Đặc điểm về nhu cầu thẩm mỹ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 45 - 50)

Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta trong những năm gần đây đã gặt hái được những thành tựu hết sức quan trọng: đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao, đời sống văn hóa có những bước tiến bộ rõ rệt. Sinh viên các trường nghệ thuật Hà Nội là con em của mọi tầng lớp nhân dân sống ở các vùng miền khác nhau về học tập . Họ mang trong mình cả những giá trị thẩm mỹ truyền thống của mỗi vùng quê nơi họ sinh ra, đồng thời, họ được tiếp nhận những giá trị thẩm mỹ mới trong quá trình học tập và sinh hoạt ở thủ đô Hà Nội. Sự pha trộn của các giá trị thẩm mỹ truyền thống của các vùng miền cùng những yếu tố được kế thừa từ nhiều nguồn gốc, giai tầng xã hội khác nhau đã ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật Hà Nội. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của thủ đô Hà Nội đã tác động mạnh mẽ và tạo nên những biến đổi nhất định tới đời sống tinh thần nói chung và nhu cầu thẩm mỹ nói riêng của sinh viên nghệ thuật Hà Nội.

Kết quả điều tra về nhu cầu thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật, chúng tôi được thể hiện trong câu số 1 (Phụ lục). Phân tích kết quả điều tra trên chúng tôi có những nhận xét sau:

Thứ nhất: Những loại hình nghệ thuật được các em yêu thích nhất là Điện ảnh, ca nhạc trẻ, nhiếp ảnh, hội họa (mức độ rất thích và thích từ 60% - 95%). Điều đó cho thấy các loại hình nghệ thuật trong môi trường xã hội ảnh hưởng lớn đến nhu cầu thẩm mỹ của thanh niên. Các loại hình nghệ thuật trên

đều được các phương tiện thông tin đại chúng thể hiện rộng rãi và tác động hàng ngày, thậm chí hàng giờ đến nhận thức của thanh niên. Thanh niên là những người trẻ tuổi, mong muốn hiểu biết, làm giàu vốn kiến thức của mình. Họ yêu thích, dễ dàng thích ứng với cái mới, đặc biệt là những cái mới về tinh thần, văn hóa. Họ có xu hướng tìm kiếm những điều này ở nhiều kênh, nhiều nguồn thông tin khác nhau, đặc biệt là điện ảnh vì những đặc điểm, lợi thế phản ánh cuộc sống, khả năng chứa đựng thông tin, khả năng truyền cảm của loại hình nghệ thuật này.Hơn nữa, việc tiếp xúc với các tác phẩm điện ảnh, tham gia vào hoạt động điện ảnh còn để thỏa mãn nhu cầu giải trí, thưởng thức nghệ thuật của họ. Ban đầu, chỉ bằng việc giải trí, thanh niên đến với điện ảnh và qua đó điện ảnh có cơ hội tác động vào tinh thần của họ, mang lại cho họ các điều kiện để nhận thức đầy đủ về các loại hình nghệ thuật này và tìm thấy ở đó các giá trị tinh thần khác.

Bên cạnh điện ảnh, âm nhạc, nhất là nhạc trẻ đang thịnh hành hiện nay, cũng là lĩnh vực được thanh niên yêu thích vì những đặc trưng của loại hình nghệ thuật này. Nghệ thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Sức mạnh cảm hóa của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh sẽ giúp con người vươn tới một nhân cách hoàn thiện. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, trình độ phát triển đời sống cộng đồng xã hội, cùng với những nét riêng trong đời sống tinh thần của người nghệ sỹ. Hệ thống hình tượng nghệ thuật thông qua âm điệu và nhịp điệu trong âm nhạc phản ánh một cách lành mạnh hiện thực cuộc sóng và tâm tư tình cảm con người, đồng thời luôn tạo nên sự đồng điệu với văn hóa của người thưởng thức âm nhạc, hướng vào thế giới nội tâm, vào lý tưởng, vào tâm hồn cao thượng để vươn tới tương lai tươi đẹp.

Trong khi thưởng thức điện ảnh, âm nhạc, thanh niên cảm nhận tốt nhất những loại hình nghệ thuật được thể hiện nhiều nhất như nhiếp ảnh, hội họa, múa, kịch nói.

