Cảm giác an nhiên, bình yên và tĩnh lặng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 94 - 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.6. Cảm giác an nhiên, bình yên và tĩnh lặng

Dòng chảy cảm giác trong thơ Mai Văn Phấn tiếp tục chuyển hướng về với sự an nhiên, bình yên và tĩnh lặng. Nó được tập trung thể hiện trong tập thơ Hoa giấu mặt. “Nếu Bầu trời không mái che còn cồng kềnh, ngổn ngang biết bao nhiêu vật liệu, biết bao nỗi niềm và không khỏi gợi lên cảm giác nặng nề thì Hoa giấu mặt an nhiên, lặng lẽ, hướng sâu vào cảnh giới của siêu nghiệm. Khăn áo và đồ lễ - những vật chất trì níu bước chân kẻ lữ hành đã được lược nhẽ, chất thơ lắng vào hình hài giản dị của thơ ba câu” [22,92]. Cách cấu tứ thơ dựa trên dòng cảm giác ấy có thể bắt gặp trong rất nhiều bài:

Cái nhìn, giấc mơ con nhện, Trồng cây nêu trước nhà, Hoa bưởi, Thu đầy, Trời rét, Giờ tụng niệm, Chiều tà, Tiếng chuông, Hoàng hôn, Tìm hoa, Yên tĩnh, Kiếp trước, Tháng giêng, Pha màu, Tạ ơn, Bí ẩn, Thầy cúng, Cốt cách, Hãy im lặng, Phân vân, Âm dương...

Giấc mơ con nhện, ta vẫn điềm nhiên “ngủ” mặc dù mọi sự đang biến

đổi nhanh chóng: “Mơ thành người/ Treo trên sợi tơ/ Ngủ”

Hoa là cách nhìn nhận về thế giới thiên nhiên của nhà thơ trong tính

biến động thế nhưng cái biến động đó dường như đã được biết trước, đã được thấy trước vậy nên mọi thứ cứ thế diễn ra không quá bất ngờ. Một cái tôi nhà thơ thản nhiên, điềm tĩnh: “Sớm mai hoa nở/ Trăng đêm nay/ Tỏa hương”

Chiều tà là bức tranh không gian tĩnh lặng, mọi thứ kết thúc và khép lại

tràn đầy sức sống và thi sĩ đang mộng mơ về nàng từ làn da, gót chân, vẻ nhún nhảy…: “Thiếu nữ lội qua suối/ Mặt trời nhấp nhô mấy lần/ Mới lặn”

Bình minh là thế giới của sự bình yên, là hương hoa tỏa ngát, tâm hồn

con người cũng trở nên thanh thản đến vô cùng như lạc vào một thế giới khác: “Đánh thức/ Con nhện nước/ Giữa hoa sen”

Đêm trăng là sự khơi gợi về cảm giác an nhiên, tâm thế thảnh thơi

ngắm nhìn mọi vật. Cấu tứ được bật dậy từ đó: “Đặt tay lên gối/ Nín thở nghe

lũ dơi/ Len qua chiếc lồng ánh sáng”

Ngày mới đã xuất hiện, thanh âm của cuộc sống đang bừng lên, bình

yên rót vào không gian thời gian qua từng cử động nhỏ của cảnh vật: “Hừng

đông/ Miệng chim non/ Hớp những đám mây”

Tiếng chuông đánh lên ngân vang, vang xa khắp mọi miền nhưng sau

tiếng chuông ấy, ký ức, con người, mọi vật lại trở về sự tĩnh lặng, bình yên vốn có. Tiếng chuông cũng chính là vật kết nối con người đến với sự tĩnh lặng: “Thác đổ, vượn hú, côn trùng.../ Ngân mãi/ Chỉ còn ký ức”

Hoàng hôn là nơi trú ngụ của tất cả những gì đã dừng lại, khép lại:

“Nắng/ Lơ lửng chờ/ Bông cúc khép cánh trắng”

Trồng cây nêu trước nhà là một câu hỏi về cũ và mới, về những biến

động/ biến cố thường ngày, một câu hỏi không vui vì điệp khúc cứ lặp lại, những ong óng nhốn nháo của cuộc sống vẫn là “chuyện thuờng ngày ở Huyện”…: “Xuân /Ngấm đất /Đào xuống gặp toàn năm cũ”

Yên tĩnh thu mọi vật vào sự tĩnh lặng, chuyển động không có tiếng: “Ngậm ngụm nước/ Sợ/ Con ong rời nhụy hoa”

