7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2.2. Cấu tứ dựa trên quan hệ liên văn bản tự giác
Song hành với kiểu cấu tứ dựa trên mối quan hệ liên văn bản tự phát là kiểu cấu tứ đặc thù trong thơ Mai Văn Phấn dựa trên mối quan hệ liên văn bản tự giác. Tuy nhiên khác với những biểu hiện của mối quan hệ liên văn bản trước đó, ở dạng này, nhà thơ chủ động muốn đánh động độc giả, gợi ý độc giả đến các sáng tác văn học khác của quá khứ, hiện tại và cả những tác phẩm thuộc văn học nước ngoài. Như vậy, những điểm khớp nối liên văn bản này nó hoàn toàn nằm trong dự tính văn học và dự tính thẩm mỹ của nhà thơ. Chúng ta có thể thấy được thông qua các bài thơ như: Nguyên Hồng vào nhà
thờ (Giọt nắng), Nhớ sông quê (Gọi xanh), Thời vụ (Nghi lễ nhận tên), Nghe tin bạn mất trộm, Giấc mơ vô tận (Hôm sau), Gặp mùa xuân, Đường bay, Rời tay để bạn đi (Vừa sinh ra ở đó), Hai mùa, Con mắt nghiêng 4, Con mắt nghiêng 35, Con mắt nghiêng 76, (Hoa giấu mặt)...
Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau đến với bài thơ Nguyên Hồng vào
nhà thờ trong tập Giọt nắng. Nhà thơ Mai Văn Phấn viết: Tiếng nguyện cầu thác đổ
Nứt cả vòm nhà thơ Ông đứng như cây cột Trên nền nhà đung đưa ...
Nghiệp văn chương cực nhọc Chở bao nhiêu kiếp người Chúa cũng đã một thời Chết như người hành khất Máu chúa hòa nước sạch Rửa tội cho cộng đồng Ai như là Tám Bính Tắm bằng nước mắt ông
Bài thơ này được Mai Văn Phấn sáng tác nhân dịp kỷ niệm nhà văn Nguyên Hồng thăm nhà thờ Phát Diệm – Ninh Bình, mùa hè 1977. Bài thơ được cấu tứ dựa trên dòng xúc cảm và những ấn tượng chân thật của Mai Văn Phấn về Nguyên Hồng. Dấu hiệu liên văn bản của bài thơ xuất hiện ngay từ nhan đề khi tác giả nhắc đến cái tên Nguyên Hồng. Ông là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại ở nhiều thể loại: truyện ngắn, ký, tiểu thuyết. Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Từng trang văn ông là từng trang đời thấm đẫm nước mắt số phận con người những năm tháng trước Cách mạng - những người sống dưới đáy xã hội, những người nghèo, những thân phận bất hạnh, cô đơn, những con người yếu thế nhưng bao giờ cũng cố vươn lên đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm của mình – là nước mắt của nỗi khổ đau cùng cực luôn đi cùng con người và ẩn chứa cả tấm lòng cảm thông sâu sắc của một nhà văn lớn. Trong bài thơ trên của Mai Văn Phấn có câu: “Ai như là Tám Bính” – đây là một dấu hiệu quan trọng để nhận diện về mối quan hệ liên văn bản. Bởi lẽ ông đã chủ động gợi nhắc cho độc giả về nhân vật chính trong tiểu thuyết Bỉ Vỏ (1938) - bức tranh xã hội sinh động về thân phận những con người nhỏ bé dưới đáy, một giải thưởng văn chương danh giá của Tự lực văn đoàn. Dấu hiệu liên văn bản này đã làm nền cho cấu tứ của bài thơ, mọi ngọn nguồn cảm xúc, mọi ngôn từ, hình ảnh đều tập trung thể hiện được tình cảm, sự ngưỡng mộ của Mai Văn Phấn dành cho nhà văn Nguyên Hồng. Qua số phận cực khổ, đầy bất công nước mắt của những con người bé nhỏ như Tám Bính, Năm Sài Gòn... chúng ta lại thấy được niềm yêu thương to lớn, tình cảm nhân đạo mà Nguyên Hồng đã giành cho nhân vật của mình.
Trong bài thơ Nhớ sông quê ở tập Gọi xanh, Mai Văn Phấn viết:
Mây lùa theo gót chân ai Đẫm một triền lau phơ phất Dắt nhau qua cầu độc mộc Bóng mình sông nước đa mang
Thoáng đã trôi vào xa lắc Còn như vang tiếng gõ phàng Nước cuốn chiều nao nghịch phách Mình anh xoay bốn phương trời Tay nâng cây đàn lên ngực “Bên tình bên dậu mà tình ơi”...
