Cấu tứ dựa trên quan hệ liên văn bản tự phát

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 100 - 107)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.1. Cấu tứ dựa trên quan hệ liên văn bản tự phát

Đây là một trong những dạng cấu tứ đặc thù của thơ Mai Văn Phấn. Bởi lẽ trong các tác phẩm của ông luôn tồn tại một hệ thống ngôn ngữ, hình ảnh, hình tượng nghệ thuật và khi kinh qua quá trình tiếp nhận của độc giả, họ đã phát hiện ra được những dấu ấn của mối quan hệ liên văn bản. Mối quan hệ liên văn bản này nó hoàn toàn nằm ngoài dự tính văn học, dự tính thẩm mỹ của nhà thơ. Người đọc không ngừng so sánh, đối chiếu, liên tưởng và tưởng tượng, thậm chí là đồng sáng tạo để tìm ra được những mối liên hệ giữa văn bản đang đọc với các sáng tác trong quá khứ, các sáng tác thơ Việt Nam đương đại và cả các sáng tác thuộc văn học nước ngoài. Cũng cần khẳng định rằng, chính kiểu quan hệ liên văn bản tự phát này đã trở thành điểm nhấn quan trọng của bài thơ, tạo nên cấu tứ độc đáo cho toàn bài. Chúng ta có thể tìm thấy điều đó qua các bài thơ như: Hồn nhiên, Chân thật (Giọt nắng),

Khúc phóng túng, Bài ca buổi sớm, Sợi dây im lặng, Nhật ký đô thị hóa, Ký sự mùa thu,(Cầu nguyện ban mai),Từ hạt mưa, Mũi tên bóng tối, Nghe Nana Mouskousri, Sáng mùa hè, Bức ảnh, trái cây và giấc mơ (Nghi lễ nhận tên), Bài hát mùa màng (Vách nước)... và nhiều bài thơ khác nữa.

Trong bài thơ Hồn nhiên, Mai Văn Phấn viết:

Khi tôi ngủ say hồn lìa khỏi xác Lâng lâng trên những cánh hoa Lang thang như xưa lúc mẹ vắng nhà Quên thể xác đăm chiêu lầm lũi

“Khi tôi ngủ say hồn lìa khỏi xác” là một tưởng tượng về việc thoát khỏi thân xác. “Đây là hiện tượng phân thành nhiều nhân cách, đánh dấu những vận động đầu tiên cho thấy tư duy phân mảnh, đổ vỡ nguyên tôi của Mai Văn Phấn” [22,13]. Và khi đối chiếu, nhìn lại lịch sử thơ ca Việt Nam, lối tư duy kiến tạo cái nguyên tôi với nhiều hình thái phân thân đã có trong

thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ đã vô tình gợi nhắc và đưa ta về với các sáng tác thơ của Hàn Mặc Tử như:

Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi Ở trên kia, có một người

Ngồi bên sông Ngân giặt lụa chơi Nước hóa thành trăng trăng ra nước Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm

Người trăng ăn vận toàn trăng cả Gò má riêng thôi lại đỏ hườm ...

Gió rít tần cao trăng ngã ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.

(Say trăng)

Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng Trôi thây về xa tận cõi vô biên

(Vớt hồn)

Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút; Mỗi lời thơ đều dính não cân ta. Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt, Như mê man chết điếng cả làn da.

(Rướm máu)

Từ sự so sánh, đối chiếu dựa trên quan hệ liên văn bản của bài thơ, chúng ta có thể thấy: cái nguyên tôi của Hàn Mặc Tử có vỡ ra thành muôn mảnh (xác, hồn, máu, lệ, trăng, sao, gió...) thì vẫn luôn thống nhất là một cái tôi đau thương và khao khát được siêu thoát. Còn cái tôi của Mai Văn Phấn thông qua bài thơ lại manh nha hướng tới sự đa ngã, đa nhân cách – một biểu

hiện của tinh thần hậu hiện đại. Và đó chính là điểm khác biệt làm nên cấu tứ của bài thơ.

