Đối thoại với người đọc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 122 - 128)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.2. Đối thoại với người đọc

Mới đây, trong các bài phỏng vấn với báo chí được đăng tải trên mạng và tuyển in trong các tập thơ, Mai Văn Phấn đã chia sẻ quan điểm sáng tạo của mình với độc giả. Khoảng cách giữa nhà thơ và người đọc đã trở nên ngắn hơn. Tuy nhiên, giữa vô vàn những phản hồi của độc giả, ta lại bắt gặp ở đâu đó những phản hồi trái chiều, xuôi ngược. Chính vì vậy, trong rất nhiều những bài thơ của mình, Mai Văn Phấn đã chủ động tạo lập, xây dựng tác phẩm như là những cuộc đối thoại với người đọc. Điều đó có thể thấy qua các bài thơ như: Cái nhìn, Trồng cây nêu trước nhà, Kiếp trước, Bí ẩn, Nhiều

người nhìn thấy, Con mắt nghiêng 74, Nhìn qua răng bừa, Đời đầy hiểm họa, Lưỡi câu vô hình (Hoa giấu mặt), Nơi cội nguồn thế giới,Giấc mơ cây (Vừa

Trong tập thơ Hoa giấu mặt, nhà thơ Mai Văn Phấn đã chủ động phát vấn để ngầm đối thoại với người đọc, mà nói theo cách của Lê Vũ thì là kiểu “đối thoại vô ngôn” với những “phát vấn treo lên trời”. Bài thơ đầu tiên trong tập có giá trị như một xuất phát điểm, nó định hình cho người đọc một “cách nhìn” về toàn bộ tập thơ. Ở đó, người ta nhận thấy có cái nhìn trực diện vừa thực, vừa ảo, gom hết từ một “vũng nước nhỏ” đến đỉnh cao xanh, từ một không gian hẹp, thấp đến cả một thế giới rộng, bao la. Rõ ràng, tính chất đối thoại ở đây đã được ngầm ẩn, nó không được biểu lộ một cách rõ ràng và độc giả muốn đáp lại được phát vấn đó thì không có cách nào khác là phải đặt mình vào tâm thế của bài thơ, trải nghiệm thật nhiều trong ấy:

Vũng nước nhỏ dưới chân núi Soi

Tận đỉnh

(Cái nhìn)

Tác giả Lê Vũ viết: “Những câu thơ không có giá trị miêu tả hay thông báo thông tin, cũng không lấp lánh chữ nghĩa và được viết bằng câu xác định nhưng không, chính xác đó chỉ là một câu hỏi, một câu hỏi mở ra mười phương ngắm và ngẫm ngợi, một phát vấn về những tình thế, bối cảnh được mất, hơn thua, thành bại, sáng tối…” [103]. Người đọc vô tình lạc vào trong một thế giới của những phát vấn. Chúng ta tùy nghi đối thoại, nếu muốn… Cứ thế, Mai Văn Phấn bắt đầu trải đi với những câu chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm, lãng mạn, có khi cay cực của mình. Trồng cây nêu trước nhà theo như cách lý giải của Lê Vũ thì đó là một câu hỏi về cũ và mới, về những biến động, biến cố thường ngày, một câu hỏi không vui vì điệp khúc cứ lặp lại với những chuyện ong óng ở Huyện. Thế nhưng, sâu hơn thế, nó lại là cả một phản vấn với người đọc về sự lựa chọn. Độc giả chọn cái nào? Thích cái mới hay cái cũ? Thử ngắm nhìn và trải nghiệm nếu muốn. Tầng nghĩa đa chiều mà vô ngôn của bài thơ nằm ở đó:

Xuân Ngấm đất

Đào xuống gặp toàn năm cũ

(Trồng cây nêu trước nhà)

Mai Văn Phấn không ngần ngại đưa ra phát vấn về tình yêu mang tính chất dục xác thông qua một cái vỏ ít nhiều lãng mạn. Độc giả tham gia vào cuộc chất vấn và có thể tự lựa chọn cho mình một cách nhìn. Và nói chuyện hài đỏ với cỏ xanh trong bầu khí liêu trai, Mai Văn Phấn đang hỏi về mối quan hệ đôi lứa bằng cái giọng của mình, một thứ trái đắng cay ngon ngọt giành cho nhau và chúng ta vẫn có quyền cười mim mím với một loạt các biểu tượng “đám cỏ, hài đỏ và giẫm”.

