáng; Có nhiều hoạt động mà Đoàn thanh niên đề xuất nhưng không được tổ chức chỉ vì không có kinh phí; Hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên chưa có sự đầu tư, khuyến khích; Hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên như đi học cao học, tiến sỹ không được hỗ trợ kinh phí… dẫn tới hoạt động giáo dục đào tạo nhằm nâng cao trình độ năng
lực thẩm mỹ cho sinh viên nghệ tthuật chưa đạt được hiệu quả như trong mục tiêu giáo dục mà các nhà trường nghệ thuật đề ra.
Vì vậy, để năng cao chất lượng đào tạo ở các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội, lãnh đạo Đảng, chính quyền thành phố và các cấp liên quan cần có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng và nhanh hơn nữa về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại.
Để thực hiện giải pháp này, các nhà trường nghệ thuật cần làm tốt các vấn đề sau:
Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường trên cơ sở thực tiễn của hoạt động giảng dạy, đào tạo của nhà trường, xây dựng kế hoạch, đề án xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại trình lên Bộ Giáo dục - Đào tạo, các Bộ, các Vụ có liên quan thẩm định, trình duyệt để các trường nghệ thuật sớm có môi trường khang trang, sạch đẹp, phù hợp với tiêu chuẩn trường đào tạo nghệ thuật theo chuẩn của đất nước, khu vực và trên quốc tế.
Các trường nghệ thuật cần có kế hoạch cử giảng viên, sinh viên đi đào tạo, bồi dưỡng các năng khiếu, tài năng văn học nghệ thuật ở nước ngoài. Xây dựng tiêu chuẩn đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên nghệ thuật có năng lực, trình độ và phẩm chất đảm đương công việc giáo dục nghệ thuật. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách đối với các công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên, với các giảng viên tự đi học sau đại học để nâng cao năng lực chuyên môn; Trong định hướng về công tác đào tạo, ngoài việc mở rộng qui mô, phương thức đào tạo, các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội phải quan tâm đến đào tạo tài năng đỉnh cao để tiếp tục đào tạo ở nước ngoài nhằm xây dựng cho những năm tiếp theo có một đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, đủ trình độ tiếp nối các thế hệ đi trước và hội nhập với quốc tế.
Đối với các giảng viên - nghệ sỹ thỉnh giảng cần có chế độ phù hợp để khuyến khích họ tham gia công tác đào tạo giảng dạy chuyên môn trong nhà trường.
Đối với các hoạt động thẩm mỹ trong nhà trường, Đảng ủy và Ban giám hiệu cần có chính sách, kinh phí thỏa đáng để các phòng, khoa chuyên môn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên nghệ thuật có thể tham gia hoạt động nghệ thuật, kết hợp học lý thuyết với thực hành, rèn luyện kỹ năng, bản lĩnh nghề nghiệp.
Nhà trường cần phối hợp với các tổ chức nghệ thuật ngoài xã hội để tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các dự án nghệ thuật ngoài xã hội như dự án Chúng ta làm phim, dự án Sân khấu học đường… nhằm định hướng cho sinh viên tham gia hoạt động nghệ thuật lành mạnh, bổ ích ngoài xã hội, tăng cường khả năng tham gia hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội cho sinh viên từ khi còn học trên ghế nhà trường. Tăng cường liên kết với các đơn vị nghệ thuật ở trong và ngoài nước để sinh viên nghệ thuật có điều kiện thực hành và rèn luyện nghề nghiệp, chuẩn bị cho sinh viên gia nhập vào các hoạt động nghệ thuật của xã hội.
KẾT LUẬN
Sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội là những chủ thể thẩm mỹ đặc biệt. Đó là những chủ thể mà năng lực thẩm mỹ đang được phát triển một cách có ý thức từ những năng khiếu được tuyển chọn và rèn luyện thông qua hoạt động giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường nghệ thuật để trở thành những nghệ sỹ có ích cho đất nước. Năng lực thẩm mỹ của sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội được thể hiện thông qua các biểu hiện của nhu cầu thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ. Năng lực thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật được hình thành và phát triển mạnh mẽ chủ yếu thông qua hoạt động giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường nghệ thuật, thông qua quá trình tự rèn luyện thẩm mỹ của bản thân, thông qua hoạt động thẩm mỹ ngoài xã hội.
Hoạt động giáo dục thẩm mỹ trong các trường nghệ thuật có tính đặc thù so với hoạt động giáo dục thẩm mỹ ở các nhà trường khác. Trong nhà trường nghệ thuật, giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật và giáo dục nghệ thuật vừa có mối liên hệ đặc biệt với nhau vừa có sự khác biệt. Giáo dục nghệ thuật là bồi dưỡng các kiến thức về nghệ thuật gồm kiến thức của các ngành, các loại hình nghệ thuật để hình thành cho sinh viên khả năng thụ cảm, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời trong quá trình giáo dục nghệ thuật thì mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ cũng được hoàn thành. Khi bồi dưỡng các kiến thức về nghệ thuật, về văn hóa thẩm mỹ thì các phẩm chất của năng lực thẩm mỹ như nhu cầu, tình cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật cũng được nâng cao. Thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo những nghệ sỹ tương lai của đất nước, các nhà trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội đều rất chú trọng đến hoạt động giáo dục thẩm mỹ từ giáo dục tri thức nghệ thuật thông qua các giờ học chuyên môn, thông qua mối quan hệ thẩm mỹ chặt chẽ của nhà trường với các hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ là nâng cao năng lực thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật trong đó
có việc bồi dưỡng các cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường nghệ thuật cũng không dừng lại ở việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ tốt, mà còn tiến sâu hơn, mở rộng hơn, đó là giáo dục về lý tưởng thẩm mỹ. Lý tưởng thẩm mỹ là biểu hiện mạnh mẽ, có định hướng của một năng lực thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường nghệ thuật luôn hướng tới việc bồi dưỡng lý tưởng thẩm mỹ cho những nghệ sỹ tương lai vì chính lý tưởng thẩm mỹ tốt sẽ tạo thành một năng lực thẩm mỹ có hoài bão, khát vọng vươn tới cái hoàn thiện. Chính vì vậy nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường nghệ thuật là hướng dẫn, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật sẵn có trở thành những nghệ sỹ có khả năng sáng tạo nghệ thuật hợp quy luật phát triển của đời sống theo đúng với “quy luật của cái đẹp”.
Vì những lẽ trên, các nhà trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội cần tăng cường hơn nữa các biện pháp để thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo thẩm mỹ cho sinh viên như: Chú trọng công tác đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; xây dựng quan hệ thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh của sinh viên nghệ thuật với môi trường thẩm mỹ trong nhà trường và xã hội; tổ chức tốt bộ máy, đảm bảo chính sách cho giảng viên và sinh viên nghệ thuật theo đặc thù của ngành văn hóa, chính sách và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trong nhà trường.
Sức sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi con người đặc biệt là sinh viên nghệ thuật - những chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải được phát huy để công hiến cho nền văn hóa nghệ thuật Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trên con đường sáng tạo tương lai, sinh viên nghệ thuật với sức sống dồi dào, lòng nhiệt huyết tuổi trẻ và năng lực thẩm mỹ phát triển mạnh mẽ sẽ thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nhà nước, kiến tạo nên các công trình nghệ thuật có tầm cao ở trong nước và thế giới.