Tiếp tục với cấu tứ của bài thơ Chân thật:

Anh nghiêng vào chiếc lá Lá bỗng đốm đốm vàng Có giọt sương lạnh giá Rơi xuống hồn anh đang

Lẫm chấm vào xốn xang Cho lòng mềm tơ lụa Xin em hong lên gió Xem sợi nào ngân nga...

Ở đây ta nhận thấy câu thơ “Lẫm chấm vào xốn xang” được vắt dòng từ khổ 1. Và chính chi tiết này là mối liên hệ liên văn bản quan trọng. Bởi lẽ cách kiến tạo hình thức văn bản như trên đã từng xuất hiện ở phong trào Thơ mới trong những trạng thái tràn đầy xúc cảm của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê. Chẳng hạn: “Một tối bầu trời đắm sắc mây/ Cây tìm nghiêng xuống

cánh hoa gầy/ Hoa nghiêng xuống cỏ , trong khi cỏ/ Nghiêng xuống làn rêu , một tối đầy” (Với bàn tay ấy – Xuân Diệu); hoặc “Sương nương trăng theo ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...” (Nhị Hồ - Xuân Diệu); “Thoảng tiếng gáy của cu/ Cườm. Hiu hiu vàng đượm”; “Như mặt trời lọc qua khóm liễu, một/ Hoàng hô. Đàn môi, chim báu tớt” (Bích Khê). Vắt dòng

tạo nên sự tràn nhịp, sau này còn thấy trong những thực hành thơ Tân hình thức (đại diện là Khế Iêm) dựa trên quy luật phản hồi, lặp lại và “hiệu ứng cánh bướm”: “Khi tôi ngồi uống cà phê ngoài lề / đường và kể lại câu chuyện

đã được/ kể lại, từ nhiều đời mà đời nào/ cũng giống đời nào, mà lời nào cũng... chuyện đã kể, bởi câu chuyện đang tự/ kể lại, và không ai, ngay cả người / đàn bà và đàn con nheo nhóc, bước / ra ngoài câu chuyện đã được kể lại.” (Tân hình thức và câu chuyện kể - Khế Iêm). “Trong văn hóa đương đại,

hiệu ứng cánh bướm được triển dụng như là một miêu tả về tính nghịch lý, không đoán định. Diễn giải này có thể đi xa hơn trong thực hành thơ Mai Văn Phấn ở đây (1992) – lẫm chấm vào xốn xang nhưng sẽ rõ hơn ở những tập sau” [22,20].

Hãy cùng đi tìm tứ trong bài Sợi dây im lặng, nhà thơ viết: “Sự im lặng

đang nối vào xa lắm/ Từ đầu này tới cuối những hoang sơ/ Cơn mưa muốn gọi ta mà không thành tiếng/ Con chim thiêng sốt ruột lại bay về...”. Nhà phê

bình Nguyễn Thanh Tâm viết: “Giấc mơ gọi ta không thành tiếng là một hình dung về những dài rộng của không gian, thời gian, những vách ngăn của sự sống hay cả những điều kiện bất toàn để cất lời, để truyền đi thông điệp nhân văn về tình yêu, sự sống, quá khứ và những điều thiêng liêng của cuộc đời. Con chim thiêng có lẽ là một biểu tượng, một liên tưởng về truyền thống, về dân tộc và nguồn cội. Trở về với hoang sơ tiền sử là một mỹ cảm đã từng có trong thơ ca lịch sử dân tộc mà tiêu biểu là thơ Đình Hùng. Liên văn bản này cho phép chúng ta vận hành hai dòng mỹ cảm: hiện tại – những chối bỏ, quá khứ, tiền sử - những nguyên sơ trong lành chưa hề tha hóa” [22,34]. Như vậy đây chính là một liên văn bản quan trọng đánh thức cấu tứ của toàn bộ bài thơ, xây dựng thành một cấu tứ đặc biệt cho toàn bài. Dựa trên vốn am hiểu của mình, người đọc có thể liên tưởng đến những câu thơ của Đình Hùng như:

Anh trở gót, hương đưa về núi cũ

Theo mây bay, tìm mãi hướng trăng thề Nhắc làm chi? Còn nhắc nữa làm chi...!

