7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2.1. Đối thoại với thế giới
Đi qua các tập thơ của Mai Văn Phấn, chúng ta thấy ông đã có ý thức tạo lập cho mình một thế giới riêng, khác biệt, phản chiếu được những quan điểm của chính mình, biểu hiện khá rõ thái độ về cuộc sống nhân sinh. Trong thế giới đó, bao gồm rất nhiều yếu tố nhưng về căn bản có thế giới thiên nhiên và thế giới con người. Đây chính là cơ sở để nhà thơ triển khai các cuộc đối thoại làm thành cấu tứ thơ độc đáo.
Các cuộc đối thoại với thế giới thiên thiên xuất hiện trong một tập hợp bài thơ: Những bông hoa mùa thu 5 (Và đột nhiên gió thổi), Tiếng vỗ ngắn,
gặp mùa xuân (Vừa sinh ra ở đó), Tiếng gọi từ những cánh đồng (Cầu nguyện
ban mai), Đá trong lòng suối (Bầu trời không mái che), Nhịp 6,7,8 trong
phần Hình đám cỏ (Bầu trời không mái che), Con mắt nghiêng 15 (Hoa giấu
mặt)...
Trong bài thơ Những bông hoa mùa thu 5, tác giả đã khơi gợi cho người đọc về những ý niệm của thời gian, và trên cái nền đó, tác giả đã triển khai một cuộc đối thoại giữa hai khoảng thời gian hôm qua (quá khứ) và hôm nay (hiện tại). Quá khứ bao gồm tất cả những cái gì đã xảy ra và khó có thể hình dung lại một cách chân thực, rõ ràng. Hiện tại là cuộc biến đổi kinh hoàng của tất cả hiện thực đang diễn ra trước mắt. Cái tôi nhà thơ đứng ở vị trí trung tâm của cuộc đối thoại. Nhà thơ đối thoại ngầm với quá khứ để tìm ra ký ức của chính bản thân mình, đối thoại với hiện tại để nhận ra trạng thái hiện thời biến dạng của bản thân. Từ cuộc đối thoại đó, người đọc thấy được sự thay đổi chóng vánh, mãnh liệt trong thế giới tâm hồn của thi nhân: “Cách ba bước
chân là đời sống khác/ Chuyện hôm qua cũng khó hình dung/ Là hồi hộp những cơn co thắt khác/ Bộ quần áo, tiếng cười, cái bắt tay cũng khác/ Những con sóng khác cuồng điên dai dẳng vỗ vào bờ...”
Trong bài thơ Tiếng gọi từ những cánh đồng, nhà thơ như đang trò chuyện với tất cả sự vật, đang gọi về thế giới thiên nhiên rộng lớn ngoài kia, cánh đồng đã trả lời bằng những sự sống trỗi dậy, bằng những chuyển động, bằng những sắc màu:
Đất miên man tìm đến chân trời Hơi thở đằm của bờ xôi ruộng đất Những nỗi buồn phà sương sớm lên môi Chiếc cày chìa vôi sục tìm trong đất Lật lên bao kiếp người theo vết chân trâu Lật lên tôi giữa xá đất bạc màu
Hồn lang thang với lũ chuột đồng trong góc tối âm u mùa hạ... Đá trong lòng suối (Bầu trời không mái che) tiếp tục triển khai cách
cấu tứ dựa trên cuộc đối thoại với thế giới thiên nhiên. Với bài thơ này, dường như tác giả đã đặt người đọc vào vào những cuộc trao đổi thông tin vô ngôn, khởi phát từ câu hỏi: “Mùa xuân đấy sao?”. Câu hỏi được cất lên giữa một không gian đầy tiếng động, những tín hiệu trả lời đã bật dậy thông qua hàng loạt những hình ảnh: Dây hoa leo đường mòn/ Tiếng chim dội xuống róc
rách/ Bóng cây xao động tảng đá lúc râm lúc nắng/ Sắc hoa dại kia sao bình yên mãi được/ Đá nhắm mắt an nhiên nước cuốn/...”. Các cuộc đối thoại với
thiên nhiên còn được Mai Văn Phấn thi triển trong nhiều bài thơ khác nữa, chúng thâu tóm toàn bộ cấu tứ của bài:
Người già làng tôi bảo
Cây đa kia chứng kiến bao cảnh tang thương Chúng ta đang đứng bên giọt sương trong Lá reo mải miết
Sao không cứ thế Mà đi!
