Hiệu ứng ngày trong tuần xuất hiện ở một số mô hình phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán trên thị trường Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 29)

tích

Hiệu ứng “day of the week” trên thị trường chứng khoán là một giả thuyết cho rằng, lợi suất của các cổ phiếu thường có xu hướng cao hơn (hoặc thấp hơn) một cách bất thường vào một hoặc một vài ngày nào ñó trong tuần và ñồng thời có khuynh hướng biến ñộng thấp hơn (rủi ro thấp hơn) hoặc mạnh hơn (rủi ro cao hơn) trong một số ngày nhất ñịnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu ứng này xuất hiện trên TTCK của nhiều nước, cả những thị trường mới nổi cũng như TTCK của các nước phát triển. Cross và French (1980) “The Behavior of Stock Prices on Fridays and Mondays.” và Gibbons và Hess (1981) “Day of the Week Effects and Asset Return” lần lượt công bố kết quả nghiên cứu trên chỉ số S&P 500 trong giai ñoạn từ 1953-1977 và giai ñoạn 1962-1978. Bằng việc sử dụng biến giả cho các ngày trong tuần, cả hai nghiên cứu ñều cho thấy trên TTCK Mỹ, lợi suất trung bình giảm vào ngày thứ Hai trong mỗi giai ñoạn 5 năm. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam chủ ñề này cũng ñược khai thác và một trong những nghiên cứu ñầu tiên ñã ñược công bố từ năm 2006 và dần ñược mở ñào sâu hơn trong kết quả khi công bố vào năm 2010.

Tiến sĩ Lộc (2006) sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) và GARCH kết hợp với mô hình thị trường của Brooks và Persand

(2001) ñể xem xét chỉ số VN-Index giai ñoạn từ 2002-2004 . Kết quả của mô hình OLS, khi có và không có yếu tố rủi ro thị trường, thể hiện lợi suất dương vào Thứ Sáu. Tuy nhiên, trong những mô hình GARCH với số quan sát là như nhau nhưng hiệu ứng tích cực của ngày thứ Sáu lại bị loại b và tìm ra hiệu ứng tiêu cực về lợi suất vào ngày thứ Ba. Ngoài ra, Lộc thấy rằng mức ñộ rủi ro trung bình của thị trường dường như giống nhau qua những ngày trong tuần trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, việc thêm các biến giả cho mỗi ngày trong tuần vào các phương trình trong các mô hình GARCH, kết quả luôn cho thấy lợi suất âm vào những ngày thứ Ba và thứ Năm nhưng không tìm thấy yếu tố theo mùa trong sự biến ñộng của lợi suất là có ý nghĩa.

Tiến sĩ Lê Long Hậu trong ñề tài “Day-Of-The-Week Effects in Different Stock Markets: New Evidence on Model-Dependency in Testing Seasonalities in Stock Returns” (2010) ñã kiểm tra những ảnh hưởng ngày trong tuần trong cả nhóm thị trường phát triển, nhóm thị trường mới nổi và chỉ số MSCI world index (Morgan Stanley Capital International world stock price index). Nhóm của thị trường phát triển bao gồm Mỹ (S&P 500), Nhật Bản (Nikko composite), Anh (FTSE tất cả các cổ phần), Pháp (Paris CAC 40), Hong Kong (DJTM Hong Kong) và Singapore (DJTM Singapore), trong khi nhóm các thị trường mới nổi bao gồm Malaysia (DJTM Malaysia) và Việt Nam (VN-Index). Dữ liệu ñược tập hợp từ tháng 3/2002 ñến tháng 5/2008 bằng cách phân tích mô hình hồi quy. Nghiên cứu hiện tại tìm thấy bằng chứng của sự biến mất hiệu ứng ngày trong tuần cho các thị trường của Mỹ, Anh, Nhật Bản và Pháp, khi thực hiện sáu trong số mười một mô hình ñang ñược sử dụng, theo ñó các kết quả cho hai quốc gia ñầu tiên ñược khẳng ñịnh mạnh mẽ. Cả thị trường Việt Nam và Hong Kong cho thấy hiệu ứng tiêu cực về lợi suất vào ngày thứ Ba, tương ứng, ñược kiểm tra bởi 7 ñến 8 mô hình trong 11 mô hình nghiên cứu. Hiệu ứng tích cực về lợi suất vào ngày thứ Sáu ñược tìm thấy khi quan sát 6 mô hình, trong khi hiệu ứng cuối tuần ñược tìm thấy trong 9 mô hình. Thật thú vị, nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của lợi nhuận tích cực vào thứ hai và thứ tư trong chỉ số MSCI thế giới, mà là trong thực tế không thể giải thích về mặt kinh tế. Cuối cùng, không có mẫu hình chung về mức biến ñộng lợi nhuận của

chứng khoán theo ngày khi quan sát trên tất cả các thị trường. Tuy nhiên, những bằng chứng về tác dụng ñòn b y liên quan ñến sự xuất hiện những thông tin mới là tài liệu ñáng giá ở các thị trường Mỹ, Anh, Pháp và chỉ số MSCI thế giới thể hiện trong mô hình TGARCH và EGARCH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán trên thị trường Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)