Cảm giác hồi sinh, tràn đầy tin yêu, hy vọng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 89 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.5. Cảm giác hồi sinh, tràn đầy tin yêu, hy vọng

Khước từ được những bi quan, hoài nghi đầy âu lo, vượt lên được không gian bí bách, chật vật và bỏ xa nỗi hoang mang, bất an rối bời không lối thoát, Mai Văn Phấn dẫn dụ người đọc đi vào một cõi thơ khác với một nguồn cảm giác khác, nơi đó tràn ngập những hồi sinh, nảy nở, trái tim nhà thơ cũng dạt dào tin yêu và hy vọng. Thế giới dần chuyển mình, trỗi dậy và bước sang trang mới, cái tôi nhà thơ cũng được cất cánh bay trong những xúc cảm mới. Dòng cảm giác ấy đã trở thành chất men để nhà thơ cấu tứ thành nhiều tác phẩm hay, độc đáo, xuất hiện chủ đạo trong tập Và đột nhiên gió

thổi qua các bài thơ (Nghe em qua điện thoại, Nhắm mắt, Khai bút cùng cỏ, Tắm đầu năm, Gió thổi, Mưa trong đất, Chọn cảnh, Bây giờ mưa phùn, Hát từ đất, Bông hoa, Bài hát mùa màng, Bài ca buổi sớm, Giáng sinh, Nghi lễ

cuối cùng, Nhìn anh, Mùa xuân, Những bông hoa mùa thu... ) và tập Vừa sinh ra ở đó qua các bài (Vô tình trong nắng sớm, Mùa hoa mận, Nơi cội nguồn thế giới, Tỉnh dậy trong mưa, Buông tay cho trời rạng, Giấc mơ cây, Gặp mùa xuân, Tĩnh lặng...) cùng nhiều bài thơ khác.

“Và đột nhiên gió thổi là một tập thơ có tính chất bản lề cho hành trình

thơ (đúng hơn là một khúc ngoặt) của Mai Văn Phấn. Một điều có thể cảm nhận rõ nhất ở tập này chính là một nguồn sống, nguồn sinh lực và xúc cảm mới đang dâng lên rất nhẹ nhàng với nhiều niềm vui, niềm tin, nhen nhóm nhiều hy vọng. Ngay cách đặt tiêu đề tập thơ đã gợi lên những niềm hân hoan khe khẽ, làm hiện ra trước mắt người đọc về một cái tôi đang được tái sinh, một cuộc sống mới đang được tái sinh với những chuyển động nhẹ nhàng như chút gió đột nhiên lay động lá cành: “Cỏ xanh lan vào chân sóng/ Nước rút

xa dần/ Lại lên tiếng nói/ non tơ... Bàn chân em đặt lên/ Cho phân minh lời cỏ/ anh lặng yên nghe ngực mình/ Rộng mở... (Khai bút cùng cỏ)” [22,86].

Một bức tranh mới đầy xao động, đầy thanh âm, sự sống đang được tái sinh, mọi cảnh vật, con người đều bừng tỉnh:

Tiếng em trong điện thoại rất trong và nhẹ Một giọt nước vừa tan

Một mầm cây bật dậy Một quả chín vừa buông Một con suối vừa chảy... Chỉ còn gợn sóng lan xa Chỉ còn tan trong diệp lục Chỉ còn thoảng bay dịu ngọt Chỉ còn bờ đá lung lay

(Nghe em qua điện thoại)

Bài thơ được đánh nháy từ liên tưởng về giọng nói của em. Theo như nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm thì “liên tưởng này không gây dựng trên những lôgic thông thường trong từ vựng và ngữ nghĩa mà gây dựng trên cảm

xúc của chủ thể trước giọng nói của người yêu gắn với những hình dung về tương lai phồn sinh hoặc là một mơ ước được gắn bó bởi tình yêu nồng nhiệt, say đắm đầy hứa hẹn” [22,85]. Cảm giác hồi sinh trong bài thơ được khơi gợi từ hình ảnh, không gian của nhịp điệu đời sống làng quê, của đồng ruộng, quang gánh, làng mạc, đất ấm... Tình yêu trong không gian đồng ruộng phồn sinh là cách thể hiện những hy vọng về sự gắn bó, hiến dâng và xây đắp. Kết thúc bài thơ là những dư âm trong lòng chủ thể trữ tình sau khi nghe tiếng em. Cúp máy, tiếng nói đã kết thúc mà dư âm của nó cứ như những cơn sóng lan xa, như chất diệp lục đang tan, thoang thoảng dịu ngọt và lay động.