Tứ của bài thơ được đánh động từ nỗi niềm trong trẻo của tác giả khi viết về hồn hậu quê hương với con sông quê hiền hòa, nơi ấy có lẽ là cội nguồn tâm hồn, là tiếng lòng tha thiết của mỗi con người Việt Nam. Và để xây dựng nên được một cấu tứ đặc biệt, Mai Văn Phấn đã chủ động gợi nhắc cho người đọc về một mối quan hệ liên văn bản qua câu: “bên tình dậu mà tình ơi...”. Đây là lời được trích trong điệu chèo cổ có tên là “tình dậu mà này tình ơi”. Giữa một không gian của làng quê, sông nước, của hồn hậu Việt Nam, Mai Văn Phấn điểm vào một câu chèo cổ làm cho cấu tứ bài thơ cũng trở nên trong vắt, đầy ấn tượng, cả bài thơ lâng lâng, ngân nga như một điệu chèo dân gian truyền thống. Người đọc vì thế mà bị lôi cuốn và chìm ngập trong tưởng tượng về một thế giới đầy nhạc, nước, cầu trên sông.
Thời vụ là bài thơ mang trong mình một ẩn dụ về cuộc sống: Cánh đồng trên đầu vừa nở
Cởi bỏ những ưu phiền Cởi bỏ hoàng hôn Mạch nước chảy về
Mỗi giọt đều được lau chùi từ thăm thẳm Nhằm nơi ta bay ngược cánh cò
Lại vỡ bài ca gieo hạt...
Điểm nhấn về cấu tứ của bài thơ này nằm trong câu thơ “lại vỡ bài ca gieo hạt”. “Gieo hạt là một ý niệm về sự ươm mầm, khởi sinh sự sống. Một trình hiện liên văn bản, liên văn hóa về truyền thống nông nghiệp, về những văn bản đã có khả năng cải tạo và tái tạo sự sống con người” [22,50]. Thông
qua văn bản thơ này, Mai Văn Phấn đã chủ động nhắc nhớ cho độc giả về hàng loạt những bài thơ, câu thơ có cùng chung một cảm hứng trước đó như là một sự xâu chuỗi khéo léo:
Đem thời gian bắc cầu vồng
Gieo cơn mưa xuống cánh đồng tuổi thơ
(Mưa cuối hạ)
Chênh vênh nhịp cầu ao Ru ta hoài... lặng lẽ Có con cáy ngạo nghễ Đang bò trên cánh bèo
(Nét quê)
Mây lùa theo gót chân ai Đẫm một triền lau phơ phất Dắt nhau qua cầu độc mộc Bóng mình sông nước đa mang
(Nhớ sông quê)
Hãy thử đi tìm cấu tứ trong Giấc mơ vô tận:
Mưa thôi làm anh lạnh đổ vào giấc mơ gần sáng... Bầu trời không mái che ngôi sao soi tỏ cặp kính đầy đặt tạm lên bàn phím
buổi sáng, ngày 28 tháng 12, mưa rơi... Lật trang sách anh còn để ngỏ
tiếng trẻ con khóc trong vòm cây trong cánh chim vừa tự lấp đầy trong đám mây bay thấp...
