Sự tiếp biến những mô hình cấu tứ truyền thống trong thơ Mai Văn Phấn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 62 - 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Sự tiếp biến những mô hình cấu tứ truyền thống trong thơ Mai Văn Phấn

Văn Phấn

Quá trình xây dựng, tổ chức các yếu tố nội dung, nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn đã được bồi đắp, “tiếp nhận” từ những thành tựu của các chặng thơ Việt trước đó và ở cả một số thể loại thơ nước ngoài. Tuy nhiên, song hành với qua trình tiếp nhận, Mai Văn Phấn còn liên tục “sáng tạo, biến đổi” cách thức tổ chức tác phẩm tạo ra được nhiều kiểu cấu tứ độc đáo, mới lạ, khẳng định được tài năng và phong cách của chính mình trong dòng chảy của thực thể thơ đương đại. Để đánh giá và phân tích thấu đáo quá trình “tiếp biến” đó, một lần nữa chúng ta nhìn lại hành trình thơ của Mai Văn Phấn, tất nhiên là “nhìn” để “thấy” sự “tiếp biến” nói trên ở các chặng đường sáng tác khác nhau của tác giả.

2.3.1. Sự tiếp biến mô hình cấu tứ truyền thống ở chặng đường thơ thứ nhất (từ khởi đầu đến năm 1995)

Cấu tứ thơ Mai Văn Phấn ở chặng này chưa chứng tỏ được sự độc đáo. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là hai tập thơ Giọt nắng và Gọi xanh, ở đó những tìm tòi, thể nghiệm về cấu tứ của ông vẫn chưa thoát ra khỏi hệ hình quy chiếu của những mô hình cấu tứ truyền thống trong thơ.

Mai Văn Phấn vận dụng cách tổ chức bài thơ, tổ chức hình ảnh, hình tượng tương đối thống nhất, thông qua hệ thống ngôn từ và các sự kiện để từ đó làm hiện rõ tư tưởng, cảm xúc (có thể gọi là trật tự xuôi tuyến tính): Đó là cách đánh động, gợi nhắc về câu chuyện giữa Trương Chi và Mỵ Nương thông qua cách đặt tiêu đề Trương Chi. Là cách tổ chức các câu thơ theo dòng cảm xúc tuôn dài trong Khúc cảm mùa thu, là hình tượng Hoa ngọc trâm đong đưa trong gió “liêu xiêu”... Là việc thống nhất điểm nhìn xuôi chiều

nhưng vẫn chưa có nhiều cách tân, đổi mới, không thách đố được độc giả trong quá trình thâm nhập vào tác phẩm:

Con chim bay vút lên không

Để lại gió với cánh đồng rộng thênh ...

Phù sa trôi lúc sóng duềnh

Thương cây cuối bãi đầu ghềnh cạn khô ...

Gọi tìm tôi thủa dại khờ

Về thương tôi của bây giờ tinh khôn

(Không đề)

Về phương diện tạo hình, như Cao Năm đánh giá: “thơ ông mở cho người đọc những liên tưởng mới từ những hiện tượng, những sự vật đã quen, cảm xúc và cấu tứ được dồn nén trong những hình thức ngắn với những ẩn dụ có hàm nghĩa sâu và cô đọng theo truyền thống thơ phương Đông. Và bởi thế, sự thành công đối với ông chủ yếu ở những bài viết ngắn. Với những bài dài, tuy số lượng không nhiều trong tập thơ, nhưng nhìn chung, ý bị dàn trải. Một đôi trường hợp, vì cố ý tạo cái lạ cho hình thức nên giọng thơ bị ngái, hình ảnh thơ dị dạng, nhoà nghĩa, không có khả năng bám vào ký ức” [12]:

Có một Tháp Chàm khác nữa Là em nghiêng búp tay thon Dắt anh từ hoa văn rêu phủ

Qua nghìn năm vang bóng những linh hồn

(Ảo ảnh Tháp Chàm)

Đêm đầu mùa

Anh cuống quýt hôn em qua kẽ lá Khi sương tan cành biêng biếc xanh...

Mai Văn Phấn tận dụng triệt để thể thơ lục bát và những đặc trưng của thể thơ lục bát: Tản mạn về cỏ, Một mình, Bên hoa, Du ca, Khúc cảm mùa

thu, Thay lời chim làm tổ,Trương chi, Gom nhặt cuối mùa, Bâng quơ, Mưa cuối hạ, Lơ lửng, Qua hoàng hôn, Hoa ngọc trâm, Rượu xuân, Kinh cầu ban mai, Không đề, Nước mùa xuân, Mười nén nhang ở ngã ba Đồng Lộc, Em gái đi lấy chồng, Con ngủ, Chiếc lá... để cấu tứ trên thể thơ thân thuộc. Các thể

thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ được vận dụng nhưng cấu tứ vẫn chưa có nhiều điểm mới lạ, độc đáo, chưa đạt được độ lay tỉnh cần thiết.

Tay ta những ngón sum suê

Gọi nhau mười nẻo đi về lặng câm Trong sương khói có sóng gầm

Một mai vọng xuống cát lầm tạnh khô

(Kinh cầu ban mai)

Giấc mơ giăng kín thinh không

Hạt mưa ngái ngủ đã chồng lên nhau Cánh chim vừa liệng dao cau

Dòng sông đã ngậm bã trầu phù sa...

(Du ca)

Tán lá ngôi nhà bình yên

Phía sau nằm úp một con thuyền Lá rụng khi dòng xanh tưởng cạn Con thuyền phía ấy lật mình lên

(Chiếc lá)

Cách cấu tứ dựa trên một số thủ pháp nghệ thuật so sánh, lạ hóa ẩn dụ cũng đã đem lại nhiều mỹ cảm mới cho thơ: “Tàn mùa chiếc lá lia qua/ Cho

cô đơn ấy xẻ ra mấy phần” tuy nhiên do chưa sáng tạo được cách cấu tứ mới

lạ nên nhiều bài thơ lại quay trở lại vẻ đẹp cổ điển Thuốc đắng, Mười nén

nhang ở ngã ba Đồng Lộc, Em gái đi lấy chồng... Nói tóm lại, ở chặng đường

thơ truyền thống với tinh thần học hỏi. Với những cách cấu tứ như thế, Mai Văn Phấn dự báo cho người đọc về bước chân của mình vào làng thơ, tránh được những “cú sốc” dư luận. Hơn hết, việc tiếp nhận kiểu cấu tứ truyền thống như vậy còn tạo nền tảng vững chắc cho những cuộc bứt phá ở các giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w