Tiếp tục: “Vệt môi anh là con chim gõ kiến trên cây cổ thụ. Chiếc mỏ tí

hon làm cây rừng thay lá, thân gỗ mục hồi sinh. Những tán lá xanh trùm lấp, rì rầm, vươn thẳng. Nhắm mắt anh nghe trong thân cây biết mặt trời đã mọc và ngôi sao lơ đãng đổi ngôi. Thời tiết bốn mùa gợi bản năng loài chim gõ kiến...Tiếng chim quyện nhau. Trán em mở cánh đồng hoa vàng bất tận. Bàn chân rộng thênh cho nước chảy rì rào...”

(Mưa trong đất)

Cảm giác hồi sinh trong bài thơ được khơi gợi khéo léo từ hình ảnh của một chú chim gõ kiến. Đó là tượng trưng cho sức sống, cho sự thay đổi của đất trời sau những cơn mưa. Mọi vật đều trở nên xanh non, rực rỡ, những cánh đồng hoa vàng bất tận, những dòng nước mát chảy rì rào tiếp thêm cho mọi vật nguồn sống...

Bức tranh ấy, cảm giác ấy tiếp tục được mở ra trong nhiều bài thơ, thi nhân đã tìm ra được chân diện mục thi sĩ của mình:

Trong mơ ngả mình trên biển Gối đầu lên tay em

Em nghĩ nơi đơi biển sâu tám mét (tôi đọc được ý nghĩ)

Có đám mây và chim hải âu...

Anh bỗng sợ rồi mưa phùn nghe thấy Biết chúng mình đã trẻ trung hơn xưa Những ý nghĩ lung tung chạy cùng sóng lá Mùa này nụ mầm thường lên rất nhanh...

(Bây giờ mưa phùn)

Trái chín bay chậm buông thõng Hút lên sạch bụi rì rào

Anh nhai lá khô ngấu nghiến Lưng tròn khép lại vong tay

(Hát từ đất)

Ý niệm về sự sống đại đồng đã nhen nhóm ở các chặng thơ đầu giờ càng hiện hình rõ rệt. “Mai Văn Phấn nhận ra vẻ đẹp diệu kỳ của sự sống, những điều tinh vi mà cao cả, vĩ đại. Những hi vọng, niềm tin lớn dần lên khiến thi nhân cảm thấy run rẩy, hân hoan. Đúng hơn, Mai Văn Phấn đã trở về với bản thể, hoàn nguyên trạng thái sơ khai, tinh khôi” [22,87]. Tập thơ Và

đột nhiên gió thổi “bắt đầu cho một chặng đường thơ mới, một hình thái mới

của tư duy và xúc cảm, bắt nguồn từ ý niệm đại đồng, từ sự thông tri với sự sống bao la, rộng lớn và kỳ diệu: Sau đám mây kia cất giữ bao nhiêu bí ẩn,

dự định những chuyến đi, chiếc khăn quàng màu lam anh muốn tặng em có đường kẻ nhỏ... Em trao anh ly trà nóng. Anh nhắm mắt gật đầu. Cùng hình dung đất đai phì nhiêu lan xa mãi. Những con trâu mộng ướt đẫm mồ hôi trong cơn phát dục kéo băng băng lưỡi cày sáng loáng lật lên từng sá đất. Tiếng muông thú hân hoan quần tụ trong đại ngàn ấm áp dội vào thịt da mê man bất tận. Cơn gió gần đang mơ ngủ trong cây. Chỉ cành cao vẫn còn phe phẩy. Những cuống lá níu vào ta từng hơi thở nhẹ, vào gót chân, bông tai, mái tóc... Toả hương thanh khiết em bảo: mình vừa tái sinh dưới đám mây bay (Những bông hoa mùa thu)” [22,87].

