3 Cảm giác mệt mỏi, chán chường, bất lực rồi buông xuôi

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 83 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. 3 Cảm giác mệt mỏi, chán chường, bất lực rồi buông xuôi

Đối diện với muôn vàn sự vật hiện tượng đang diễn ra trong thế giới nhưng dường như tất cả đều chỉ vừa xuất hiện, tất cả đang vẫy vùng kiếm tìm sự sống, tất cả đều không thể sinh sôi, nảy nở trong một không gian bưng bế, chật hẹp. Chân đã mỏi, áp lực càng gia tăng, lý tưởng đã suy sụp, chán chường, bất lực rồi đành buông xuôi phó mặc tất cả cho tạo hóa, cho cái vốn dĩ vừa được sinh ra. Dòng cảm giác này đã trở thành một phương diện quan trọng để Mai Văn Phấn cấu tứ thành nhiều bài thơ độc đáo: Biến tấu con quạ,

Đúng vậy, Chỉ là giấc mơ, Giấc mơ vô tận, Đêm lập xuân,Còn cậu hãy đứng đằng kia, Hắn I, Đến trong ý nghĩ 4, Biết thì sống, Chuyện còn dài, Nếu...

“Giải pháp là một cách hình dung về con đường của sự giải thoát, sự

phá vỡ những vỏ bọc bền bỉ để nảy mầm một sinh thể mới. Bài thơ là một tự sự từ chủ thể gắn với cảm xúc vừa mệt mỏi, chán chường lại vừa nơm nớp hy vọng. Tính truyện được gia tăng khiến cho lời thơ giống như một tâm sự, tự thuật. Nhịp điệu của hình ảnh và thi cảm dàn trải với tiết độ chậm, ngôn ngữ khá gợi cảm” [22,58]. Chất thơ của thi phẩm này chính ở ngôn từ đậm đặc sắc thái chủ quan, rất giàu cảm xúc và nhịp điệu:

Sự e dè thường được bọc kín thành nhân trong hạt. Dẫu mang nhiều hứa hẹn mùa xanh, những hiệu quả bội thu tiếp nối, nó vẫn không tự thoát ra khỏi lớp vỏ dày...

Hãy thử đọc bài thơ Chỉ là giấc mơ:

Chúng bịt miệng Trấn lột mọi thứ

Và xin tôi bộ phận sinh dục. Nói rằng xin

Bởi nếu tôi không đồng ý

Của quý phải liệng xuống hố phân (chúng biết cả bí quyết thần chú). Tôi bảo:

Các ông có thể lấy hết

Nhưng cho tôi giữ lại chút riêng

Xin tự nguyện làm đồ chơi, giẻ lau, trâu chó. Tôi cúi xuống đón chiếc ách lên vai

Tôi xù lông và bắt đầu sủa lớn Tôi lúc lắc và kêu bíp bíp

Tôi mài cơ thể mình xuống sàn nhà

Tôi chạy quanh và miệng sủi bọt Tôi nhễ nhại, giả chết, lồng lộn Tôi rã rời, loạn nhịp, vỡ tung Tôi thấm nước và vắt ra nước

Cảm giác của bài thơ được đến từ một giấc mơ khi chủ thể thấy mình bị trấn lột mọi thứ, nhất là “bộ phận sinh dục” – cái quý giá nhất của đời người. Người ta “xin” nhưng nhưng đã hàm ý về sự bắt buộc. Trong ý thức của chủ thể, khi bị lấy đi cái “của quý” đáng giá, lẽ ra anh ta phải phản ứng quyết liệt, phải đấu tranh, phải phản kháng. Nhưng không, một câu buông xuôi đã minh chứng cho tất cả “các ông có thể lấy hết”. Bất lực, không đấu tranh, buông xuôi và chấp nhận làm mọi thứ kể cả “giẻ rách, đồ chơi, trâu chó” làm theo mọi cử chỉ mà người khác ra lệnh.

Đến với bài thơ Biết thì sống: “Nhận đúng nốt ruồi bên mắt trái chị thu

tiền điện đêm qua bị bắt quả tang/ đang ôm hôn ông trưởng thôn trong quán thịt chó.../ “Biên bản lập thành 05 bản/ Có giá trị pháp lý như nhau”/ Lão chủ quán thịt chó biết lắm chuyện/ bị người đến nắm tình hình/ lấy lời khai suốt năm tiếng đồng hồ/ về đến ngõ vợ đã mắng té tát/ Bạc đầu còn ngu/ Lão cay mũi/ ức đến tận cổ/ nhưng nghĩ đi nghĩ lại/ thấy đúng quá/ lén lút uống dăm ba chén rượu/ ra sân nhìn nắng lên./ Lần sau biết chỉ để bụng/ nói làm gì”. Con người chứng kiến, biết rõ được mọi thứ đã diễn ra như thế nào, theo

chiều hướng ra sao nhưng con người không có ý thức đấu tranh, “lén lút” ném đi mọi sự thật để giữ lại cho mình sự yên ổn. Và nếu như lần sau mọi sự “ôm hôn” có diễn ra thì “biết chỉ để bụng” chứ “nói làm gì”.

Vì bất lực, vì buông xuôi, con người tự rơi vào mộng mị, mê hoặc chính mình bằng huyễn tưởng, viễn vông: “Tôi mơ:/ đêm ngủ không cần khóa

cửa/ ra đường chẳng ai lừa mình/ họ nghĩ sao nói vậy/ thoáng món ăn ngon và nắng đẹp/ thật tội nghiệp con chó” (Nếu).

Rõ ràng, con người người không ngừng bị tha hóa. Như nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm khẳng định: “Thức cảm về sự tha hóa đó không phải là xa lạ đối với văn học thế giới và cả văn học Việt Nam. Đó là sản phẩm của tình trạng con người bất lực, buông xuôi trước cám dỗ và sức mạnh cưỡng chế của điều kiện sinh tồn” [22,84]. Con người biết rõ mình đang từng ngày bị cuộc sống nuốt chửng mà không sao cưỡng lại được. Trong tập thơ Hôm

sau của Mai Văn Phấn, ám ảnh về cái chết hiện lên khá rõ. Bầu tử khí vẩn

theo bóng quạ, xuyên qua màn đêm, reo rắc niềm kinh hãi lên sự yếu đuối đã kiệt quệ đức tin của con người:

Đừng đến gần bóng râm Chúng là con quạ

Xoã cánh lúc hoàng hôn, rạng đông ...

Cả chúng ta nữa, đang cồn cào cùng dòng sông đói khát. Những giọt nước đục tìm cách lọt qua khe vải. Mặt nước khổng lồ ghìm nén xao động, mong giữ lại bóng người. Bật que diêm rồi, vẫn nhớ ngọn bấc còn rất xa. Vung tay lên, nói một mình trong bóng tối.

(Biến tấu con quạ)

Có chút gì chơi vơi trong tâm thức con người. Sự níu kéo, sự nỗ lực, sự buông xuôi,... rồi tất cả bị nuốt vào trong cái bụng tối đen của con quạ, bóng tối. “Mĩ cảm của tác giả làm người đọc thực sự âu lo. Cái chết ẩn náu đâu đó trong những bóng râm, những khoảng tối rồi bất thần ập đến. Lễ thiên táng cho thân phận được chính thức bắt đầu” [22,84].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w