Anh là đám cỏ lan ra lối đi Em đi hài đỏ

Giẫm lên anh phải không?

(Kiếp trước)

“Nghĩ trong mưa là một phát vấn khác, đầy chất hoặc ngờ của thời đương đại khi mà bầu khí hôm nay quá ô nhiễm, lòng người đổi thay tráo trở đến vô lương vô lường còn những thiên tai tật bệnh cứ triền miên” [103]. Con người phải đối diện với vô ván mối lo ngại. Mai Văn Phấn đã chia sẻ những nghi ngại đó cũng người đọc:

Không thể tin

Đám mây say đắm hôm qua Đang làm mình ướt

(Nghĩ trong mưa)

Lê Vũ viết: “Tôi nghĩ, MVP không xác định điều gì. Anh chỉ hỏi, hỏi trong lặng im và chờ một cuộc nói chuyện mới cho hôm nay và mai sau. Hoa giấu mặt, do đó, rất hiện đại chứ không giàu tính ước lệ, bó khuôn trong tinh

Cách đối thoại vô ngôn đó được Mai Văn Phấn tiếp tục triển khai thông qua những dự báo bất thường của mình. “Nó không đơn thuần là những suy nghiệm tâm linh mà là những mảnh vỡ cảm thức về giá trị nhân bản, một

tiếng hú vọng động về những biến thiên xộc xệch giữa dòng chảy bán mua

xao xác.” [103]. Bí ẩn là một cảnh giác về những rình rập săn bắt có thể trong đêm, sau lưng người. Nó thâu tóm toàn bộ tứ thơ. Đối thoại để nhận ra rằng mỗi chúng ta cần phải tỉnh táo:

Nơi con chuột sập bẫy Suốt đêm

Không con nào qua

(Bí ẩn)

Đời đầy hiểm họa là một lời dự báo và cũng là một mẩu đối thoại mang

đầy ý nghĩa của Mai Văn Phấn. Hiểm họa đang rình rập con người, sự sống có thể sẽ trở nên mong manh, yếu đuối, là đối tượng của sự hủy diệt. Cấu tứ bài thơ như đã chìm hẳn vào một cuộc đối thoại vô ngôn hàm ẩn:

Con diệc Non Mẹ đâu?

(Đời đầy hiểm họa)

Lưỡi câu vô hình được cấu tứ dựa trên một dự báo về sự bất an cho

con người. Người đọc tham gia vào cuộc đối thoại, trực diện tiếp xúc với hiểm họa, với những âm mưu, toan tính chết người:

Ngắt chiếc lá Đưa lên miệng Ai đang câu tôi

(Lưỡi câu vô hình)

Giữa chợ là một âm vọng có hơi hướng kì bí: “Mỗi con một hướng/ Chó mèo cô độc/ Trong hơi thở người” nhưng rất cụ thể về sự phân cách và

cảnh giác mang tính chiều sâu. Đôi khi nó còn được nhà thơ nhấn mạnh và tái hiện lại trên nền tảng của một dòng cảm xúc khác ở Con mắt nghiêng số 4

Trên gai nhọn

Mặt trời mọc Giọt sương

(Con mắt nghiêng 4)

Dự báo rõ ràng chứa đầy nghịch lý nhưng lại có lý theo cách nào đó. Đó là bí ẩn và cũng là cái huyền diệu của thơ. Phi thực mà thực đến từng chân tơ cọng tóc. Phần lớn Con mắt nghiêng đều mọc lên những cảnh huống bất ngờ. Cuộc đối thoại cũng vì thế mà mang tính chất đa chiều hơn. Cấu tứ vì thế cũng được lạ hóa:

Đàn dê/ Ăn trụi vạt cỏ/ Xuân mới đến (10)

Ngày nồm/ Cầm con dao/ Bỗng cùn (14)

Cầm bàn tay/ Mình đã nuốt em/ Không còn lọn tóc (55)