Cấu tứ của bài thơ được xây dựng từ những cảm hứng của Mai Văn Phấn về nhà thơ, dịch giả Diễm Châu. Tên khai sinh của ông là Phạm Văn
Rao. Sinh năm 1937 tại Hải Phòng, tên thánh là Alphonse. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn (ban Anh văn) trước khi sang tu nghiệp ở Hoa Kì về truyền thông. Trước 1975, làm tổng thư kí tạp chí Trình Bầy (do Thế Nguyên làm chủ bút). Sang Pháp năm 1983, định cư ở Strasbourg. Tác phẩm đáng chú ý: Hạnh hoa, Sáng mùa thu, Thơ Diễm Châu, Mười bài ở Paris. Trong suốt hơn hai thập niên vừa qua, nhà thơ Diễm Châu đã âm thầm làm một kì công: dịch hơn 100 nhà thơ lớn trên thế giới. Hoàng Ngọc Tuấn đã từng đánh giá về ông như sau: “Thật hiển nhiên, cho đến nay, trong việc mở rộng con mắt thơ Việt Nam ra thế giới, không ai có thể sánh với ông về số lượng và tầm tiếp cận. Ông làm việc như một con ong vô địch ở sức chuyển tải và tầm bay xa. Bao nhiêu mật hoa từ châu Á rồi châu Phi, từ châu Âu rồi châu Mỹ, đến tận châu đại dương, ông đã mang về qua chiếc cầu biên giới”. Bài thơ của Mai Văn Phấn được sáng tác như là một niềm thành kính “kính viếng anh Diễm Châu”. Trong một cảm hứng như thế, nhà thơ đã không ngần ngại đưa người đọc về với ý thơ của Diễm Châu qua câu: “trong cánh chim vừa tự lấp đầy”. Đây là điểm nhấn, thâu tóm toàn bộ cấu tứ, đưa chúng ta trở về với những ấn tượng riêng cùng những trang thơ của Diễm Châu. Và nếu ai đã từng biết về ông, đọc thơ ông sẽ không thể nào không nhớ đến những câu sau:
Thế là tôi đã lấp đầy một hình chim
bây giờ cánh chim không còn là của tôi nữa nó là của mọi chiều không gian
của mọi màu đèn của mọi thành phố của mọi làng quê
của những cành xanh của những cành tím của cả những cành không còn màu sắc
trên trái đất...
(Bài thơ)
Bài thơ Gặp mùa xuân trong tập Vừa sinh ra ở đó lại là những ấn tượng của Mai Văn Phấn về dịch giả Đỗ Xuân Oanh. Và ông viết bài thơ này như một nỗi niềm thương tiếc vô hạn, từ đây cấu tứ liên văn bản được bật dậy:
Ông vẫn dậy sớm
Pha trà trog bình minh khác
Hướng về căn hầm nhỏ ngõ 54 Quán Sứ Tiếng quạt quay nổi gió dương cầm Những con chào mào từ trí nhớ ông Bay về mùa xuân ở khoảng giữa Vẫn con mèo tam thể nhà bên Sang tìm hơi ấm trên giá sách...
Đỗ Xuân Oanh sinh năm 1923 tại Quảng Yên (Quảng Ninh). Ông không chỉ giỏi về thơ ca, nhạc, họa, mà còn thông thạo 7 ngoại ngữ. Có thể kể đến các tác phẩm:“Trần trụi giữa bầy sói”, “Hai số phận”, “Nửa đêm về
sáng”, “Một lần chưa đủ”, “Vườn Thượng Hải”, “Phía sau tình yêu”...
Trong bài thơ trên, Mai Văn Phấn chủ động đánh thức liên tưởng của độc giả đến với ý thơ của Đỗ Xuân Oanh qua câu: “Bay về mùa xuân ở khoảng giữa” trong trường ca “Đi tìm mùa xuân ở khoảng giữa được viết năm 1970. Trong đó có những câu:
nhiều khi ta tự hỏi: phải chăng mỗi cuộc đời
dù trải qua muôn ngàn lần thay đổi vẫn trước sau chỉ biết hai mùa xuân một mùa khi bước vào đời
nghe không gian nâng nhè nhẹ bước chân một mùa nữa khi thời gian sắp tắt
giữa hai mùa ấy
mỗi ngày tháng trôi qua đều phải trả bằng giá đắt...
Cũng chung một nỗi niềm thương tiếc như thế, bài thơ Rời tay để bạn
đi được cấu tứ dựa trên sự đánh động, gợi nhắc của Mai Văn Phấn về nhà thơ
Dương Kiều Minh – một tác giả thuộc thế hệ nhà thơ xuất hiện sau 1975 với những đóng góp không biết mệt mỏi cho một nền thơ đổi mới. Trong bài thơ
của mình, tác giả đã viết: “Trên khắp cánh đồng không thấy/ trên lớp lá thu
còn một chiếc giày/ Chắc giờ này bạn đã gặp mẹ”. Câu “trên lớp lá thu còn
một chiếc giày” là khớp nối của quan hệ liên văn bản trong bài thơ, nó kết nối độc giả về với bài thơ Không ai gọi tôi trở dậy vào buổi cuối thu của Dương Kiều Minh:
Trên cánh đồng mẹ nằm cô quạnh mẹ hằng mong tôi khôn lớn một ngày. Đâu đó bên hàng song thụ
trên lớp lá thu còn một chiếc giày…
Bài thơ Đường bay được cấu tứ dựa trên quan hệ liên văn bản mang tính chủ động của Mai Văn Phấn. Trong dòng chảy chung của bài thơ, ông nhấn mạnh: “Vạch ngang trời đường kinh tuyến đen/ Bên bất công, độc tài,
áp bức/ Và phía kia quầng sáng không màu...”. Thi nhân đã đưa độc giả đến
những ấn tượng về cái tên Vĩnh Phúc. Ông là một nhạc sĩ. Âm nhạc của ông chứa đầy giai điệu buông thả chuông thờ. Ông cũng là một người tai mắt định thẩm thơ với một số bài viết đầy chính kiến. Và Vĩnh Phúc làm thơ. Thơ ông heo hút mà ánh lên đôi đợt sóng Cam Ranh xa vắng. Kìm nén đến khô thắt thế sự buồn và trào dâng hẫng hụt chốn tình mê. Tác phẩm tiêu biểu là “Kinh
tuyến đen”xuất bản năm 2010 trong đó có các bài thơ như: Từ cuối cánh đồng, Cơn giông, Ơi em mùa thu Hà Nội, Sòng phẳng bằng thịt da, Em mở...
