Sự ý thức sâu sắc về tính sống còn của những tìm tòi hình thức

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 27 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.3. Sự ý thức sâu sắc về tính sống còn của những tìm tòi hình thức

Với ý muốn thoát ra khỏi những quan niệm thơ và thi pháp truyền thống, muốn giải phóng thơ ra khỏi những chức năng, làm phương tiện biểu đạt những cái ngoài nó, đưa thơ về với chính nó, thế hệ nhà thơ sau 1975 đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo về thể nghiệm nhiều hướng đi, nhiều lối viết mới cho thơ với mục đích là cách tân hình thức thơ theo hướng hiện đại chủ nghĩa.

Xuất phát từ ham muốn tìm tòi hình thức thơ đó, nhiều thi nhân đã không ngần ngại đưa ra những quan niệm mới về Chữ và Nghĩa cho thơ. Họ muốn Chữ thoát khỏi chức năng ký hiệu thay thế cho những cái được biểu đạt, đọc thơ không phải là đi tìm nghĩa sau các Chữ và làm thơ là làm “Chữ”. Lê Đạt đã từng tuyên bố: “Chữ bầu lên nhà thơ”, “nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải bằng nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị của nó mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan với câu thơ, bài thơ”. Còn Trần Dần thì nói: “Tôi viết tức là tôi để con chữ tự mình làm nghĩa”. Có thể thấy những quan niệm này không hề quen thuộc mà trở thành xa lạ với số đông người đọc thơ và cả người làm thơ ở nước ta, nhưng nếu so sánh một chút với phương Tây thì lại không có gì là mới. Nhưng điều đáng ghi nhận, đáng được tôn vinh nhất ở những nhà thơ mang theo quan niệm trên là họ đã rất chu trọng khai thác và làm giàu các giá trị của mỗi chữ trong tiếng Việt, lạ hóa các chữ đã quen thuộc bằng cách tạo ra, đẩy chữ vào các kết hợp mới, khác với trật tự ngữ pháp thông thường cứng nhắc. Những thể nghiệm như thế đã từng được Trần Dần đưa ra trong các tập “Mùa Sạch” và “Jờ Joạcx, Lê Đạt trong tập “Bóng chữ”...

Joạc jờ jêrô... vòng tròn

thằng truồng bị vây trong vòng tròn

tôi không hiểu tôi bò hai chân trên sẹo joạc jờ nào?

sao cứ thun thút những sẹo mưa jọc jài ống ễnh bầu mưa?

chứ tôi đâu phải thằng quic-ss?mà tôi vẫn bị ngửa thì jờ ướt mưa jòng mùa jọc nịt joạc vườn jạch ngực joạt đùi jầm mùi jũi lòng tôi biết jành jạch sử ký cả

những luồng phùn mọc lọc người đi

(Tựa Jờ joạcx – Trần Dần)

Được “lấy đà” từ những quan niệm mới, thơ sau 1975 liên tục thực hiện các bước nhảy “vượt rào” tìm tòi về hình thức, trong đó tự do hóa là xu hướng bao trùm. Tự do hóa về hình thức thơ đã xuất hiện từ giai đoạn trước, nhưng đến giai đoạn này, nó được đẩy mạnh và trở thành một đặc điểm chủ đạo. Tự do hóa được thể hiện trên nhiều cấp độ từ thể thơ, kết cấu bài thơ, dòng thơ đến ngôn ngữ và cả cách trình bày.

Thơ tự do không vần trước đây còn là một hiện tượng hiếm hoi như trường hợp thơ của Nguyễn Đình Thi trong khánh chiến chống Pháp, thì giờ đây đã trở thành một hiện tượng rất phổ biến. Thơ văn xuôi với cách viết không phân dòng cũng được sử dụng rộng rãi ở nhiều trường ca và cả ở những bài thơ ngắn. Hầu hết các nhà thơ trẻ sau 1975 đều không muốn làm thơ theo các thể cách luât. Họ muốn giải phóng thực sự cho những ý tưởng cảm xúc khỏi những khuôn mẫu thể loại có sẵn. Một số cây bút khác vẫn sử dụng các thể thơ quen thuộc như lục bát, bảy chữ, tám chữ thì cũng cố gắng tạo ra những thay đổi theo hướng tự do hơn về cách tổ chức câu thơ, về nhịp điệu (thơ lục bát của Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn và nhiều người khác).

