7. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Sự tiếp biến mô hình cấu tứ truyền thốn gở chặng đường thơ thứ hai (từ 1995 đến
hai (từ 1995 đến năm 2000)
Nghệ thuật cấu tứ trong thơ Mai Văn Phấn ở giai đoạn này đã liên tục có những “biến đổi”, chuyển dòng bằng sự “đốn ngộ” của bản mệnh để bứt phá tạo nên tính khác biệt, độc đáo trên nhiều phương diện.
Cấu tứ thơ Mai Văn Phấn chặng này giành một sự quan tâm đặc biệt trong việc khám phá, xây dựng, tổ chức thế giới hiện thực ở “bề sâu, bề sau, bề xa”, “những vùng khuất”, “những vùng mờ” để từ đó phát biểu thành những quan điểm về hiện thực mang tầm khái quát cao. Những liên tưởng, tưởng tượng đã bắt đầu trở nên đa dạng, đa chiều, táo bạo, lắp ghép ngẫu nhiên trên nền tảng của tư duy nghệ thuật “động”. Cấu tứ thơ vì thế đã được mã hóa và ít nhiều trở nên bí ẩn với người đọc.
Không chịu tan hạt mưa rơi vào ta Thành sạn sỏi chạy khắp cơ thể
Tiếng máu gào trong bàn tay thủy ngân Là thịt xương hay đá vôi ầm ĩ
(Từ hạt mưa)
Cấu tứ dựa trên sự tổ chức hình ảnh, hình tượng thơ đã cho thấy sự đứt gãy, phân đoạn. Các hình tượng được xây dựng dựa trên cách bố trí, lắp ghép nhiều mảng liên tưởng, tưởng tượng nhiều khi không mang tính nhất quán, rời rạc và rất xa nhau. Những thủ pháp hiện đại chủ nghĩa đã được vận dụng một cách linh hoạt, khá hiệu quả, tăng sức biểu đạt cho ý thơ, cấu tớ thơ vì thế mà trở nên “động” và “mở”.
Con đò cũ không nặng mà vẫn chìm Biệt tăm tích bóng người chết yểu Đã tắt hẳn ngọn đèn leo lét
Dường như chẳng còn vương vấn điều gì
(Khúc dạo đầu)
Cách thức tổ chức bài thơ giờ đây đã không còn mang tính chất tuyến tính, một chiều như trước mà đã được cấu tứ dựa trên sự tổ chức của nhiều mối quan hệ trong văn bản, bằng tưởng tượng, bằng liên tưởng. Tương ứng với một thế giới động, đậm tính siêu thực, thơ Mai Văn Phấn đặc biệt chú trọng kiểu kết cấu mở. Đấy là một kiểu kết cấu hiện đại, ở đó bài thơ được tổ chức như một cấu trúc vận động, không mang tính hoàn tất, khép kín về nghĩa như trong kiểu kết cấu cổ điển.
Kết quả, thơ Mai Văn Phấn giờ đây có khi chỉ là những “dàn ý” hoặc như “Bài tập mùa xuân”, những ngôn từ bất chợt “đến trong ý nghĩ”. Ông bỏ qua các dấu câu như là một biểu hiện cho sự phản ứng với cách cấu tứ trong cú pháp thơ truyền thống. Và cũng chính từ đây, một hệ quả tất yếu, “những câu chữ bề bộn, chảy tràn trang, phá vỡ ranh giới thơ và văn xuôi, không hề có dấu câu, miên man như những ý nghĩa không sắp đặt, không quán tính, đảo lộn mọi quy ước phổ thông.Trong những tổ chức ngôn từ chừng như phi logic, nhà thơ đang đến gần hơn với tiếng nói của trực giác, vô thức, tâm linh” [85]. Lối viết tự động tâm linh hoặc những mê sảng của ý thức, sự trỗi dậy mãnh liệt của vô thức, tiềm thức. Đọc rất nhiếu những bài thơ, nhất là trong tập “Vách nước” (Hát từ đất, Bông hoa, Đất nở, Nhịp điệu vẽ lối đi, Linh hồn
bay lên, Quyền được nghĩ những điều đã ước, Mười hai tập mùa xuân, Đối thoại với thời gian...), độc giả rất dễ bị đánh lừa, mê hoặc trong cách cấu tứ
mang tính chất “bủa vây” bằng những nỗi bí bách, chật vật, hình ảnh hình tượng thì phân đoạn, gián cách...
“1... Bức tượng trong vườn ngỡ bị trương lên bởi hơi ẩm mưa dầm quánh đặc tràn lỗ tai con chữ chết dính vào trang sách không rõ ràng cảm
xúc văng vẳng cơn mưa tiếng cười lả câu đùa nửa thực nửa hư trong bóng râm mơ hồ muội ám gốc cây nhòa mái đình ngõ nhỏ người đi bóng dán xuống hai vệ có liêu xiêu gợi nhớ bà nội đầu năm châm lửa thắp hương thoảng mùi diêm sinh bay từ chăn chiếu từ nhụy hoa đầy dấu chân ong”
(Mười bài tập mùa xuân)
Nghệ thuật cấu tứ trong thơ Mai Văn Phấn ở chặng này đã có những sự tiếp biến đầy ấn tượng, tạo nên nhiều hiệu quả nghệ thuật cao. Tuy nhiên, Mai Văn Phấn chưa bao giờ có ý định dừng chân lại, anh tự biết cách thay đổi, vượt qua cái cũ của ngày hôm trước để lạ hóa chính mình. Những sáng tạo trong cấu tứ ở giai đoạn sau tiếp tục là những bứt phá quan trọng.