Thứ hai: Các loại hình nghệ thuật như nhạc thính phòng, âm nhạc truyền thống cải lương, chèo, tuồng chỉ có một số ít sinh viên nghệ thuật yêu thích. Nhạc thính phòng - thể loại âm nhạc bác học - hầu như chưa được thanh niên sinh viên quan tâm, bởi vì nó đòi hỏi một vốn tri thức âm nhạc tương đối cao, một khả năng cảm thụ tinh tế mà sinh viên nghệ thuật không phải ai cũng đạt được. Trong kết quả điều tra số sinh viên thích và rất thích nhạc thính phòng là 25% và 11% chủ yếu là nhóm sinh viên nhạc viện và một số sinh viên thuộc chuyên ngành múa. Đó là những nhóm sinh viên được trang bị một nền tảng kiến thức âm nhạc vững chắc nên mới có thể thưởng thức được loại hình âm nhạc bác học này.

Nhạc truyền thống dân tộc (chèo, cải lương, tuồng) chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong sự yêu thích của sinh viên nghệ thuật (chỉ từ 5%-30% sinh viên thích hoặc rất thích) có lẽ vì tiết tấu chậm, cách nhả âm nhấn nhá không mấy phù hợp với nhịp sống nhanh, sôi động và có phần “đơn giản hóa” của thanh niên hiện nay. Trong kết quả điều tra, nhóm sinh viên yêu thích các loại nhạc truyền thống đó đều thuộc nhóm sinh viên chuyên ngành kịch hát dân tộc (chèo, cải lương) tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh.

Sinh viên nghệ thuật với có sẵn tư chất nghệ sỹ và đã định hướng tương lai cho mình bằng việc thi vào các trường nghệ thuật. Tất cả hoạt động chủ đạo của họ từ việc học tập trên giảng đường, luyện tập ở nhà, vui chơi giải trí đều thể hiện nhu cầu cảm thụ, thưởng thức thẩm mỹ rất cao so với các nhóm sinh viên ở các trường đại học khác. Việc thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ gắn chặt với thị hiếu thẩm mỹ. Chính nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ cá nhân tạo nên tính đa khuynh hướng trong việc thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật của sinh viên nghệ thuật. Nếu là sinh viên chuyên ngành điện ảnh thì thích và đòi

hỏi được thỏa mãn nhu cầu điện ảnh ở các cấp độ khác nhau. Hoạt động điện ảnh của nhóm sinh viên này đa dạng như xem phim, tiếp xúc, giao lưu với những người làm phim, tham gia các hoạt động điện ảnh khác… ngoài mục đích chung là thỏa mãn nhu cầu giải trí, còn có những mục đích riêng của từng cá nhân. Hoạt động này bị chi phối bởi giá trị của điện ảnh đối với từng cá nhân, những mong muốn thỏa mãn nhu cầu văn hóa, tinh thần, cũng như các điều kiện chủ quan khác của mỗi người. Nếu là sinh viên sân khấu thì ngoài việc thỏa mãn nhu cầu điện ảnh, họ còn mong muốn được xem các vở kịch sân khấu, xem biểu diễn thời trang để vừa thỏa mãn nhu cầu giải trí vừa là được học hỏi, giao lưu trực tiếp với các đạo diễn, diễn viên họ yêu thích. Hoặc nếu là sinh viên mỹ thuật thì họ mong muốn được thưởng thức các tác phẩm hội họa của các họa sỹ danh tiếng trên thế giới và Việt Nam thông qua xem các phòng tranh, được giao lưu với các họa sỹ đó… Trong câu hỏi số 13 về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của sinh viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

1- Do đặc thù của trường nghệ thuật: 10% 2- Hoàn cảnh gia đình (kinh tế): 15% 3- Do yêu cầu của các ngành học chuyên môn: 25% 4- Sự quan tâm của nhà trường: 10% 5- Thực tế xã hội mà bạn nhìn thấy: 20% 6- Do truyền thông đại chúng: 28% 7- Do ý thích của bản thân: 32%.

