Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển năng lực thẩm mỹ của sinh viên các trường nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 32 - 43)

của sinh viên các trường nghệ thuật

1.2.2.1. Thông qua giáo dục thẩm mỹ trong hệ thống nhà trường

Theo quan điểm mỹ học Mác-Lênin, giáo dục thẩm mỹ về mặt bản chất là bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục toàn xã hội. Giáo dục thẩm mỹ vừa là một thể thống nhất của sự nghiệp giáo dục nói chung, vừa là điều kiện tất yếu tạo dựng sự phát triển của những nhân cách toàn vẹn và hài hòa. Giáo dục

thẩm mỹ được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người, chịu sự tác động của toàn bộ quan hệ xã hội, lại vừa có mục tiêu, phương tiện và nội dung riêng biệt. Giáo dục thẩm mỹ được bắt đầu từ việc nâng cao năng lực cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ (trong đó có năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật), tạo nên sự hài hòa giữa con người tự nhiên và xã hội, từ đó nâng cao tính tích cực sáng tạo trong mọi hoạt động, hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng xã hội phát triển theo quy luật của cái đẹp.

Giáo dục thẩm mỹ là sự hình thành có mục đích thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của nhân cách, phát triển khả năng tri giác thẩm mỹ đối với hiện thực và các tác phẩm nghệ thuật, bồi dưỡng khả năng sáng tạo nghệ thuật [47, tr.216].

Công tác giáo dục thẩm mỹ nhằm hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ cho thế hệ trẻ được tiến hành một cách đồng bộ trong hệ thống giáo dục xã hội: từ các cấp giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, và giáo dục đại học. Đặc biệt trong các nhà trường nghệ thuật, mục tiêu chính là đào tạo những chủ thể tham gia vào lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật thì giáo dục thẩm mỹ cho học sinh - sinh viên nghệ thuật là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Nội dung cơ bản của công tác giáo dục thẩm mỹ trong các nhà trường và đặc biệt là trong nhà trường nghệ thuật bao hàm những vấn đề cơ bản sau:

- Nâng cao tri thức thẩm mỹ cho sinh viên nghệ thuật. Nói cách khác, việc phát triển ý thức thẩm mỹ phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu.

- Xây dựng quan hệ thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh của sinh viên đối với hiện thực xã hội đang có nhiều biến động hiện nay.

- Bồi dưỡng, giáo dục tri thức nghệ thuật và khả năng tham gia hoạt động nghệ thuật.

Nếu ý thức của con người chỉ đạo mọi hành vi hoạt động của họ thì ý thức thẩm mỹ chỉ đạo mọi hoạt động thẩm mỹ: từ hoạt động nhận thức, đánh

giá tới khâu sáng tạo. Một khi ý thức thẩm mỹ kém phát triển hoặc lệch lạc, tất yếu sẽ dẫn tới những hành vi thiếu tính thẩm mỹ, những hành vi vô văn hóa. Năng lực thẩm mỹ không phải là cái bẩm sinh, tiên nghiệm, mà là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục lâu dài, gắn với việc làm giàu tri thức, đặc biệt là tri thức về nghệ thuật. Nếu không có hiểu biết về cái đẹp, về nghệ thuật thì không thể có sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về cái đẹp trong hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật và do đó không thể có năng lực thẩm mỹ phát triển. Các Mác đã từng nói muốn thưởng thức nghệ thuật thì phải được giáo dục về nghệ thuật. Cho nên, để hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ cho sinh viên nghệ thuật, không thể không quan tâm đến việc trang bị tri thức thẩm mỹ, nâng cao hiểu biết về nghệ thuật.