Dòng cấu tứ dựa trên mối quan hệ liên văn bản mang tính chất tự giác ở thơ Mai Văn Phấn còn được thể hiện rõ nét trong tập thơ Hoa giấu mặt. Với tập thơ này, ông đưa người đọc về với sự kín đáo của ý của tình thông qua một hệ thống các bài thơ 3 câu. Những bài thơ này chính là những khớp nối đa chiều của quan hệ liên văn bản bởi nó đánh động, gợi dẫn độc giả liên tưởng đến thơ haikư của Nhật Bản. Mặc dầu chúng ta không phủ nhận những sáng tạo của Mai Văn Phấn ở thể thơ 3 câu này thế nhưng cũng không vì thế mà gạt bỏ đi những ảnh hưởng của thơ haikư - Nhật trong việc tác động đến tư duy mỹ cảm của nhà thơ, giúp cho Mai Văn Phấn xây dựng được tứ thơ vô
cùng độc đáo – một tứ thơ của riêng ông, thơ 3 câu của riêng ông. Chẳng hạn, thoạt đọc bài thơ Hai mùa: “Tôi đứng giữa/ Tiếng ve /Bông cúc” chúng ta bỗng nhớ đến Con quạ của nhà thơ Basho viết năm 1937: “Trên cành khô/
Cánh quạ đậu/ Chiều thu” (Nhật Chiêu dịch). Tác giả Lê Vũ viết: “Nếu Con quạ khêu gợi cảm giác một vùng cô tịch tận cùng, vừa huyền linh vừa như
nhiên của thiền định thì Hai mùa chỉ là câu hỏi, hỏi mình, hỏi người, một câu hỏi thắc thỏm không giấu vẻ ưu tư vì một bên là xao xác, nháo nhác và bên kia là dịu dàng, yên tĩnh. Hai mùa đầy tính chất trần tục của phân vân, chọn lựa, của luỡng lự và nghi hoặc, không hề bí nhiệm sâu kín của thiền định” [103]. Hoặc khi đọc bài Con mắt nghiêng 4: “Trên gai nhọn/ Mặt trời mọc/
Giọt sương” chúng ta lại thấy thấp thoáng ẩn hiện bài thơ được Basho sáng
tác khi về quê “Lệ trào nóng hổi/ Tan trên tay tóc mẹ/ làn sương thu”. Chỉ có điều nếu Con mắt nghiêng 4, hình ảnh giọt sương khiến người ta liên tưởng đến những bừng tỉnh, sinh sôi của sự sống thì giọt sương trong bài thơ của Basho lại là nước mắt, là sự mất mát đớn đau khi mẹ của ông đã từ giã cõi trần. Cũng có thể đọc tiếp bài thơ Con mắt nghiêng 35 : “Hoa đào/ Khắc trên
ấm đất/ Bếp than ngày đông” lại gợi ra những câu thơ của Basho cũng có
hình ảnh hoa đào: “Từ bốn phương trời xa/ Cánh hoa đào lả tả/ Gợn sóng hồ
Bioa”...
Những phân tích mang tính khái lược như trên đã cho chúng ta thấy được một nét đặc trưng trong dòng cấu tứ thơ Mai Văn Phấn đó là ông đã vận dụng mối quan hệ liên văn bản như là những khớp nối đa chiều của cấu tứ, từ đó dẫn dụ độc giả vào một thế giới thơ ngập tràn hương sắc, ngập đầy tưởng tượng.