Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 64 - 67)

trƣờng nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội hiện nay

2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội bàn Hà Nội

Từ khi có Nghị quyết TW 2 (khóaVIII) về giáo dục - đào tạo và Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về văn hóa, các cấp ủy Đảng, ngành giáo dục - đào

tạo và các tầng lớp xã hội đã quan tâm chăm lo hơn đến việc xây dựng đời sống văn hóa trong các trường đại học, cao đẳng và trung học nghệ thuật công lập trên địa bàn Hà Nội. Nhiều trường học được xây dựng khang trang, có cảnh quan môi trường sư phạm sạch đẹp, có hệ thống thiết chế văn hóa cơ bản (hội trường, nhà văn hóa, nhà truyền thống, khu nhà giáo dục thể chất, nhà thi đấu đa năng, sân vận động, sân khấu ngoài trời, thư viện, xưởng phim, xưởng vẽ…) tạo điều kiện cho sinh viên nghệ thuật học tập, nghiên cứu và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, trang thiết bị dạy học đã được đầu tư và ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Kết quả điều tra cho thấy, có 82% sinh viên rất hài lòng và hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo của nhà trường (câu hỏi số 3 – Phụ lục).

Hệ thống phòng học được sắp xếp một cách có kế hoạch để vừa đảm bảo việc học tập, vừa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sinh viên tổ chức các hoạt động ngoài giờ như đại hội, tọa đàm, giao lưu… Các phòng học đều có ánh sáng đảm bảo, được bổ sung hệ thống kỹ thuật hiện đại như máy chiếu, tivi, đầu đĩa đảm bảo cho các môn học chuyên môn nghệ thuật. Hệ thống các phòng tập diễn được xây dựng theo quy chuẩn đảm bảo cho việc tập thể hình, múa, tập diễn như sàn gỗ, hệ thống gương, sân khấu nhỏ, các bục bệ… Các phòng chiếu phim có đầy đủ từ phòng nhỏ cho một lớp học đến phòng chiếu phim lớn có thể phục vụ cho toàn thể sinh viên trong nhà trường. Xưởng phim thực nghiệm của nhà trường có các phương tiện phục vụ cho việc học điện ảnh như phòng chiếu nội, máy quay phim nhựa, máy quay viđeo, máy chụp ảnh… Các phòng tập vẽ cho sinh viên mỹ thuật được bố trí hợp lý, cảnh quan đẹp… Các phòng học lớn, hội trường sân khấu đều được tận dụng tối đa công suất sử dụng để phục vụ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ của sinh viên. Nhà hát thể nghiệm được đầu tư hệ thống âm thanh, đèn chiếu sáng hiện đại thiết kế đúng chuẩn sân khấu biểu diễn ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật…

Tuy nhiên, trong điều kiện diện tích của các trường trên địa bàn Hà Nội rất hạn chế, được xây dựng từ lâu, trong khi đó do nhu cầu đào tạo cán bộ nghệ thuật của xã hội rất lớn, số lượng sinh viên theo học tại các trường nghệ thuật cao hơn nhiều so với những năm trước đây, cho nên thực chất cơ sở vật chất của các trường nghệ thuật tuy có đầu tư, song vẫn không thể đáp ứng đầy đủ cho công tác đào tạo. Chẳng hạn như trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, diện tích trường rất hẹp, các phòng học thiếu thốn, lại do đặc thù đào tạo nghệ thuật cần có nhiều phòng tập nhỏ dành cho số lượng ít sinh viên, nên sinh viên phải học hai ca trong một ngày, thậm chí để có phòng tập, phải học ngoài giờ buổi tối. Tình trạng đó cùng xảy ra ở các trường khác, như trường Sân khấu Điện ảnh, trường Múa, trường Xiếc. Phải học trong điều kiện như vậy, sinh viên rất căng thẳng, mệt mỏi, nên kết quả luyện tập không cao như khả năng của sinh viên.

Trong biên bản phỏng vấn sâu về ý kiến của sinh viên đối với cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo của nhà trường, sinh viên các trường nghệ thuật đều tỏ mong muốn có đủ điều kiện hơn nữa về phòng tập, về phòng quay, phòng chụp… Nếu nhà trường không đáp ứng đủ nhu cầu trên, sinh viên vẫn phải luyện tập để theo kịp chương trình học, nên phải bỏ tiền túi ra thuê ở bên ngoài, rất tốn kém. Một thực tế tồn tại không chỉ trong lĩnh vực đào tạo điện ảnh trong trường Sân khấu - điện ảnh mà còn cả trong hoạt động điện ảnh ngoài xã hội là Hà Nội không có trường quay, kể cả quay nội và quay ngoại đúng quy chuẩn. Các nhà làm phim, sinh viên điện ảnh đều phải tự lực tìm kiếm trường quay từ thuê nhà dân, các cảnh tự nhiên bên ngoài. Vấn đề đó tạo ra rất nhiều những bất cập trong đào tạo điện ảnh.

Một vấn đề về cơ sở vật chất còn tồn tại trong các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội là thư viện chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập của sinh viên.

Kết quả điều tra trong câu hỏi số 7: Ý kiến cho rằng đáp ứng đủ hoặc tương đối đầy đủ chỉ chiếm 30%, còn chiếm đến 70% là ý kiến cho rằng thiếu

sách, tài liệu tham khảo. Một lý do thực tế là các giáo trình, sách tham khảo trong các chuyên ngành nghệ thuật rất ít, chủ yếu là do giảng viên dạy chuyên ngành cung cấp cho sinh viên, sinh viên phải tự đi tìm hiểu, mua hoặc photo để học. Một yêu cầu của đào tạo nghệ thuật như múa, kịch nói, điện ảnh là sinh viên phải xem rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Để đáp ứng nhu cầu này, chỉ có trường Sân khấu Điện ảnh có thư viện điện tử, tuy nhiên lượng tài liệu trong thư viện này cũng còn rất hạn chế. Sinh viên phần lớn phải tự lên mạng, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, rất vất vả và tốn kém.

Sinh viên nghệ thuật nhất là các chuyên ngành biểu diễn như âm nhạc, múa, sân khấu, kịch nói… rất cần được đi xem các buổi biểu diễn ngoài xã hội như các buổi ca nhạc múa, các buổi giao lưu với các nghệ sỹ, các vở diễn của các đoàn kịch… Kết quả điều tra ở câu hỏi số 8: Có 70% sinh viên thường xuyên đi xem biểu diễn nghệ thuật, có 35% sinh viên chỉ thỉnh thoảng hoặc đôi khi đi xem. Trong khi xử lý số liệu, chúng tôi nhận thấy số sinh viên thỉnh thoảng đi xem biểu diễn nghệ thuật đó thuộc về nhóm sinh viên khối mỹ thuật. Khi được hỏi, em N.T.D lớp mỹ thuật K27 trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh nói rằng: chúng em cũng thích được đi xem các chương trình đó để giải trí và học hỏi cho nghề nghiệp, những không có thời gian vì phải tập luyện chuyên ngành quá nhiều, đối với thiết kế mỹ thuật sân khấu chúng em chỉ đi xem những buổi biểu diễn nào mà thầy giáo yêu cầu phải xem, nhưng vì vấn đề kinh phí nên lại thường xem qua đĩa, hoặc lên mạng xem thôi.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 64 - 67)