Trong quá trình học tập các môn nghệ thuật chuyên ngành, sinh viên nghệ thuật được tiếp xúc với rất nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật. Việc tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm nghệ thuật trong giờ học ở nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên là biện pháp tốt nhất để hình thành năng lực thẩm mỹ cho sinh viên nghệ thuật. Trong quá trình tìm hiểu nghiêm túc, sâu sắc các giá trị thẩm mỹ trong các tác phẩm đó, sinh viên sẽ được trau dồi năng lực hiểu biết, năng lực cảm thụ và đánh giá cái đẹp. Nghệ thuật mở rộng tầm hiểu biết, làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm sống của sinh viên nghệ thuật, mang lại cho họ những cảm giác và xúc động thẩm mỹ mới lạ, mạnh mẽ, nhiều khi còn sâu sắc hơn cả những cảm giác và xúc động do các hiện tượng và sự vật của cuộc đời thực mang lại. Việc tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật có định hướng giúp sinh viên hiểu được những mẫu mực hoàn hảo về mặt thẩm mỹ. Chính những mẫu mực của sáng tạo nghệ thuật, mà bao giờ cũng chứa đựng sự kết hợp hài hòa giữa nội dung tốt và hình thức đẹp, có khả năng gây ra sự thán phục về mặt thẩm mỹ, hình thành nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ trong sáng, lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến. Do đó năng lực cảm thụ thẩm mỹ của sinh viên từ trực giác nhưng dần dần sẽ biến

thành thái độ có ý thức đối với cái đẹp trong nghệ thuật và cuộc sống. Việc tìm hiểu những giá trị thẩm mỹ được xuất hiện trong quá trình sáng tạo, nên không thể không mang tính chất sáng tạo. Hơn nữa lối tư duy hình tượng - liên tưởng vốn đi liền với việc cảm thụ cái đẹp, sẽ kích thích những năng lực sáng tạo của chính bản thân sinh viên nghệ thuật. Chỉ khi nào sinh viên đã tích lũy được vốn biểu tượng và kiến thức đa dạng, phong phú về cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật, trong cuộc sống thì mới hình thành dược nhu cầu, tình cảm thẩm mỹ, từ đó hình thành thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ. Chính những năng lực thẩm mỹ khi đã phát triển đến trình độ cao thì sẽ thúc đẩy năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên đại học.

Cùng với những tri thức về nghệ thuật thì trình độ nhận thức, vốn văn hóa chung cũng hết sức quan trọng đối đối với việc phát triển năng lực thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật. Thiếu hiểu biết thì không chỉ thị hiếu thẩm mỹ mà ngay cả tình cảm và lý tưởng thẩm mỹ cũng chỉ là cái viển vông, hão huyền. Trong môi trường giáo dục của nhà trường, sinh viên nghệ thuật có điều kiện tốt nhất để hình thành những phẩm chất tâm lý - xã hội của nhân cách cho phép các em trải nghiệm, đánh giá về mặt cảm xúc và thưởng thức những giá trị thẩm mỹ, trên cơ sở những kiến thức đã có và những năng lực lĩnh hội thẩm mỹ và nghệ thuật đã được phát triển ở sinh viên.

Vì vậy, bồi dưỡng tri thức thẩm mỹ và nâng cao khả năng tri giác thẩm mỹ là công việc hàng đầu của công tác giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường nghệ thuật. Bồi dưỡng tri thức thẩm mỹ là làm cho mỗi sinh viên nghệ thuật có nhận thức đúng đắn về bản chất và quy luật của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan, có nhận thức đúng đắn về giá trị phong phú của sự phát triển đời sống thẩm mỹ của dân tộc cũng như của nhân loại. Bồi dưỡng tri thức thẩm mỹ là làm cho họ có được một cảm xúc thẩm mỹ nhạy bén, tinh tế, có thị hiếu thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh, có lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp.