(Cánh chim dĩ vãng)

Tre xanh, rồi tre xanh Ai chậm bước cho đành? Ôi rào hoa tím trước Lũ bướm vàng bay quanh

Tiếp tục với dòng cấu tứ trên trong bài Nhật ký đô thị hóa:

Úp mặt vào bóng tối lùm cây

Gió đang chạy trên lưng mình những bước chân đô thị Bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ

Ngôi nhà như chiếc bánh không nhân

Ở đây, chúng ta có thể thấy, “bóng tối như một niềm ăn năn sâu kín. Ký ức trở về với căn nhà của mẹ. Chiếc bánh không nhân giống như một nỗi niềm chông chênh, nhạt nhòa. Ngôi nhà của mẹ, của ký ức, của những mong nhớ, nuối tiếc, có lẽ giờ đây cũng như chiếc bánh không nhân trong hương vị thị thành. Nhận ra điều đó khiến cho cái tôi tâm trạng càng trở nên day dứt”[22,35]. Trong liên tưởng của sự đọc từ phía độc giả, chúng ta thấy một dư vị phảng phất đến từ nhà thơ Esenin đang hiện về với bài Thư gửi mẹ:

Mẹ có còn đó chăng thưa mẹ

Con vẫn còn đây xin chào mẹ của con Ánh sáng diệu kì vào lúc hoàng hôn Xin cứ toả trên mái nhà của mẹ.

Người ta viết cho con rằng mẹ Phiền muộn lo âu quá đỗi về con Rằng mẹ hay dạo bước ra đường Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát...

(Thư gửi mẹ - Esenin)

Trong bài thơ Ký sự mùa thu lại có những câu thơ như sau: “Mùa thu

mang theo những trận mưa giục chiếc lá chớm vàng rụng vội. Em dọn lại căn nhà, còn anh mang chài lưới ra khơi/ Hải phòng mùa này động biển? Những đàn cá trích, cá mòi theo nhau nhảy lên mặt nước. Những lưỡi sóng lặng câm không nói, khi chạm vào dịu ngọt mùa thu.../ Thức dậy gặp heo may, ta đỡ thương cho mùa sen tàn úa...”. Có thể nói, Mai Văn Phấn là một tâm hồn đẫm

“Bởi lẽ, tại một cấu trúc ngôn ngữ giao thoa thể loại, phẩm tính thi sĩ và chất thơ càng phải mạnh mẽ để duy trì đặc tính loại hình. Như người đi trên sợi dây ranh giới loại hình, nếu không có được một ý niệm bền vững về loại hình, cấu trúc ngôn ngữ sẽ tha hóa thành văn xuôi” [22,38]. Ký sự mùa thu được cấu tứ dựa trên quan hệ liên văn bản tự phát, nó mang âm hưởng, nguồn năng lượng thơ đã sinh trưởng trong những bài thơ văn xuôi trước đó. Không thể diễn giải từng hình ảnh hay từng cú pháp mà chỉ nghe dâng lên một niềm xúc cảm dịu nhẹ, mơ hồ trong khí quyển mùa thu. Bài thơ này của Mai Văn Phấn bỗng nhiên gợi nhắc độc giả về với thế giới, ca từ xuất hiện ở những bài thơ như: Đêm ở Thụy Khuê, Bừng tỉnh trên tàu, Lúc mặt trời mọc...

Bài thơ Mũi tên bóng tối là một tưởng tượng về những truy vấn, về cách mà người ta tư duy lại bản thể, tha nhân và cuộc đời. Trong đó có câu:

Quanh tôi những tấm bia bất động Đây ngó sen vời vợi đáy hồ

Kìa lũ trẻ trần truồng chạy vào tôi hơn bốn mươi năm trước Tôi mù mờ ngắm những ngu ngơ

Từ sự đọc của độc giả, chúng ta hãy chú ý vào câu thơ “đây ngó sen vời vợi đáy hồ”. Phải chăng đó là một điển cố: “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” (Nguyễn Du). “Có lẽ đây là sự hiện diện của tinh thần đồng hữu, một giải phẫu tự ngã trong cơn khát vọng đi tìm lẽ sống, ánh sáng, nơi hoàng hôn lặn xuống, nơi những bất lực bạo tàn đang diễn ra” [22,45]. Nếu quả thực đúng như những gì suy đoán thì chính mắt xích liên văn bản trên cũng đã góp phần tạo dựng nên cho bài một cấu tứ lạ dựa trên sự dẫn dụ về câu thơ của Nguyễn Du và sắc thái truy vấn của bài vì thế mà trở nên sâu sắc hơn.