Như vậy, trong việc lựa chọn đối tượng để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật thì trình độ tri thức, sự am hiểu về nghệ thuật của họ là những nhân tố quan trọng. Việc tìm kiếm và lựa chọn đối tượng nghệ thuật để nhận thức bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu của họ, từ những thiếu hụt về mặt thẩm mỹ mà họ mong muốn được bù đắp (Sinh viên lựa chọn đối tượng để thưởng thức nghệ thuật là do ý thích của bản thân chiếm lớn nhất 32%). Để

thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, ngoài năng lực nhạy cảm của các giác quan, sinh viên nghệ thuật phải có tri thức thẩm mỹ. Tri thức thẩm mỹ là công cụ để sinh viên nghệ thuật nhận thức giá trị nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời là phương tiện để thưởng thức nghệ thuật. Chức năng của nghệ thuật là truyền đạt thông tin, truyền đạt nhận thức thì người thưởng thức phải biết chắt lọc, tiếp nhận có nghĩa là nhận thức lại quá trình mà nghệ sỹ đã nhận thức bằng tri thức của mình. Do đó, hoạt động thưởng thức nghệ thuật là hoạt động đặc biệt. Điều đó đòi hỏi một trình độ năng lực thẩm mỹ cao của sinh viên đang theo học một chuyên ngành nghệ thuật. Khi trình độ năng lực thẩm mỹ còn hạn hẹp đồng nghĩa với việc nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của họ bị thu hẹp lại và không nhất thiết phải đòi hỏi cao về nghệ thuật. Nếu nghệ sỹ sáng tác hoặc biểu diễn cần có vấn sống phong phú, một tri thức không giới hạn để xây dựng hình tượng nghệ thuật thì đối với sinh viên đang học nghệ thuật càng cần phải nâng cao trình độ của nhu cầu thẩm mỹ thì mới đón được cách diễn tả của nghệ sỹ. Chỉ có tri thức hiểu biết và một tâm hồn nhạy cảm luôn được bồi dưỡng và phát triển đúng hướng thì sinh viên nghệ thuật mới hiểu được, thưởng thức được và trên cơ sở đó, học tập được cách xây dựng hình tượng nghệ thuật của chuyên ngành mình theo học. Để có thể thỏa mãn nhưng nhu cầu tinh thần đó, sinh viên nghệ thuật phải không ngừng nâng cao năng lực thẩm mỹ của mình bằng nhiều cách thông qua học tập trên nhà trường, tự học hỏi, rèn luyện, tự tích lũy kinh nghiệm.

Xét về tổng thể nhóm sinh viên nghệ thuật, họ có nhiều nhu cầu về cái đẹp hơn, đòi hỏi được thỏa mãn ở chất lượng cao hơn, với nhiều hình thức hơn. Họ có cách nhìn mới, cách nghe mới, cách cảm thụ mới. Theo đó, nhịp điệu đời sống tinh thần của họ trở nên sôi động hơn, hối hả hơn, dồn dập hơn, thậm chí căng thẳng hơn. Xu hướng thỏa mãn ngay và trực tiếp nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ được bộc lộ rất rõ thông qua đối tượng này. Hiện nay, họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm nghệ thuật đẹp về hình thức và cô

đọng về nội dung. Những món ăn tinh thần như âm nhạc, điện ảnh, thời trang… phải đa dạng và luôn luôn mới, nếu không sẽ trở nên nhàm chán. Xu hướng thỏa mãn ngay, tiêu dùng ngay những tác phẩm nghệ thuật hiện có, phản ánh tâm lý năng động, thực dụng của tuổi trẻ nói chung, của sinh viên nghệ thuật nói riêng, nhưng nó cũng bộc lộ những hạn chế của chính khả năng tiếp nhận cái mới của sinh viên nghệ thuật.

Như vậy các hình thức hoạt động nghệ thuật sinh viên nghệ thuật tham gia mà chúng tôi đã phân tích ở trên thực sự thể hiện nhu cầu thẩm mỹ của sinh viên. Mọi hoạt động của con người, dù bằng hình thức nào, diễn ra ở đâu, thực hiện như thế nào, mà đạt được mục đích là giải tỏa căng thẳng về thể chất và tinh thần, đạt tới sự thư giãn trong tâm hồn, và cao hơn nữa là những rung cảm thẩm mỹ, đều là những hoạt động thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)