Cảm giác và cảm xúc trong thơ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 72 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.Cảm giác và cảm xúc trong thơ

Trong sáng tác văn học nói chung, thơ ca nói riêng, cảm giác thường xuyên được vận dụng như là một yếu tố quan trọng để cấu thành tác phẩm, là phương tiện xây dựng và biểu hiện thế giới khách quan, truyền đạt tư tưởng quan điểm của tác giả. Để hiểu rõ khái niệm này, chúng ta cần phân biệt nó với khái niệm cảm xúc.

Về khái niệm cảm giác: Từ góc độ triết học, có thể lý giải cảm giác như

là một quá trình của hoạt động nhận thức. Nó là quá trình tâm lý đơn giản nhất phản ánh những thuộc tính riêng lẻ, bên ngoài của sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong cơ thể, nảy sinh do sự tác động trực tiếp của các kích thích lên các giác quan của con người

Về khái niệm cảm xúc: Từ góc độ tâm lý học, cảm xúc cũng như hiện

tượng tâm lý khác, đó là một trong những hình thức phản ánh về thế giới hiện thực. Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người (hay động vật) đối với sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Có những sự kiện người ta phấn khởi, vui mừng, ngược lại có những sự kiện - hiện tượng làm cho người ta bực tức, buồn chán hay thờ ơ - lãnh đạm.

Trong văn học, đặc biệt là thơ, cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng để nhà thơ viết nên tác phẩm. Trong lý luận văn học về thơ trữ tình, nhiều nhà lý luận, phê bình đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cảm xúc: “Nếu không có cảm xúc thì các nhà thơ chỉ làm được những câu có vần”, “Thơ là cảm xúc đi tìm một đồng cảm” (Nguyễn Hưng Quốc), “Có nhiều bài thơ của nhiều tác giả không có cảm xúc gì. Ðó là những câu có vần có điệu chứa đựng một cách gượng gạo một ít lý trí để tuyên truyền sống sượng” (Phạm Xuân Nguyên). Rõ ràng, thơ phải có cảm xúc. Tuy nhiên, nếu nhìn

nhận một cách toàn diện và đúng đắn thì chúng ta có thể thấy cảm xúc ít nhiều thiên về cách biểu đạt có tính chất lãng mạn, nó thường được diễn đạt ra theo một lô gic thông thường chính vì vậy mà nó có đường nét rõ ràng, mạch lạc. Độc giả khi tiếp cận với tác phẩm thơ trữ tình có thể nhìn thấy được khá rõ về mạch nguồn cảm xúc mà thi nhân đang xây dựng. Chẳng hạn, nguồn cảm xúc tình yêu nồng nàn, say đắm, rạo rực, băn khoăn trong thơ Xuân Diệu: “Đố ai sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một

kẻ nào”, “Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi/ Dù chỉ là trong giây phút mà thôi...”. Hoặc cũng có thể là cảm xúc buồn ảo não trong nhiều bài thơ của

Huy Cận: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước

song song/ Thuyền về nước lại sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng... Bèo dạt về đâu hàng nối hàng/ Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật/ Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng...”

Cảm giác cũng thường xuyên được vận dụng vào trong sáng tác thơ trữ tình, trở thành một trong những phương tiện quan trọng để nhà thơ tạo nên chất hồn riêng của thi phẩm, biểu đạt thế giới tư tưởng, tình cảm của mình. Tuy nhiên, khác với cảm xúc, cảm giác lại mang tính chất tượng trưng, tính biểu tượng cao chính vì vậy mà đường nét xuất hiện của nó thường không rõ ràng, mạch lạc, thậm chí nhiều khi còn mơ hồ, khó nhận biết. Độc ra khi tiếp cận tác phẩm thơ trữ tình, thường phải soi ngắm rất lâu để có thể tìm ra được đích xác cảm giác thi nhân gửi gắm, phải đặt chính mình vào tâm thế của nhà thơ, phải có sự trải nghiệm như nhà thơ đã từng thể nghiệm mới có thể lĩnh hội hết những tầng vỉa của cảm giác. Chẳng hạn như cảm giác hoang mang đi tìm “rừng chữ” trong thơ Hoàng Hưng: “Vào xa lộ/ ta tìm ta/ Rừng chữ/ Ta

thấy ta rồi/ sằng sặc cười/ nước mắt một đời/ đổi một dòng hư ảo/ thế thôi?”

(Xa lộ thông tin), hay là cảm giác u buồn mông lung, xa vắng trong thơ Nguyễn Quang Thiều: “Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi…chiều nay tôi trở lại/ Mẹ

cát ấp vào mặt/ Tôi khóc./ Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng.” (Sông

Đáy...)

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 72 - 74)