7. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Đối thoại và đối thoại trong thơ
Về khái niệm đối thoại. Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra định nghĩa: “Lời đối thoại là lời là cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là một phản ứng đáp lại lời nói trước. Lời đối thoại bộc lộ thuận lợi
nhất khi hai bên đối thoại có sự tiếp xúc phi quan phương và không công khai, không bị câu thúc, trong không khí bình đẳng về mặt đạo đức của người đối thoại. Lời đối thoại thường kèm theo các động tác cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát ngôn của nhiều người” [24,186]
Theo Từ điển tiếng Việt: “Đối thoại là lời nói chuyện qua lại của hai hay nhiều người nói chuyện với nhau. Cuộc đối thoại, người đối thoại, đoạn đối thoại trong vở kịch, bàn bạc trực tiếp với nhau giữa hai hay nhiều bên để giải quyết tranh chấp” (Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2004)
Như vậy từ những khái niệm cơ sở trên, chúng ta có thể đi đến khái quát thành một số luận điểm chính sau đây:
Đối thoại (ngôn từ nghệ thuật) là một trong hai kiểu giao tiếp ngôn từ nghệ thuật cơ bản, tồn tại bên cạnh độc thoại. Ngôn từ đối thoại biểu hiện sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía bên này sang phía bên kia (giữa những người tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là phản xạ lại phát ngôn có trước ấy.
Thuận lợi nhất cho ngôn từ đối thoại là các kiểu tiếp xúc không mang tính quan phương, tính công cộng; là kiểu trò chuyện giản dị bằng khẩu ngữ, là không khí bình đẳng về tinh thần và đạo đức giữa những người phát ngôn. Đặc trưng cho ngôn từ đối thoại là sự luân phiên của các phát ngôn ngắn, của những người phát ngôn khác nhau.
Tuy vậy, yếu tố đối thoại cũng có mặt ở lời nói của một người khi được kích thích bởi nét mặt và cử chỉ, như những tín hiệu, thông điệp, của người cùng trò chuyện.
Đối thoại đã trở thành một trong những yếu tố cấu tạo quan trọng của tác phẩm văn học, được vận dụng vào trong nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết... và trong đó có cả thơ trữ tình.
Chúng ta đã từng bắt gặp các cuộc đối thoại giữa em bé với các sự vật thiên nhiên trong bài Mây và sóng của Tagore:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo “Làm sao cổ thể rời mẹ mà đến được”.
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Hoặc là lời đối thoại của Thúy Kiều với Sở Khanh trong Truyện Kiều – Nguyễn Du:
Nàng rằng: trời nhé có hay Quyến anh rủ yến, sự này tại ai? Đem người đẩy xuống giếng khơi Nói lời rồi lại ăn lời được ngay Còn tiên tích việt ở tay
Rõ ràng mặt ấy, mặt này chứ ai?
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh thêm rằng, đối thoại ở trong các tác phẩm thơ trữ tình cũng có thể có mặt ở lời nói của một người khi được kích thích bởi nét mặt và cử chỉ, như những tín hiệu, thông điệp, của người cùng trò chuyện. Các nhà thơ trên cơ sở đó vận dụng và biến đổi, sáng tạo ra những kiểu đối thoại mang tính chất đặc thù.
Nghệ thuật cấu tứ trong thơ Mai Văn Phấn đã khai thác, vận dụng và triển khai các cuộc đối thoại, tạo nên những bài thơ độc đáo.