Hơi thở nhẹ nhõm, cảnh vật chầm chậm buông, lòng người cũng trở về

với sự an nhiên, thanh thản: “răng trên sông/ Chén nước ấm/ Tay em nắm hờ

chiếc quạt”

Thế đấy mọi thứ vẫn điềm nhiên sống, gió vẫn điềm nhiên thổi, con

người cũng cứ điềm nhiên chiêm ngưỡng: “Gió/ Điềm nhiên thổi/ Giữa con

Đi câu cũng là một cách để hưởng sự bình yên, thả tâm hồn mình theo

bóng trăng, thả tâm hồn mình chảy về một cõi vô định mênh mông, nơi ấy chắc hẳn không có bất cứ một tiếng động ồn ào, không có bất ký một ai gầm rú: “Buồn lưỡi câu/ Không mồi/ Vào bóng trăng”

Hoa cửa đền gợi ra một không gian tĩnh lặng nơi đó chỉ có chỗ cho

thánh thần, cho niềm an nhiên: “Thường thơm hơn nơi khác/ Các vị thánh/

Cạnh làn hương”

Lương Kim Phương – một người đọc thơ – đã viết: “Hoa giấu mặt được Mai Văn Phấn chưng cất trong một nguồn thi cảm trong trẻo, thanh sạch tới từng con chữ. Không phải ngẫu nhiên, thời gian nghệ thuật trong hoa giấu mặt chủ yếu diễn ra vào ban mai và đêm tối, đó là những khoảng lặng để ngẫm suy và thu nhận, thụ cảm và tái sinh. Hừng đông đến, tâm trạng nhân vật trữ tình cũng đầy những mới mẻ, tinh khôi khi phát hiện ra những chim non há mỏ hớp những đám mây, bóng cây cổ thụ chợt như bấy bớt, lắng nghe trong thác đổ, vượn hú, côn trùng kêu là tiếng ngân vang của kí ức vọng về, nhấp một chén trà để thấy chút nắng trên tán lá còn ướt, ngậm ngụm nước cũng phải khẽ khàng chỉ sợ con ong rời nhuỵ hoa... (Ngày mới, Tiếng chuông,

Ban mai thanh sạch, Bình minh, Yên tĩnh, Sáng sớm ở quê ngoại). Rồi bất

chợt những đêm trăng được tan loãng cùng tiếng dệt chiếu trên sông, được lặng lẽ bên chiếc đèn dầu để nghiệm ra một điều Những con thiêu thân/ Đang

thế mạng thay ta (Hãy im lặng), được nhìn thấy dải Ngân Hà lấp lánh tụ lại

dưới gốc cây (Con đom đóm kể lại), kéo chăn đắp trong đêm mưa lớn mà chỉ thương còn sót lại đám lá Run rẩy ngoài cửa sổ (Trời rét)” [83]. Dòng cảm giác an nhiên, bình yên và tĩnh lặng đã khởi phát từ đó.

“Bản thể tính của Hoa giấu mặt chính là sự trở về với niềm an nhiên của sự sống nguyên sinh trong lòng đời hôm nay... Ý tình dịu và kín đáo, lắng sâu nhưng có khả năng lay thức mạnh mẽ. Cảm thức về sự vô thường hiện lên khi ta đứng giữa những khoảnh khắc của thời gian, gió cứ thổi qua cạm bẫy và con thú, làn hương len qua những mũi gai, bước chân sột soạt trên lá -

dường như ai mách lẻo cho quỷ dữ về sự phòng bị của con người hay quỷ dữ đã rón rén ra đi?… Thi nhân cố gắng hàn gắn, phục dựng sự sống hoà đồng giữa con người và muôn vật như là chứng quả cho niềm hoài vọng được trở về - một sự sám hối. Ta có thể tìm đâu trong nền văn minh cứng lạnh sắt thép, bê tông, nóng rẫy những con đường ngày hạ, những đêm lịm im tiếng gió, triền miên những tranh đoạt và lừa mị này bóng dáng lũ sẻ nâu trên mái, con ong bên nhuỵ hoa, con chim sâu chuyền cành và cánh sen ngay ngắn rơi xuống bùn,… Có thể, tất cả vẫn hiện hữu, nhưng con người đã khước từ/đánh mất hoặc không có cơ hội để sẻ chia những khoảnh khắc sống ấy” [22,93]. Có thể nói, thơ Mai Văn Phấn đã cấu tứ trên những luồng chảy bất tận của cảm giác.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w