Hoạt động thẩm mỹ trong các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 74 - 79)

Hà Nội

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thức V của Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trong xã hội nói chung và trong các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội đã có những bước chuyển biến quan trọng cả về nhận thức và thực tiễn, phản ánh đời sống sinh động của học đường.

Nghiên cứu hoạt động thẩm mỹ trong các trường nghệ thuật ở Hà Nội, luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu thực trạng các hoạt động thẩm mỹ của giáo viên, và sinh viên trong nhà trường, cũng như của ban lãnh đạo nhà trường trong việc hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thẩm mỹ, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các phòng ban chức năng khác trong nhà trường.

Như phần trên đã phân tích, việc tham gia các hoạt động nghệ thuật lành mạnh trong nhà trường và xã hội là rất cần thiết để phát triển, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên nghệ thuật. Sinh viên rất cần có những thông tin đó và mong muốn được tham gia những hoạt động đó. Trong câu hỏi số 15, kết quả điều tra cho thấy phần lớn sinh viên đều mong muốn nhà trường

nên phổ biến đầy đủ những quy chế của Bộ, của trường về các hoạt động nghệ thuật (58%) và cũng mong muốn nhà trường và xã hội tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, tổ chức hoạt động nghệ thuật cho sinh viên (56%). Đảng ủy và Ban giám hiệu các trường nghệ thuật còn tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kinh phí cho Đoàn thanh niên, Hội sinh viên hoạt động, khuyến khích phát triển phong trào thanh niên sinh viên trong trường, động viên phong trào văn hóa - văn nghệ thể dục thể thao, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc qua các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, chăm lo nơi ăn ở tạo điều kiện học tập cho sinh viên. Nhiều trường đã trích nguồn kinh phí lớn để có tập san, bản tin của nhà trường, xây dựng nhà văn hóa, nhà tập luyện đa năng của trường như trường Đại học Văn hóa Hà Nội, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh…

Mục đích của Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường ngoài mục tiêu đào tạo còn xây dựng nhà trường có đời sống văn hóa tốt, có môi trường lành mạnh, có cảnh quan sư phạm, điều kiện giảng dạy, học tập, sinh hoạt văn hóa thể thao, vui chơi phù hợp với yêu cầu giáo dục, có nếp sống văn hóa lành mạnh, có quan hệ giao tiếp ứng xử đúng mực, văn minh góp phần hình thành nhân cách của những trí thức nghệ sỹ tương lai vừa có tài vừa có đức, là công dân tốt của xã hội.

Trong lĩnh vực văn hóa thẩm mỹ, Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường nghệ thuật ở Hà Nội đã hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong trường học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và được nhấn mạnh một lần nữa trong kết luận Hội nghị Trung ương 10 khóa 9 của Đảng.

Trong hoạt động giáo dục tuyên truyền chính trị, lối sống, đạo đức cho sinh viên, ngoài việc chỉ đạo hoạt động giáo dục các môn khoa học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình chính khóa, Đảng ủy và

Ban giám hiệu các trường nghệ thuật còn chỉ đạo và phối hợp với các lực lượng làm tốt công tác giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên bằng các hoạt động: học tập và tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV, lãnh đạo tổ chức tốt “tuần sinh hoạt công dân - sinh viên”, tổ chức nghe báo cáo thời sự trong nước và quốc tế, các chuyên đề về kinh tế - chính trị hóa xã hội. Một số trường cũng đã đổi mới nội dung, cách chỉ đạo, chỉ thị, nghị quyết, đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt chính trị, tăng cường các công tác hội thảo các chuyên đề. Qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên nghệ thuật về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhận thức được những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp đổi mới của đất nước cũng như của Thủ đô Hà Nội, nhận thức được những thành tựu dã đạt được trong sự nghiệp đổi mới đất nước, củng cố niềm tin vào sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN trên cơ sở nâng cao tinh thần trách nhiệm, biết vận dụng để điều chỉnh trong học tập và rèn luyện.

Theo kết quả điều tra của tác giả luận văn, trong các hoạt động văn hóa do nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức, thực hiện được sinh viên đánh giá là có hiệu quả, lôi cuốn nhất được xếp theo thứ tự như sau (Câu hỏi số 18 – bảng Phụ lục):

- Văn nghệ: 70% - Mùa hè xanh: 63% - Cắm trại kết hợp với các hội thi: 63% - Triển lãm nghệ thuật: 60% - Lễ hội truyền thống văn hóa, lịch sử: 45% - Du lịch, tham quan thắng cảnh: 40%

Kết quả điều tra câu hỏi số 17 về sự đánh giá của sinh viên về số lượng các hoạt động văn hóa do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các mức độ như sau: Nhiều 7%; trung bình 65%; ít 23%; không có 5%. Kết quả trên cho

thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên và hội sinh viên luôn phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp giáo dục những nghệ sỹ tương lai của đất nước. Đoàn thanh niên và Hội sinh viên là tổ chức tham gia tích cực, trực tiếp giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên đồng thời tổ chức các hoạt động rèn luyện thể chất cũng như tinh thần trong sinh viên. Trong những năm vừa qua các cơ sở Đảng và Hội sinh viên trong các trường đại học đã kế thừa, phát huy những hình thức, phương pháp mới để tác động một cách có hiệu quả tới tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của sinh viên. Đoàn thanh niên - Hội sinh viên thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như “Hội diễn văn nghệ sinh viên nhà trường”, thi đơn ca tiếng hát sinh viên, thi nấu ăn, cắm tỉa hoa, hội chợ ẩm thực,… định kỳ tổ chức các hoạt động thể thao như: hội khỏe truyền thống 26/3, giải bóng đá, giải bóng rổ, giải bóng chuyền, giải cầu lông sinh viên…

Đây là các biện pháp hữu hiệu để tăng cường đoàn kết, thu hút đông đảo sinh viên tham gia tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong đoàn viên, góp phần xây dựng môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh. Thông qua các chương trình hành động mà Hội sinh viên Thành phố và Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên các trường đã triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế. Những hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học còn chưa thực sự sâu sắc và rộng khắp trong sinh viên toàn trường, chưa tạo được động lực giúp sinh viên say mê học tập, nghiên cứu khoa học. Một vài hoạt động ở cơ sở còn mang tính hình thức, phô trương dẫn đến lãng phí về tài chính và tính tuyên truyền chưa cao. Năng lực của một số đoàn trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác đoàn. Mục tiêu phấn đấu vào Đoàn, vào Đảng của sinh viên còn mờ nhạt, ngại tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Nhìn chung, hoạt động của các đoàn trường nghệ thuật ở Hà Nội tuy còn một số hạn chế nhưng đó cùng là những hoạt động tương đối toàn diện, thiết thực và bổ ích, thu hút được động đảo thanh niên, sinh viên tham gia. Những

hoạt động đó đã góp phần xây dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội, tạo ra được lối sống đẹp, phát triển nhân cách sinh viên.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)