Bây giờ sông hoá lưỡi cưa Để tôi đi sớm về trưa nát lòng Bây giờ em đã sang sông Để tim tôi búp sen hồng bỏ rơi

Vớt buồn trên mặt sông trôi Bây giờ vẫn mình tôi giữa dòng

(Sang sông – Đồng Đức Bốn)

Tổ chức kết cấu bài thơ cũng hết sức đa dạng và nhiều trường hợp đã vượt ra khỏi những cách kết cấu lập tứ quen thuộc. Đặc biệt là ở lối thơ “vụt hiện”, hay ở những thể nghiệm của Trần Dần, Lê Đạt, Mai Văn Phấn để cho các chữ tự tạo sinh ý nghĩa. Còn ở các trường ca thì các tác phẩm thường được tổ chức thành các chương, khúc mà kết cấu bên trong là mạch trữ tình – chính luận. Một số tác giả lại thử nghiệm lối thơ rất ngắn, bài thơ chỉ gốm 2- 3 dòng...

Người về từ cõi ấy

Vợ khóc một đêm con lạ một ngày Người về từ cõi ấy

Bước vào cửa người quen tái mặt Người về từ cõi ấy

Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy ...

Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi Giật mình

Một cái vỗ vai.

(Người về - Hoàng Hưng)

Tự do hóa cũng được thể hiện ở việc tổ chức câu thơ. Câu thơ điệu nói được hình thành trong quá trình hiện đại hóa thơ ca, đã được đẩy manh hơn trong giai đoạn 1945-1975. Nhưng nhìn chung câu thơ trong các giai đoạn ấy

được tổ chức như những phát ngôn hướng ngoại. Cùng với xu hướng trở về với đời sống thế sự và riêng tư, cái tôi trữ tình trong thơ từ 1975 cũng mang xu thế hướng nội. Vì thế, câu thơ, lời thơ cũng là những phát ngôn hướng nội. Khi thơ tự do và thơ không vần đã trở thành phổ biến, các dòng thơ cũng được giãn nở hoặc co lại một cách rất tự do, sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ cũng có xu hướng phá bỏ những trật tự logic thông thường. Nhịp điệu tuy vẫn là một yếu tố cần thiết nhưng nó đã hết sức linh hoạt ngay cả trong thể thơ có số chữ hạn định ở mỗi dòng. Đặc biệt ở một số trường hợp, nhịp điệu câu thơ đã gần như câu văn xuôi và gần như không có vai trò gì đáng kể trong việc tổ chức câu thơ.

Bóng tối, là cô gái – mang thành phố đi lang thang – cho đêm ngắn lại

Trở về – thiếu phụ. Nước lạnh biến thiếu phụ thành thiếu nữ. Thiếu nữ chạy trốn – tới khi tay không giữ nổi bút.

Khoả thân trong chăn

Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần Anh gối lên đùi Mình ôm lấy Anh ôm mình

Biết sự bình yên của mặt đất

(Chân dung – Vi Thùy Linh)

Tự do hóa về kết cấu bài thơ, tổ chức câu thơ cũng đi liền với sự tự do trong sử dụng ngôn từ. Trường từ ngữ trong thơ đã được mở rộng đến gần như không có giới hạn nào. Những từ thông tục, khẩu ngữ, biệt ngữ, đã có mặt trong thơ của khá nhiều tác giả, nhất là lớp trẻ. Một số người lại muốn tạo sinh nghĩa mới cho các chữ bằng cách kết hợp chúng không theo quy tắc thông thường hoặc tạo ra những chữ mới từ những âm tiết chưa có nghĩa. Các nhà thơ theo quan niệm “làm thơ là làm nghĩa” rất coi trọng tái tạo chữ, tạo sinh nghĩa mới cho chữ, bỏ qua những nghĩa đã quen thuộc của chữ mà họ gọi là “nghĩa tự vị, nghĩa tiêu dùng”.

bất động

khi đói một an ủi

tràn như năng lượng gốc mặc kệ mặc kệ sự ngu muội mặc kệ sự tự nản mặc kệ nỗi vô ích mặc kệ những rạc rã bới tung những xác chữ moi cơn gầm rung ra

(Đói – Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Xu hướng tự do hóa hình thức thơ như trên đã phản ánh chân thực ý thức tìm tòi, đổi mới hình thức của thơ giai đoạn sau 1975. Đó chính là vấn đề mang tính chất sống còn trong thế giới nghệ thuật thơ thời kỳ Đổi mới. Dĩ nhiên, trong số những nhà thơ khát khao sáng tạo thì cái tên Mai Vấn Phấn thường xuyên được nhắc đến và trở nên khá thân thuộc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w