Sự mở rộng giao lưu với các nền thơ thế giới

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 31 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.4. Sự mở rộng giao lưu với các nền thơ thế giới

Công cuộc đổi mới đất nước cũng đồng nghĩa với việc mở cửa hội nhập với thế giới. Những điều kiện mới đã mở ra cơ hội to lớn cho việc giao lưu ngày càng rộng rãi về văn hóa, văn học với khu vực và thế giới, đặc biệt là với phương Tây.

Một nền văn học phát triển, hiện đại phải là nền văn học tiến bộ, không ngần ngại giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn học thế giới. Trước đây, trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945, văn học Việt Nam (nói chung) và thơ ca (nói riêng) đã không ngần ngại tiếp thu những sáng tạo và tinh hoa của nền thơ Pháp. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực... với các tên tuổi như V. Huy - gô, A. Muýt - xê, Gi. Xăng, P. Véc - len, A. Ranh - bô, Lốt-tơ- rê-a-mông, S. Man-lác-mê... như là những cơ sở đã tạo ra bước ngoặt quan

trọng cho Thơ mới. Thế nhưng khi bước sang giai đoạn 1945-1975, do chiến tranh và giới hạn của hệ tư tưởng nên việc giao lưu với các nền văn học trên thế giới còn rất hạn chế, chủ yếu là với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Văn học đã bỏ qua thậm chí là khước từ rất nhiều những giá trị bổ ích từ các nền văn học hiện đại và vô tư thu nhận vào mình những giá trị mang tính thực tiễn, chức năng phục vụ nhanh chóng, đắc lực cho công cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.

Một nền thơ hiện đại, có nhiều tìm tòi sáng tạo, đổi mới và cách tân trên tất cả các bình diện của nội dung và hình thức phải là một nền thơ được cởi trói, được hội nhập sâu rộng, được dân chủ hóa. Cho đến nay trong xu thế toàn cầu hóa và sự bùng nổ thông tin, giao lưu và ảnh hướng của văn hóa, văn học thế giới đến đời sống văn hóa, văn học nước ta ngày càng mau chóng và đậm nét. Thơ ca Việt Nam cũng có dịp để tự trải nghiệm, tự thể nghiệm nhiều kiểu viết, lối viết, nhiều phong cách độc đáo. Trên một cái nền phát triển sung mãn chung như thế, thơ Việt Nam vừa học hỏi, vừa tự sáng tạo, dần vượt thoát ra khỏi những giá trị mang tính truyền thống đã cố định hóa từ lâu, thay đổi nhãn quan, cách nhìn nhận, cách cảm thụ của tất cả những tâm hồn thơ từ giới sáng tác, phê bình đến độc giả tiếp nhận. Sự mở rộng giao lưu với nền thơ trên thế giới phản ánh một xu thế của văn học giai đoạn sau 1975 đó là “dân chủ hóa”. Xu thế này vừa là điều kiện mang tính chất tiền đề, vừa là động lực, vừa là hệ quả tất yếu của một nền thơ đang quẫy mình vươn ra với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w