Giải pháp về xây dựng quan hệ thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh của sinh viên nghệ thuật với môi trường thẩm mỹ trong nhà trường nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 102 - 106)

của sinh viên nghệ thuật với môi trường thẩm mỹ trong nhà trường nghệ thuật, và xã hội

Quan hệ thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật với môi trường thẩm mỹ là quan hệ đặc biệt của sinh viên đối với môi trường văn hóa thẩm mỹ trong nhà trường nghệ thuật, trong đó sinh viên (với tư cách chủ thể) khám phá, biểu hiện, định giá mức độ toàn vẹn, hợp lý, hài hòa hoàn thiện, biểu cảm và ý nghĩa thẩm mỹ của các hoạt động thẩm mỹ trong nhà trường bằng năng lực nhận thức chủ động, tích cực, sáng tạo, tự do. Trong quan hệ thẩm mỹ đó, với ý thức thẩm mỹ phát triển của mình, sinh viên nghệ thuật không chỉ nắm bắt, tiếp nhận, cảm thụ một cách ngày một đầy đủ, tinh tế hơn về các giá trị thẩm mỹ biểu hiện trong nhà trường và xã hội, biến nó thành giá trị thẩm mỹ thực sự cho mình, làm giàu cho đời sống tinh thần của mình, mà còn tham gia vào hoạt động sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, tạo ra cái đẹp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, tạo ra cái đẹp nghệ thuật. Quan hệ thẩm mỹ đó vừa mang nội dung

xã hội rộng lớn vừa thể hiện tính riêng biệt độc đáo của những phẩm chất thẩm mỹ cá nhân.

Xây dựng quan hệ thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật đối với môi trường văn hóa nghệ thuật trong nhà trường và xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. của các cấp Bộ, ngành có liên quan. Bởi vậy, việc thực hiện công tác này luôn đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, phối hợp được mọi nguồn lực, mọi tiềm năng của xã hội tạo thành một cơ chế chung, thống nhất. Trong đó, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính, trực tiếp triển khai thực hiện và phải là cơ quan chủ động phối hợp hoạt động chung về công tác giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên.

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường nghệ thuật hiện nay vẫn còn nặng về hình thức, thiếu sức tập hợp sinh viên nghệ thuật tham gia. Các hoạt động do Đoàn tổ chức mang tính kỳ cuộc, chạy theo sự chỉ đạo của Đoàn thanh niên thành phố, chưa tạo ra bản sắc riêng của tổ chức Đoàn trong các trường nghệ thuật. Những hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học còn chưa thực sự sâu sắc và rộng khắp trong sinh viên toàn trường, chưa tạo được động lực giúp sinh viên say mê học tập, nghiên cứu khoa học. Năng lực của một số Đoàn trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác đoàn. Mục tiêu phấn đấu và Đoàn, vào Đảng của sinh viên nghệ thuật còn mờ nhạt, ngại tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

Chính vì vậy, trong công tác giáo dục thẩm mỹ trong các nhà trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội hiện nay, cần phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh, thực sự là tổ chức của sinh viên nghệ thuật. Những hoạt động thẩm mỹ do Đoàn thanh niên tổ chức phải góp phần xây dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường nghệ thuật, tạo ra được lối sống đẹp, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên nghệ thuật, thực hiện mục tiêu mà Hội sinh viên thành phố

Hà Nội đề ra trong thế kỷ 21 là “Sinh viên thủ đô là những người vững vàng về chính trị, năng động sáng tạo, tài giỏi về chuyên môn, tươi sáng tâm hồn, khỏe mạnh về thể chất, nêu cao tinh thần tự nguyện, vững bước vào thời kỳ mới, xứng đáng là sinh viên thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thủ đô ngàn năm văn hiến”.

Để thực hiện được nhiệm vụ chính trị đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác của Đoàn thanh niên, kiện toàn tổ chức Đoàn, có chính sách để động viên các cán bộ làm công tác Đoàn kiêm nhiệm, quan tâm đáp ứng kinh phí cấp cho các hoạt động của Đoàn…

Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên chủ động đổi mới hoạt động Đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, lợi ích của sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật, tạo ra sân chơi bổ ích lành mạnh cho sinh viên, bồi dưỡng khả năng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong nhà trường và ngoài xã hội.

Để thực hiện giải pháp này, nhà trường nghệ thuật cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất: Hoạt động của Đoàn thanh niên cần đẩy mạnh nhiệm vụ giáo lý tưởng cách mạng cho sinh viên bằng các hoạt động giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng của các thế hệ đi trước, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, du khảo về nguồn; phát triển các đội xung kích phòng chống ma túy, các sản phẩm văn hóa độc hại trong trường học; đội thanh niên tình nguyện mùa hè xanh… Các hoạt động trên cần tạo điều kiện cho sinh viên nghệ thuật được nghỉ ngời, vui chơi giải trí, giao tiếp với cộng đồng; được tiếp thu về đạo lý, lý tưởng thẩm mỹ, truyền thống cội nguồn; rèn luyện về cách giao tiếp, ứng xử, lối sống văn hóa lành mạnh. Các hoạt động như tham gia du

lịch, hội lớp, hội khoa, cắm trại, tham quan du lịch, dã ngoại cần chọn thời điểm có ý nghĩa chính trị, truyền thống để sinh viên học tập và rèn luyện.

Thứ hai: Đoàn thanh niên trong các trường nghệ thuật cần tổ chức hoạt động sinh hoạt thẩm mỹ, nghệ thuật, góp phần hình thành nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh, thị hiếu thẩm mỹ trong sáng cho sinh viên nghệ thuật. Thẩm mỹ biểu hiện trong cái riêng và cả cái chung; đẹp không chỉ trên gương mặt, mái tóc, hàm răng, quần áo, cách trang điểm của mỗi người, mà cả trong phong trào văn hóa - xã hội. Trang điểm cho mình có một khuôn mặt đẹp, tươi vui; trang bị cho mình một ngoại hình cân đối, trang nhã, cách ăn mặc đúng mode... là nhu cầu chính đáng của tuổi trẻ nói chung và sinh viên nghệ thuật nói riêng. Song, mục đích làm đẹp và khả năng chọn “mốt” là cơ sở để đánh giá một vẻ đẹp chân chính. Bên cạnh nhu cầu thưởng thức cái đẹp qua các loại hình hoạt động như: xem phim, ca nhạc, nghe đài, đọc sách báo, xem biểu diễn thời trang... Đoàn thanh niên trong nhà trường cần tạo dựng cho sinh viên một môi trường văn hóa nghệ thuật lành mạnh, chuyên sâu bằng việc tổ chức cho sinh viên thưởng thức và tham gia các hoạt động nghệ thuật của các nhà văn hóa, các tụ điểm ca nhạc, chiếu phim, phong trào ca hát trong sinh viên, tổ chức những buổi nói chuyện, tọa đàm, hội thảo, trao đổi các chuyên đề về nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, hội họa …có tính giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cao, sâu...

Thứ ba: Đoàn thanh niên phải thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Đây là biện pháp hữu hiệu để tăng cường đoàn kết, thu hút đông đảo sinh viên nghệ thuật tham gia tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong đoàn viên, góp phần xây dựng môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh như: định kỳ tổ chức các hoạt động thể thao như: hội khỏe truyền thống 26/3, giải bóng đá sinh viên, giải bóng rổ sinh viên, giải bóng chuyền, giải cầu lông, các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ sinh viên giữa các khoa, các trường nghệ thuật và các trường đại học khác trong địa bàn Hà Nội…

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)