Giáo dục tri thức thẩm mỹ là một trong những nội dung cơ bản trong các nhà trường nghệ thuật. Những tri thức nghệ thuật thì sinh viên nghệ thuật có thể được giáo dục thông qua môn nghệ thuật chuyên ngành. Những những tri thức lý luận cơ bản về thẩm mỹ thì sinh viên được tiếp nhận thông qua việc học các bộ môn văn học, môn mỹ học và các môn khoa học cơ bản trong nhà trường. Trong mỹ học, giáo dục thẩm mỹ không chỉ là giáo dục cái đẹp mà còn hướng đến việc hiểu những quy luật phổ biến nhất trong mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực và những quy luật phổ biến của quá trình phát triển nghệ thuật, một hình thái đặc thù của ý thức xã hội. Sinh viên nghệ thuật khi được học tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc các môn học về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các môn khoa học cơ bản sẽ hình thành kiến thức văn hóa nền tảng vững chắc, và phát triển khả năng tư duy trừu tượng, khả năng suy luận logic. Từ đó sinh viên tiếp nhận được ý nghĩa tư tưởng, chủ đề của tác phẩm nghệ thuật nhanh chóng, hình thành khả năng đánh giá và thái độ thẩm mỹ của mình đối với tác phẩm nghệ thuật. Thái độ này ảnh hưởng to lớn đến khả năng nhận thức, sẽ tăng cường, phát triển những năng lực sáng tạo trong tất cả hoạt động của sinh viên nghệ thuật. Việc giảng dạy các môn kiến thức cơ bản theo hướng hiện đại hóa như hiện nay đã sử dụng rộng rãi các hình ảnh minh họa, các thiết bị nghe nhìn và nhất là các tác phẩm nghệ thuật đích thực (hội họa, âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc, nhiếp ảnh, văn chương…) góp phần hình thành năng lực cảm thụ và đánh giá thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật.

Sinh viên trong nhà trường nghệ thuật được tổ chức quá trình học tập nhằm mục đích phát triển cao nhất trình độ nghề nghiệp, trình độ năng lực thẩm mỹ. Ngoài chương trình dạy học được xây dựng tốt nhất để đạt mục đích quá trình giáo dục thì đội ngũ giảng viên dạy học cũng được tuyển chọn kỹ càng. Do đặc thù của trường nghệ thuật, những giảng viên dạy chuyên ngành phải là những nghệ sỹ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, có trình độ

chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề dạy và vẫn tham gia hoạt động sáng tác nghệ thuật. Sinh viên nghệ thuật được học hỏi từ những người thầy - nghệ sỹ những kiến thức chuyên môn vững vàng, và với sự giúp đỡ của thầy, sinh viên áp dụng những kiến thức đó trong thực tế hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội, gắn lý luận với thực tiễn - một phương châm giáo dục rất thiết thực và hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, sự tác động của người thầy - nghệ sỹ chỉ thành công khi bản thân sinh viên biến quá trình giáo dục trong nhà trường thành quá trình tự giáo dục bản thân. Hoạt động nghệ thuật có tính độc lập sáng tạo, thể hiện cá tính của mỗi người tham gia hoạt động này, nên hoạt động tự giáo dục năng lực thẩm mỹ của bản thân sinh viên nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

1.2.2.2. Thông qua quá trình tự giáo dục thẩm mỹ của bản thân

Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi và chỉ khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của bản thân. Luật giáo dục đã ghi rõ:

Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng [60, tr.12].

Trong quá trình học tập, sinh viên và đặc biệt là sinh viên nghệ thuật tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của của chuyên ngành nghệ thuật tương lai và có tiềm năng vươn lên thích ứng với những yêu cầu trước mắt và lâu dài do thực tiễn xã hội đề ra. Muốn vậy, khi tiến hành hoạt động học tập, sinh viên nghệ thuật không chỉ phải có năng lực nhận thức thông thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao để hình thành nên phong cách nghệ thuật của bản thân. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy, sinh viên nghệ thuật không luyện tập một cách máy móc

theo nguyên mẫu hình tượng nghệ thuật (chẳng hạn như vai mẫu trong sân khấu) mà phải thực sự tự rèn luyện, tự thực hành để có thể nắm bắt được những yêu cầu cơ bản của chuyên ngành và sáng tạo cách diễn, cách thể hiện mới những hình tượng nghệ thuật.

