Nhu cầu thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội ngày càng được nâng cao

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 80 - 83)

Nội ngày càng được nâng cao

Sự phát triển liên tục về kinh tế của đất nước sẽ kéo theo nhu cầu sáng tạo, sản xuất và hưởng thụ các thành tựu văn hóa của nhân dân ngày càng gia tăng. Mục tiêu phấn đấu mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra là: phấn đấu đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước có thu nhập trung bình, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật đã đạt đến một trình độ mới làm tiền đề cho những nhu cầu sáng tạo và thưởng thức các thành tựu văn hóa phát triển. Sự gia tăng về nhu cầu sẽ kích thích quá trình vận động và phát triển văn hóa theo hướng tiến bộ, thích ứng với yêu cầu phát triển của đất nước ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trong cuốn sách Dự báo thế kỷ XXI, các nhà bác học đã đưa ra nhiều dự báo về sự thay đổi trên phạm vi toàn thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội và cả sáng tạo văn học nghệ thuật. Có một số loại hình nghệ thuật sẽ phát

triển trong tương lai như: Xu thế “Văn học điện tử”; Xu thế sáng tác âm nhạc bằng máy vi tính; Xu thế điện ảnh là sự kết hợp chặt chẽ của điện tử, truyền hình và máy vi tính tạo nên một thế giới mới của văn hóa nghệ thuật… Các xu thế này đòi hỏi các chủ thể khi tham gia thưởng thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ nghệ thuật phải vượt qua giới hạn chuyên môn khép kín của mình để có kiến thức tổng hợp và liên ngành, am hiểu và vận dụng các quy luật của thị trường để kích thích tính năng động sáng tạo trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng, phong phú của xã hội. Nếu như trước đây, trong quan niệm về giá trị thẩm mỹ- nghệ thuật có xu hướng tuyệt đối hóa các giá trị tư tưởng, giá trị đạo đức thì với xu hướng mới, giá trị thẩm mỹ càng ngày càng được coi trọng đúng mức hơn. Không phải chỉ có những hình tượng chứa đựng những cảm xúc hướng tới các giá trị tư tưởng, đạo đức thuần túy, suy tôn những giá trị cộng đồng, phục vụ lợi ích cộng đồng mà còn là những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn sâu thẳm của thế giới nội tâm con người. Không phải chỉ dấy lên khoái cảm thẩm mỹ tinh thần có ý nghĩa phổ biến ở mọi chủ thể mà còn bao gồm cả những rung động tinh tế, xuất phát từ những nhu cầu, khát vọng, những trăn trở, suy tư của những số phận, những cuộc đời trong thực tế cuộc sống muôn hình nhiều vẻ trong tầng tầng lớp lớp những mối quan hệ đan xen vô cùng phức tạp và phong phú hơn. Các giá trị thẩm mỹ - nghệ thuật mới hình thành là do sự biến đổi mạnh mẽ, đa chiều của thực tiễn đời sống xã hội và đặc biệt là nhờ có các định hướng và giải pháp phát triển văn hóa nghệ thuật mới xuất hiện trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã xác định: Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Tiếp nối tinh thần của

Nghị quyết trên, nhằm phát huy vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật và của đội ngũ văn nghệ sỹ, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23 (khóa X) về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ tới. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu của việc xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ tới là:

Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ của các tầng lớp nhân dân; phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ Việt Nam một cách toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu loại hình, có các thế hệ nối tiếp nhau vững chắc, có tình yêu Tổ quốc nồng nàn, gắn bó sâu sắc với nhân dân, với sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, có năng lực sáng tạo phong phú, đa dạng, đoàn kết gắn bó cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc anh em trên đất nước ta [76, tr.5].

Sinh viên trong các trường nghệ thuật tại địa bàn Hà Nội có thể xuất thân từ nhiều miền quê khác nhau, nhưng đều được sinh hoạt và học tập trong môi trường văn hóa phát triển của Thủ đô. Tại đây, ảnh hưởng của các giá trị văn hóa thẩm mỹ tác động trực tiếp tới sinh viên nghệ thuật bằng những con đường khác nhau. Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường nghệ thuật là nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên bằng việc hướng vào các thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, các lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến, cách hưởng thụ, đánh giá các giá trị văn hóa thẩm mỹ của sinh viên cũng nâng cao. Từ đó nhu cầu thẩm mỹ sinh viên nghệ thuật sẽ ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)