Đối thoại với chính mình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 128 - 132)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.3. Đối thoại với chính mình

Mai Văn Phấn đã từng chia sẻ “Nhà thơ theo tôi phải là nhà văn hóa. Kiến thức văn hóa ấy lắng sâu vào nhà thơ một cách tự nhiên, và tới một hoàn cảnh hữu duyên nào đó, nó đột khởi dâng lên thành cảm xúc thi ca. Lúc ấy, tứ bài thơ vụt đến bất ngờ, tưởng như của nhặt được, nhưng thực ra nó được tích lũy vô tình ở đâu đó đã lâu. Một bóng cây lạ, ngôi nhà lá đơn sơ, một gương mặt... Tất cả tưởng như vô tình thoáng qua, nhưng vào một thời khắc đặc biệt, nó sẽ hiển hiện trong không gian thơ thật riêng biệt và lộng lẫy” [77,457]. Thời điểm đó là thời điểm nào? Đó chính là lúc cái tôi nhà thơ trở về đúng bản chất sáng tạo, nó thẳng thừng đối diện và đối thoại với chính mình, vượt thoát ra khỏi những bức bách cá nhân để đến một thế giới giành riêng cho sự sáng tạo. Cấu tứ dựa trên cuộc đối thoại giữa nhà thơ với chính mình được khai sinh: Em xa, Hoang tưởng năm 2000, Không đề I (Giọt nắng), Em và

biển (Gọi xanh), Đến trong ý nghĩ (Vách nước), Không thể tin, Đúng vậy, Hắn 1, Hội chứng từ một tin đồn, (Hôm sau), Âm dương (Hoa giấu mặt), Từ nhà mình, Tĩnh lặng 38 (Vừa sinh ra ở đó)...

Bài thơ Em xa trong tập Giọt nắng được cấu tứ dựa trên những liên tưởng hồn nhiên, đáng yêu của một kẻ đang yêu. Kẻ đang yêu đó đang tự tâm sự, tự kể, tự đối thoại với chính mình. Nó đối diện với chân mục thực sự của mình khi được trải nghiệm trong những cảm xúc bất ngờ của tình yêu. Cái tôi tự bộc bạch thành tiếng, tự nhận diện nó là một kẻ đầy khao khát, thứ tình yêu mà nó đang hướng đến cũng chứa đựng nhiều dục xác. Sự phá vỡ đi cấu trúc của thể lục bát, kiến trúc lại dưới dạng 6/6/8/8 cùng với sự xâm thực của các thể thơ vào nhau đã tạo một không gian thoái mái cho cuộc đối thoại:

Nơi da thịt em đã ngủ, bởi trong anh có tiếng tâm linh đang thì thầm: Em lần theo bóng mây trôi

Thấm qua sóng lá vô hồi

Đằm vào anh tiếng chim đôi bất ngờ Làm vang lên những dây tơ vừa chùng. Nhòa tan anh với mông lung

Em là giếng gió trong lòng

Nhấn chìm anh thoắt đã không còn gì Hư vô thành thật cũng vì yêu em

Tiếng em gọi chói chang bên kia sông mơ, con thuyền anh bỗng thành con chó nhỏ”

Hoang tưởng năm 2000 là cuộc đối thoại của cái tôi nhà thơ với chính

mình để hướng đến sự giải thoát vào một thế giới hoàn nguyên. Nguyễn Thanh Tâm viết: “Hoàn nguyên được biết đến như là con đường trở lại nhất thể bằng kiên trì chính niệm, tu tâm dưỡng tính, gạt bỏ dục lụy, đạt đến sự thông suốt, sáng tỏ” [22,17]. Đó cũng là trạng thái cuối cùng - trở lại bản nguyên chân thật:

Chúa Jê Su và phật Thích ca Trên cỗ xe năm 2000

Cả người tôi yêu mến nữa Họ cùng bên nhau lặng yên.

Thế rồi xe tới hoàn nguyên Họ vụt òa lên nức nở

Nước mắt thành đầu còn cỗ xe thành chân trẻ nhỏ Khi gửi xiêm y vào gió

Họ ôm chàm lấy nhau.

