7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2.2. Cảm giác bí bách, chật vật
Đã có rất nhiều bài thơ của Mai Văn Phấn được cấu tứ dựa trên dòng cảm giác bí bách, chật vật. Dòng cảm giác này xuất hiện khá rõ nét trong tập
Vách nước. Cũng cần phải nói thêm rằng, “Vách nước là một tập thơ khá khó
đọc. Phần lớn các bài thơ trong tập này được viết theo lối tự động tâm linh hoặc những mê sảng của ý thức, sự trỗi dậy của vô thức, tiềm thức. Thế giới
là một hỗn độn ngẫu nhiên, phi tuyến tính, phi trật tự, phi lô gic” [22,81]. Vì vậy, khi tiếp cận tập thơ, qua các bài: Tiếng kẹt cửa, Hát từ đất, Bông hoa,
Đất nở, Nhịp điệu vẽ lối đi, Làng, Linh hồn bay lên, Quyền được nghĩ những điều đã ước, Mùa hạ rất gần, Im trôi, Nơi trời rộng, Đợi mùa, Mộng du, Ước phục sinh, Ngày đẹp trời, Không quán tính, Những ý nghĩ không sắp đặt, Niệm khúc số 18, Mười bài tập mùa xuân, Đối thoại với thời gian,... người
đọc bị bủa vây trong những nỗi bí bách, chật vậy gợi lên bởi cách hình tượng, mảnh ghép gián cách, phân đoạn...
Trong bài Tiếng kẹt cửa, Mai Văn Phấn Viết:
Vọng trong cơn mơ thành tiếng sét trên giường cũ
mặt đất rộng lại về
mùi ruộng ải dâng mưa mù mịt quyện vào mồ hôi chiếu chăn phận cò
chìm trong màn trũng thoai thoải sá cày vừa gối phù sa bồi ngập lỗ tai lòng tay lao xao tôm cá người đi sạt đất lở bờ
cố trấn tĩnh và nhớ trong mê sảng trước tiếng sét là tiếng cuốc
trước nữa là cây bén xuống vực sâu tiếng sét đi không còn vọng...
Bài thơ được mở đầu bằng “tiếng sét” – một liên tưởng tương đồng giữa tiếng kẹt cửa và tiếng sét. Nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm cũng nhấn mạnh: “Chắc hẳn trong mỹ cảm của chủ thể, tiếng kẹt cửa có một sức tác động rất lớn hoặc diễn ra trong bối cảnh mà tâm thức đang đầy rẫy biến động, tạo nên một cú hích, một chấn động mang ý nghĩa như một công án” [22,75].
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, sau tiếng sét ấy, các hình ảnh lần lượt xuất hiện: “ruộng đồng”, “bờ bãi”, “mồ hôi”, “tôm cá”, “phù sa”,”sá cày”, “phận cò”. Tư duy thẩm mỹ của nhà thơ đã bị chói buộc trong ám ảnh về một vùng nông nghiệp nghèo khó và lam lũ thậm chí là đầy bế tắc. Tiếng sét cuối cũng như là một tác nhân liên tưởng về phía những đời sống nông nghiệp đang chìm trong vực sâu của sự bế tắc. Thanh âm của bài thơ, tiếng gọi của bài thơ, các hình ảnh, sự vật đều quẫy trong sự chật hẹp, bức bế, không thể cất cánh.
Cùng một cảm giác như trên, bài thơ Làng tiếp tục: “Lại con đường/
dấu chân liềm hái/ dấu chân mã tấu/ nước mắt loang nhàu đám cỏ gà/ đau buốt quá một đời kim chỉ/ be chắn khỏi vỡ/ Tiếng gọi vỡ không gian bình vôi/ nhàu nát cánh có dính nhựa/ thổi căng áo mồng tơi trống mõ/ bay đi cờ phướn mở/ Vỡ từng huyệt mộ/ nghiêm cẩn nhặt lên từng tiếng tổ tiên”. “Đám
cỏ gà”, “kim chỉ”. “cánh cò”, “trống mõ”... không gì khác là một ký ức về thân phận con người nơi làng quê. Không gian bình vôi là liên tưởng về sự chật hẹp, tù túng của đời sống. “Bài thơ như một cuốn phim về cuộc đời, thân phận của làng qua lịch sử từng con người. Nhưng khi đi hết bài thơ, liên tưởng của người đọc lại như một cuốn phim quay ngược, từ xương cốt, huyệt mộ dần tìm về những tiếng nói của tổ tiên” [22,79]. Cuộc sống không đi tiếp, con người không bước đi mà quay trở về với nguồn cội.
Trong bài Nhịp điệu vẽ lối đi có những câu: “Huyệt sâu mở trong lồng
ngực/ Hiện lên đại lộ vòng quanh/ Bê bết dính bao mái nhà lộn ngược/ Vết ố tường tôi mạng nhện giăng/ Âm ỉ bên trong tiếng gõ/ Hối thúc chạy về cánh cửa”. Cấu tứ của bài thơ này được xây dựng dựa trên dòng cảm giác lạ và đa
mang. Mở đầu bài thơ, trí nhớ được khuấy động, nhịp điệu đã thong dong, lối đi đã mở. Thế nhưng đến cuối bài, lối đi đó lại được phát hiện từ một không gian bí bách, ngột thở, muốn thoát ra mà chẳng được: từ “huyệt sâu”, “lồng ngực”, “đại lộ vòng quanh”, “nhà lộn ngược”, “mạng nhện”, tất cả đều dính, đều nhầy nhụa kéo cảm xúc, hối thúc con người trỗi dậy nhưng mà chỉ để tìm về với “cánh cửa” nơi vạch xuất phát.
Tiếp tục với bài thơ Linh hồn đã bay. Cách đặt nhan đề như thế của thi nhân khiến độc giả nghĩ ngay tới sự giải thoát, siêu thoát của linh hồn. Thế nhưng, đó cũng chỉ như một gợi ý cho sự thực đang che giấu:
Võng nhện xương tan xé rách Lưỡi cỏ mềm tự do
Mây trôi đi lấp vội
Chân trời vừa mai táng bóng đêm Trong đất máu đã phục sinh
Hóa nhựa non rưng rưng lá rụng... Chữ trong sổ tay vừa mơ thấy lửa Sắp thành tro lại chợt hoàn hồn Dọn nhà thủy táng cả chân nhang Sao hương khói vẫn còn quanh quẩn
Linh hồn tưởng chừng như đã bay lên, xé rách võng nhện, “máu đã phục sinh”, “lạch nguồn huyết quản khai thông”... nhưng đó chỉ là một ảo tưởng. Không gian của bài thơ bị trói buộc trong một cảm giác lạnh đến ghê người với hành động “dọn nhà thủy táng”, cái chết để linh hồn không được siêu thoát, ám ảnh vẫn còn đó, “hương khói vẫn còn quanh quẩn”. Cảm giác bí bách, chật vật tiếp tục được trải trong nhiều bài thơ khác nữa:
Ký ức câm đặc chậm chạp dựng dậy vách đen sừng sững sương mù tràn bờ
đứt những động mạch hình nhân sáp nến mắt rụi lửa đen...
(Im trôi)
Sự thật làm con chữ nhảy ra không thể thu về càng tự tin tỉnh dậy nhìn biểu tượng ngập trong biển lửa...
Nỗi u mê xõa tóc
tiếng trẻ con bén vào răng lược chân tay chúng chạm nhau đánh lửa Từ miệng đất đai hơi ấm phà lên Dưới chân ngọn khói tượng đài
Mặc niệm những giống cây tuyệt chủng...
(Đợi mùa)