Lý thuyết lợi ích kỳ vọng (Expect Utility Theory)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán trên thị trường Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 94 - 97)

Trình bày hành vi lý trí trong điều kiện khơng chắc chắn và nĩ được xem là cơ sở cho các lý thuyết kinh tế dựa trên hành vi lý trí hồn tồn.

Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng, nhà đầu tư thường ngại rủi ro (risk averse), tương ứng với tính lõm của hàm lợi ích (lợi ích biên giảm dần), mỗi đơn vị tăng thêm của sự giàu cĩ ít giá trị hơn so với đơn vị tăng thêm trước đĩ. Mặc dù cĩ sự hấp dẫn rõ ràng đối với lý thuyết lợi ích kỳ vọng, nhưng trong vài trường hợp nĩ dựđốn sai một cách hệ thống hành vi con người. Để phù hợp với các chứng cứ này nhiều lý thuyết đã được đưa ra trong đĩ chủ yếu là Lý thuyết triển vọng. Lý thuyết triển vọng đề cập đến hàm giá trị (value function). Hàm giá trị của Kahneman và Tversky (1974) khác với Hàm lợi ích ở chỗ hàm giá trị cĩ điểm thắt nút được gọi là điểm tham khảo (referent point) là điểm so sánh của cá nhân (một cách đo mức độ giàu cĩ mục tiêu) được xác định bởi ấn tượng chủ quan.

Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng thì hàm lợi ích là lõm đi xuống đối với mọi mức độ giàu cĩ. Trái lại, hàm giá trị là hàm lõm đối với lời (tăng sự giàu cĩ) và là hàm lồi đối với lỗ (giảm sự giàu cĩ). Độ dốc của hàm giá trị là dốc lên đối với mọi mức độ giàu cĩ bên dưới điểm tham khảo và dốc xuống đối với mọi mức giàu cĩ bên trên điểm tham khảo. Với mức giàu cĩ bên dưới điểm tham khảo nhà đầu tư là người thích rủi ro (risk seeker), họ đánh cược với mức độ rủi ro cao hơn để cĩ thểđạt được mức giàu cĩ bên trên mức giàu cĩ mục tiêu của họ. Đối với mức giàu cĩ bên trên điểm tham khảo, hàm giá trị dốc xuống giống với lý thuyết lợi ích kỳ vọng, khi đĩ nhà đầu tư ngại rủi ro. Kahneman và Tversky đánh giá rằng con người thích rủi ro khi đối diện với sự mất mát, thua lỗ.

• Quan điểm được và mất:

Theo thuyết kỳ vọng, cái mất tác động đến cảm xúc của con người nhiều hơn cái được. Ví dụ mơ ph ng hành vi thị trường về lý thuyết lợi ích kỳ vọng được thực hiện bằng các cuộc thử nghiệm rất đơn giản như sau:

Kahneman và Tversky đã ghi lại cuộc khảo sát được trình bày trên hai nhĩm. Một nhĩm trả lời cho câu h i:

Ngồi bất cứđiều gì bạn cĩ, bạn đã được cấp 1.000 USD. Bạn được yêu cầu chọn giữa:

A. Một sự chắc chắn cĩ được là 500 USD

B. Một cơ hội cĩ xác suất 50% để cĩ được 1.000 USD và xác suất 50% sẽ khơng cĩ gì cả.

Nhĩm cịn lại trả lời câu h i

Ngồi bất cứđiều gì bạn cĩ, bạn đã được cấp 1.000 USD. Bạn được yêu cầu chọn giữa:

A. Một mất mát chắc chắn sẽ là 500 USD

B. Xác suất 50% sẽ mất 1.000 USD và một cơ hội 50% khơng cĩ gì để

mất.

Trong nhĩm đầu tiên, 84% người tham gia đã chọn A. Nhĩm thứ hai, phần lớn (69%) đã chọn cho B. Giá trị rịng dự kiến của hai giả định triển vọng trong mỗi trường hợp là giống hệt nhau. Tuy nhiên, các phân nhịp của câu h i gây ra những vấn đề phải được giải thích khác nhau. Qua ví dụ trên cho thấy con người cĩ xu hướng chọn cách tham gia trị chơi để tiết kiệm những khoản lỗ, thậm chí là trị chơi này cĩ thể sẽ mang đến một khoản lỗ lớn hơn. Điều này cho thấy khuynh hướng con người coi khả năng bù đắp một khoản lỗ cịn quan trọng hơn khả năng kiếm được một lợi nhuận lớn hơn.

• Quan điểm lời và lỗ:

Khi khoản đầu tư cĩ khuynh hướng mang lại lợi nhuận, họ thích nắm chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn và sẽ bán chứng khốn đi để kiếm lời mà khơng phân tích khả năng tiếp tục đầu tưđể thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Nhưng ngược lại, khi khoản đầu tư cĩ nguy cơ thua lỗ thì họ lại cố gắng duy trì với hy vọng sẽ nhận được khoản lời trong tương lai, mặc dù lúc này rủi ro thua lỗ nhiều hơn là rất lớn bởi họ cho rằng, cổ phiếu đang sụt giá sẽ sinh lời trong tương lai.

• Quan điểm tách biệt tài khoản lời và lỗ:

Ví dụ: Lần thứ 1 mua 500 cổ phiếu A giá 33.000 đ/cp. Vài ngày sau giá giảm xuống cịn 23.000 đ/cp. Nhà đầu tư khơng bán để cắt lỗ mà thậm chí cịn mua thêm 1.000A giá 23.000 đ/cp. Khi giá A tăng lên 27/000 đ/cp, nhà đầu tư bán 1.000 cp và cho rằng họ lời 4.000 đ/cp bán ra.

Qua ví dụ trên ta thấy, các nhà đầu tưđã tách biệt giữa “tài khoản lời” và “tài khoản lỗ” trong tâm trí của mình, cho nên họ cố tối đa hố tài khoản lời, và

tối thiểu hố tài khoản lỗ, nên giá lên một chút thì bán, giá xuống thì cứ giữ, xem như nĩ chưa bị chuyển qua tài khoản lỗ. Hiệu ứng phân bổ tài khoản này cũng cĩ thểđược lý giải bằng hiệu ứng tự lừa dối (sợ rằng nếu bán mà bị lỗ thì sẽ cảm thấy bản thân ra quyết định đầu tư kém), hay hiệu ứng tiếc nuối (lỡ bán rồi mà giá lên thì sao).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán trên thị trường Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 94 - 97)