Tiếp tục dòng cảm giác hồi sinh, tràn đầy tin yêu, hy vọng trong tập

ở đó là một thế giới tinh khiết, trong lành như nguyên sơ, nguyên thủy. Thế

giới đó vừa được sinh ra, vừa được gột bỏ, lau xóa hay tái tạo...? Con người cùng với cây cỏ chim muông, trời đất thanh sạch, hồn nhiên trong một điệu sống mới, hòa đồng, thân ái, bao dung, trong một niềm say sưa mới đang dâng lên sau những âu lo, hoài nghi, sau những trăn trở kiếm tìm và cả những hoang mang, sợ hãi” [22,99]. Mai Văn Phấn cụ thể hóa dòng cảm giác của mình thành một không gian thiên nhiên đẹp và thuấn khiết: “Đó là không gian của gió, của nắng, của ban mai trong suốt: Kéo mặt đất lên cho hơi mát,

tiếng chim/ Dồn vào nơi thanh vắng/ Ánh ngày reo trong đất sâu; Nắng sớm đang phủ lên đỉnh núi/ Làm trong suốt lòng đất, lòng cây; Tiếng chim thổi bung gió lộng… Đó cũng là không gian của hương hoa, sắc hoa ngọt ngào,

tinh khiết: Hương hoa thanh khiết phủ đá núi; Rừng nụ chờ em bước đến mới

nở, điệp trùng hoa trắng lan nhanh; Nhụy hồng tươi/ Cánh trắng tinh khôi/ Mở bầu trời hơi thở; Xương cốt mùa đông/ da thịt mùa xuân/ Hoa loa kèn mở cánh trắng muốt…/ Cuống hoa tựa vào anh biếc xanh; Từng cánh hoa trắng muốt/ Giăng kín khoảng không; Từng chùm hoa rạng rỡ trong mưa…” [86]

Hãy thử đọc bài thơ Mùa hoa mận: “Rừng nụ chờ em bước đến mới

nở, điệp trùng hoa trắng lan nhanh. Anh là cây mận trắng trong mưa xuân se lạnh, càng quay quắt nhớ hoa càng trắng muốt. Mắt nhìn hơi thở rung rinh... Mùa hoa lộng lẫy đến nghẹt thở... Cứ mùa này đường đất mùa xuân, ta còn yêu nhau hoa còn nở”. Bài thơ khơi dậy cảm giác ngọt ngào, say đắm của

tình yêu trong mùi hương hoa mận. Tâm hồn con người cũng chín mọng những yêu thương. Một thế giới được tạo ra ngập đầy hương sắc, tất cả đang nảy nở, tất cả đang bừng tỏa. Tư duy mỹ cảm của nhà thơ đã trở về với bản thể của chính mình.

Bài thơ Tỉnh dậy trong mưa – 13: khơi dậy cảm giác tin yêu, hy vọng về sự trỗi dậy của mầm, của hạt, của một thế giới thiên nhiên căng tràn sức sống, biến đổi hoàn toàn mặt đất, làm rung chuyển mọi sự bình ổn: “Từ hốc đen tra hạt/ Đọt mầm bật dậy/ Chim bay/ Ngọn rễ non biết được/ Đất ô trời

đã lâu/... Ngày lên thăm thẳm/ Lá mầm che mặt đất sum suê”... Hay bài số

21: “Bức ảnh mịn màng thơm/ Bởi nắng mai/ Hoa sen bên cạnh/ Từng cánh

hoa trắng muốt/ Giăng kín khoảng không/ Theo làn hương/ Anh len qua mắt em/ Nữ trang, khăn áo...Bận nhiều công việc/ Chợt nở thêm mấy bông hoa/ Bên khung ảnh không có cánh cửa”...

Với dòng cảm giác hồi sinh, tràn đầy tin yêu và hy vọng, Mai Văn Phấn đã tìm lại được chính mình và vững vàng bước chân vào thế giới thơ ca thanh khiết, ngập đầy hương sắc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w