Do bản thân các em đã có sự yêu thích trong lĩnh vực nghệ thuật mà các em theo học nên sinh viên nghệ thuật cũng rất tự giác trong việc luyện tập nghề nghiệp. Sinh viên nghệ thuật phải tự tạo cho mình niềm vui và say mê trong học tập và rèn luyện. Có được niềm vui và sự say mê sẽ gặt hái được kết quả tốt hơn rất nhiều. Niềm vui và sự say mê chỉ có được khi tiếp nhận thành công kiến thức mới, một kỹ năng mới trong việc học tập và rèn luyện nghiêm túc.

Sự luyện tập trong các các lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi rất khắc nghiệt, đặc biệt như các lĩnh vực múa, diễn viên sân khấu, điện ảnh, kịch hát dân tộc, âm nhạc, hội họa. Trong các loại hình nghệ thuật, có lẽ không một bộ môn nào đòi hỏi diễn viên phải hội đủ nhiều tiêu chuẩn khắt khe như múa ballet. Để trở thành diễn viên chuyên nghiệp phải có một thời gian dài học múa với chế độ tập luyện, ăn uống khắc nghiệt.

Sự tự luyện tập của sinh viên nghệ thuật còn được thể hiện trong những hoạt động nghệ thuật trong nhà trường và xã hội. Trong các dịp nhà nước, thành phố và các địa phương tổ chức các lễ hội lớn sinh viên nghệ thuật đều là lực lượng tham gia chính. Chính những lần tham gia vào các hoạt động nghệ thuật đó đã giúp sinh viên nghệ thuật có môi trường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, gắn lý thuyết học trong nhà trường với thực tiễn xã hội. Có nhiều sinh viên rất năng động trong việc tham gia các hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội. Các dịp tham gia như vây, sinh viên nghệ thuật có điều kiện thực tiễn để rèn luyện kiến thức và tích lũy vốn sống, kinh nghiệm tham gia các hoạt động nghệ thuật.

1.2.2.3. Thông qua hoạt động thẩm mỹ nghệ thuật của xã hội

Hoạt động thẩm mỹ là hoạt động của con người nhằm khám phá, nhận thức, thấu hiểu chiếm lĩnh đánh giá và sáng tạo thế giới một cách thẩm mỹ.

Đó chính là đưa các yếu tố thẩm mỹ vào các lĩnh vực khác nhau của hoạt động con người nhằm trau dồi sự sâu sắc, tinh tế về phương diện thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động đời sống con người. Hoạt động thẩm mỹ là biểu hiện của sự sáng tạo, tính tự do và khuynh hướng vươn tới cái đẹp. Hoạt động thẩm mỹ là hoạt động hướng tới toàn bộ thế giới hiện thực, vừa là khám phá vẻ đẹp vốn có của nó, vừa thẩm mỹ hóa nó vì sự hoàn thiện của con người. Hệ thống năng lực thẩm mỹ của mỗi con người từ nhu cầu, tình cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ chỉ có thể được hình thành và không ngừng được nâng cao thông qua các hoạt động thẩm mỹ nói chung, hoạt động nghệ thuật nói riêng. Và nhân cách của con người, nhất là đối với thế hệ trẻ cũng không ngừng được phát triển hướng tới sự hài hòa, sự phát triển toàn diện thông qua hoạt động thẩm mỹ và hoạt động nghệ thuật.

Các hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội rất phong phú, đa dạng, tác động mạnh mẽ đến nhận thức thẩm mỹ của sinh viên các trường nghệ thuật.

Các hoạt động nghệ thuật đó chính là yếu tố tạo nên nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ, qua đó hình thành nên tình cảm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ cho sinh viên nghệ thuật. Sinh viên nghệ thuật do đặc thù hoạt động học tập chủ đạo và sự say mê của mình được tiếp xúc nhiều với các giá trị thẩm mỹ, đặc biệt là tác phẩm văn học nghệ thuật. Do nghệ thuật là một bộ phận hữu cơ của văn hóa con người nên khi tái hiện cuộc sống, nghệ thuật đã lựa chọn những sự kiện, những vấn đề quan trọng có ý nghĩa nhân sinh đối với con người. Các loại hình nghệ thuật khác nhau có những tác dụng tích cực đối với việc phát

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)