Cái tôi nhà thơ đang tự bộc bạch, đối thoại với chính mình trong một không gian lâp thể: “Nước mắt thành đầu còn cỗ xe thành chân trẻ nhỏ”. Cái

tôi nhà thơ đã đạt đến bản nguyên, nó vui với niềm hạnh phúc vô biên trong nước mắt, đôi chân của hồn nhiên như được tái sinh. Lập thể nhấn mạnh vào những ấn tượng của trực giác, của thế giới được tưởng tượng, hình dung không phải là thế giới được tri kiến bằng thị giác lý trí. Từ không gian đó, nhà thơ đã đi đến kết luận rằng: Khi gửi xiêm y vào gió – rũ bỏ những hình thức làm nên sự khác biệt/ phân biệt thì con người có thể vươn tới hoàn nguyên. Đây cũng là một dự tưởng về đại đồng, thâu tóm toàn bộ cấu tứ của bài.

Bài thơ Không đề I được cấu tứ dựa trên ý thức về sự phản tư của chính cái tôi nhà thơ. Năng lực phản tư (critism) tức là khả năng tự phủ định, nghĩ đi nghĩ lại của mỗi người. Ở đây là sự phản tư của con người tinh khôn, đánh mất những hồn nhiên thơ ấu. Con người tinh khôn là một tha hóa khỏi bản nguyên. Nhà thơ đối thoại và tự phủ định chính mình:

Con chim bay vút lên không

Để lại gió với cánh đồng rộng thênh ...

Phù sa trôi lúc sóng duềnh

Thương cây cuối bãi đầu ghềnh cạn khô ...

Gọi tìm tôi thủa dại khờ

Về thương tôi của bây giờ tinh khôn

Bài thơ Em và biển trong tập Gọi xanh, thoạt nhìn vào ta thấy xuất hiện 2 đối tượng: chủ thể “anh” và đối thể là ‘em”. Nhưng đây cũng có thể là một sự tưởng tượng về đối thể trong cuộc đối mặt trực diện. Nhà thơ tự nói về mình trong tâm thế của một con người đầy khao khát, tự chất vấn, và rồi tự trả lời :

Em thở êm như biển lặng tờ Hay đâu có bão ở trong mơ Tay em, anh khẽ nâng trên ngực Như kéo con thuyền lên cát khô.

Đúng vậy trong tập Hôm sau lại được cấu tứ dựa trên cuộc đối thoại

của cái tôi nhà thơ thông qua những điệp khúc ngôn ngữ được nhắc đi nhắc lại trong nỗi niềm cảm xúc hoang mang cực độ. Cái tôi không ngừng bày tỏ về mình bằng cách khẳng định qua hệ thống ngôn ngữ đầy ám ảnh. Sự pha trộn giữa ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ của đời sống đã tạo nên chất xúc cảm riêng. Hãy chú ý vào cách nói của nhà thơ:

Lúc ông đi

Ông mặc áo len màu cổ vịt, quần rộng đũng Tóc cắt ngắn

Tay cầm cuốn sách

Ra gần cửa còn lẩm bẩm:

Sáng rồi tối...thối rồi thơm...bơm rồi xì...đi rồi ngã...vả rồi thương...ương rồi chín...nín rồi thét...kẹt rồi lơi...xơi rồi hóc...bóc rồi che...đe rồi chừa...đưa rồi quỵt...bịt rồi hở...lỡ rồi toi...moi rồi thấy...

Chốt cửa gỗ Kéo cửa sắt

ống bấm năm chiếc khóa rồi ném chìa vào trong nhà lật đống chăn nơi ông vẫn nằm

thấy mẩu giấy với nét chữ nguệch ngoạc: ai tìm thấy tôi ở đâu, gọi về số...

xin cảm ơn và hậu tạ

sau mẩu giấy vẫn văng vẳng:

quấy rồi đục...nhục rồi than...tan rồi huề...mê rồi tỉnh...thỉnh rồi buông...

Tới đây, chúng ta có thể nhận xét: cách cấu tứ dựa trên việc triển khai các cuộc đối thoại đã góp phần tạo nên nét đặc trưng cho thơ Mai Văn Phấn.

Qua đây, ta cũng thấy được sức sáng tạo dồi dào của nhà thơ và ý thức về việc tạo lập một không gian, một thế giới thơ riêng của chính mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w