Một loạt thi ảnh khác như “bình minh nham nhở, Mây đen trùm đầu, Nỗi cô đơn hình lục giác, Con nhặng đột nhiên cất tiếng, thanh kiếm gỉ, Giấc mơ con nhện, Tiếng ngân mồ hôi người, Bông hoa chảy máu”… chính xác là những dự báo bất thường, âm vang trạng huống hoang mang của người thơ đang sống trong phập phồng bấp bênh. Độc giả tham gia vào cuộc đối thoại một cách tự do và bị cuốn theo dòng suy nghĩ của tác giả. Cấu tứ ùa về một cách ngẫu nhiên. “Dự báo/ dự cảm có thể đúng hoặc sai nhưng Hoa giấu mặt cũng góp một tiếng nói vào những lịch kịch của đời sống, không tách rời hiện thực kiểu lấy cảnh ngụ tình của văn học cổ. [103]

Tiếp tục dòng cấu tứ ấy với một số bài thơ trong tập Vừa sinh ra ở đó. Bài thơ Giấc mơ cây được sáng tạo trên cái nền của thơ văn xuôi. Mỗi câu từ đều chứa chan xúc cảm như là một lời kể, lời tâm sự. Cấu tứ của bài thơ dường như đang được triển khai trên một cuộc đối thoại, một cuộc trao đổi đầy tâm tình giữa nhà thơ và độc giả - những người mà ông luôn khao khát hướng đến. Đọc những câu thơ “Mỗi ngày anh được hồi sinh từ vòm lá, chập

chững biết lo toan, để sớm mai bắt đầu một đời sống khác. Biết bao lần anh hạc gày khắc khổ, rồi sum suê bên cây. Là đứa trẻ mải chơi bóng mát, nỗi vui buồn anh lại ngước lên” ta lại liên tưởng đến hành trình thơ Mai Văn Phấn

đầy những gian lao, độc giả đã trải nghiệm với rất nhiều nỗi niềm cảm xúc khác nhau ở những tập thơ trước. Cái sự bí bách, chật vật, cái sự hoang mang lo lắng đầy hoài nghi nay đã chẳng còn ngự trị. Mai Văn Phấn vươn đôi vai của mình đứng dậy, thả tâm hồn mình vào không gian, cất tiếng tuyên bố với người đọc về việc khai sinh ra một thế giới mới, một nguồn cảm xúc mới và một tâm thế đầy khác biệt trong Vừa sinh ra ở đó. Độc giả tham gia cuộc đối thoại, tự mình trải nghiệm ngẫm suy và đồng hành cùng nhà thơ:“Mải mê

chăm sóc, vun xới, đợi ngày cây tươi tốt, lá cành mát nơi anh đứng, tán xòe lấn vòm trời. Chim chóc đậu xuống ngôi nhà rộng, chuyền cành, hót vang không lối ra. Em đặt tay lên anh.Giấc mơ lá cây chở che hoa trái”.

Nơi cội nguồn thế giới là một cuộc đối thoại nhắc nhớ. Tác giả đề lên

bài thơ của mình rằng “tặng 2 nhà thơ Susan & Bruce Blanshard”. Mai Văn Phấn phải chăng đang nói về cội nguồn của thơ, đang trao đổi cùng độc giả về nơi ngọn nguồn khởi phát của thơ ca chăng? Hoặc cũng có thể là muốn chia sẻ về mạch nguồn khai sinh tâm hồn thi nhân. Nơi cội nguồn của thế giới đã khai sinh và tạo một thế giới khác. Tất cả chúng ta vừa sinh ra ở đó:

Tôi nhìn thấy trên đỉnh đồi Một bông hoa cỏ may vừa nở Ánh sáng phát ra từ đó... Không phải nơi nào khác

Mà chính từ bông hoa cỏ may kia Đang làm nên một ngày tuyệt đẹp... Đúng, rất đúng

Tất cả chúng ta vừa sinh ra ở đó”...

Đối thoại với người đọc không chỉ giúp nhà thơ bày tỏ được hết thảy những nỗi niềm tâm sự sâu kín của mình mà còn là một định hướng quan

trọng trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm, tạo ra một hồn thơ riêng, chở nặng suy tư, trăn trở của Mai Văn Phấn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 122 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w