Phương pháp và mô hình lựa chọn:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán trên thị trường Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 60)

Trong luận văn này hai phương pháp phân tích là: Thống kê mô tả và Phân tích hồi quy sẽñược lựa chọn ñể có thể kiểm tra xem: Lợi suất của chứng khoán có liên quan ñến chu kỳ của mặt trăng hay không? và nếu có thì mức ñộ ảnh hưởng lên chỉ số thị trường VNIndex tại Việt Nam là như thế nào?

Với phương pháp ñầu tiên là một phân tích thống kê ñơn giản so sánh lợi nhuận trung bình hàng ngày ở các khung thời gian khác nhau tập trung xung quanh những ngày trăng mới và trăng tròn. Phương pháp thứ hai sử dụng phép phân tích hồi quy tuyến tính cho hàm cosin và hàm có sử dụng biến giả.

Các bằng chứng thực nghiệm ñược ñề cập trong phần trước cho rằng lợi nhuận chứng khoán có thể sẽ là cao hơn xung quanh ngày trăng mới hơn trong những ngày của trăng tròn. Do ñó, ñể khám phá sự khác biệt về lợi nhuận giữa hai thời kỳ trăng tròn và trăng mới tác giả sẽ thiết kế những khung thời gian có ñộ dài khác nhau ở cả hai phương pháp phân tích. Cụ thể, có bốn khung thời gian xác ñịnh với những ñộ dài khác nhau, tập trung vào những ngày trăng mới và trăng tròn. Như trong hình 3 thể hiện cho khung thời gian 7 ngày (N=3) và 15 ngày (N=7) xung quanh ngày trăng non và trăng rằm.

Thời kỳ trăng tròn ñược ñịnh nghĩa là:

N ngày trước ngày trăng tròn + ngày trăng tròn + N ngày sau ngày trăng tròn (N = 0, hoặc N=1, hoặc N=3, hoặc N=7).

Một cách tương tự, thời kỳ trăng mới ñược ñịnh nghĩa là

N ngày trước ngày trăng mới + ngày trăng mới + N ngày sau ngày trăng mới (N = 0, hoặc N=1, hoặc N=3, hoặc N=7).

Hình 3.2: Độ dài trung bình một chu kỳ quay của mặt trăng

Với khung thời gian 15 ngày tương ứng với N=7.

Đầu tiên là so sánh lợi nhuận trung bình hàng ngày xung quanh những ngày trăng tròn (ngày 15 âm lịch) bằng cách lấy ngày 15 âm lịch làm gốc +/- bảy ngày dương lịch xung quanh ngày trăng tròn. Những ngày xung quanh trăng mới cũng ñược tính bằng cách lấy ngày mồng 1 âm lịch làm gốc +/- bảy ngày dương lịch xung quay ngày trăng mới này. Vì tháng âm lịch có chiều dài 29,53 ngày nên các dữ liệu ñể tính toán với khung thời gian N=15 xung quanh những ngày trăng tròn có thể thực hiện ñược. Tuy nhiên, khung thời gian xung quanh thời kỳ trăng mới có thể ít hơn 15 ngày vì có tháng âm lịch có thế có ít hơn 30 ngày. Trong những trường hợp này, thời kỳ trăng mới ñược ñịnh nghĩa là số ngày còn lại của tháng âm lịch sau khi trừ 15 ngày là khoảng thời gian của thời kỳ trăng tròn.

Với khung thời gian N=3, tương ñương với mức biến ñộng hàng ngày của một tuần trăng tập trung xung quanh ngày trăng mới so với lợi nhuận hàng ngày tập trung trong tuần trăng tròn

Trong ba khung thời gian còn lại với N= 3, N=1 và N=0 cũng ñược tính toán tương tự như với khung thời gian N=7. Tuy nhiên, ba khung thời gian này có ñộ dài ngắn hơn so với khung N=7, do ñó chúng chỉ sử dụng một phần dữ liệu thống kê của lợi suất hàng ngày.

Về cơ bản, việc sử dụng bốn khung thời gian ñể tính lợi suất giúp khám phá xem những tác ñộng của chu kỳ mặt trăng có tập trung nhiều xung quanh hai ngày quan trọng là ngày trăng mới và ngày trăng tròn, hay tác ñộng là phổ biến trên khắp những ngày trong tháng âm lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán trên thị trường Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 60)