Thử đọc bài thơ Bức ảnh, trái cây và giấc mơ: “Những bức ảnh thiếu

sáng, những trái cây chín ép và giấc mơ rụng cánh trước cơn mưa, chầm chậm trôi ngược dòng ký ức./ Theo ngọn gió mở cánh đồng buổi sớm, ùa vào những căn phòng lẫn bụi và ánh sáng, lau mồ hôi vừa tắm gội giấc mơ/ Và như thế, cội nguồn trong gang tấc, lúc quay về là đi hết đời mình, hay chờ

luận hồi trở lại kiếp sau...” Bài thơ khơi gợi cho người đọc về thế giới được trả

về trong những ấn tượng nguyên sơ của chủ thể. Con người cảm nhận thế giới bằng linh giác, bằng trực giác, bằng sự tự nhiên mơ hồ không lý giải nổi. Bức

ảnh, trái cây và giấc mơ chỉ là sự vụt hiện của một thực trạng, một hiển hiện

nguyên hình của sự sống trong thời khắc mong manh của trực nhận. Và đây chính là một “khớp nối” liên văn bản quan trọng giúp nhà thơ xây dựng cấu tứ nghệ thuật cho tác phẩm. Bởi lẽ, qua sự đọc, ta sẽ không ngừng hỏi, phải chăng cái nhìn uyên nguyên mà M.Heidegger đã nhìn thấy trong thơ Hoelderlin cũng nằm trong trường linh giác này: “Và linh hồn người trong ta và mở/ Trái tim ta

như người cho Đất âm u/ Đêm nhọc nhằn và thường thánh thiện”

(Empedokles). Ngay cả những trình hiện mơ hồ trong tranh của Salvador Dali có lẽ cũng thế. Từ cấu tứ đó, bài thơ của Mai Văn Phấn mang trong mình chất tưởng tượng, mơ mộng trên nền tảng của một cấu trúc mang tính tự truyện.

Bài hát mùa màng trong tập Vách nước là một ẩn dụ về ái tình, ân ái: Lan nhanh, choáng ngợp, đất hoang vừa nở

Em đổ từng trận lũ dại cuồng

Cuốn xiết anh khỏi ngôi nhà có khu vườn bé nhỏ... Những mùa tái sinh trổ đòng chín đục

Sấm nổ vang trong lòng tay mầm hạt Vòng phù sa tươi ròng ôm thớ đất

Em cúi xuống và dòng sông ùa đến bất ngờ

Sự chú giải ở đây có nguy cơ giết chết bài thơ, giết chết mùa màng bởi sự thô thiển, vô duyên của lý trí. Tất cả các sự vật, hình ảnh, biểu tượng trong bài thơ đều cho thấy một năng lực căng dần lên, nóng bỏng, khao khát, cuồng nhiệt, chín rục, thiêu đốt, phồn thực bời bời... Lối tư duy và biểu đạt này đã từng xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hượng và đây chính là một khớp nối liên văn bản. Qua sực đọc, ta nhớ về những câu thơ của nữ sĩ Xuân Hương: Cỏ gà

lún phún leo quanh mép/ Cá diếc le te lách giữa dòng/ Giếng ấy thanh tân ai chẳng biết/ Ðố ai dám thả nạ dòng dòng (Giếng nước)...

Cấu tứ dựa trên quan hệ liên văn bản mang tính tự phát là một trong những kiểu cấu tứ quan trọng mang tính chất đặc thù của thơ Mai Văn Phấn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w