Em sinh thành một, hai, ba... Phân thân muôn vàn
Riêng anh Riêng anh nữa
Một, hai, ba... hôn em Lòng tổ chim đầy nắng Ngầy ngậy mùi củ rừng Tràn hương hoa rừng
(Tỉnh dậy trong mưa)
Đôi lá mầm Làm gió xuân
Rạp xuống vạt cỏ đêm qua
(Con mắt nghiêng 15)
Bên cạnh các cuộc đối thoại với thiên nhiên, Mai Văn Phấn còn xây dựng một số bài thơ của mình trên nền của các cuộc đối thoại với con người. Và thông qua các cuộc đối thoại đó, người đọc có thể cảm nhận được những nét tinh tế trong suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc của nhà thơ. Chúng ta có thể kể đến các bài: Thuốc đắng, Người đi người ở, Giao thừa (Giọt nắng), Nước
mắt, Thanh minh, Em gái đi lấy chồng, Bừng tỉnh trên tàu (Gọi xanh), Thương em, Tàu bay giấy và con, Tự thú trước cánh đồng (Cầu nguyện ban
mai), Bây giờ mưa phùn (Nghi lễ nhận tên), Anh anh em em (Vách nước), Chỉ
là giấc mơ, Biết thì sống, Nếu, Anh tôi (Hôm sau), Mưa trong đất, Mùa xuân, Những bông hoa mùa thu 6, 11,17 (Và đột nhiên gió thổi), Mùa hoa mận, Tỉnh dậy trong mưa 2,5, Buông tay cho trời rạng (Vừa sinh ra ở đó)...
Bài thơ Thuốc đắng được cấu tứ dựa trên một cuộc đối thoại giữa người cha và người con, hoặc cũng có thể là cuộc đối thoại giữa nhà thơ với số phận của con người. Cuộc đối thoại cho ta một hình dung khá chi tiết về số phận cuộc đời con người đầy dẫy những nhọc nhằn, vất vả. Con người phải trải qua muôn trùng bão tố, cơn bão của lòng cha, cơn bão sợ hãi của đứa con thơ dại
và cũng là cơn bão của đời người. Bão tố như là một định mệnh, một tiên nghiệm:
Con ơi! Tí tách sương rơi Nhọc nhằn vắt qua đêm lạnh Và những cánh hoa mỏng mảnh Đưa hương phải nhờ rễ cay... Con đang ăn gì trong mơ Cha để chén lên cửa sổ Khi lớn bằng cha bây giờ Đáy chén chắc còn bão tố”
Trong Tự thú trước cánh đồng. Cánh đồng trong mỹ cảm truyền thống, trong ký ức của cư dân nông nghiệp là một gia sản, một biểu tượng của đời sống, sức sống nông nghiệp. Nhắc đến cánh đồng, Mai Văn Phấn luôn thường trực một niềm kính trọng, sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn bởi đức hy sinh và nhẫn nại vô cùng. Tự thú trước cánh đồng là một lần đối thoại, một cuộc giao tiếp của lương tri, của tâm hồn với một trong những giá trị cao cả nhất của con người châu thổ:
Như vừa mở được chiếc hũ nút Bóng tối tràn tím rạng đông Sấp mình tựa lũ bướm đêm
Ôm những giấc mơ, mơ cùng hạt giống. Những hạt giống vừa chạm vào ánh sáng Chợt hiện bao điều chẳng thấy trong mơ Rơm rạ mục dâng lên từ đất ẩm
Gió xước qua bụi gai trong lúc giao mùa...
Bài thơ Bây giờ mưa phùn lại được xây dựng và tổ chức dựa trên cái nền của một cuộc đối thoại giữa “anh” và “em”. Cuộc trò chuyện đã đánh thức và làm trỗi dậy hết mọi nỗi niềm yêu thương sâu kín, tâm hồn con người
cũng chợt nhiên trẻ lại. Tư duy mỹ cảm của nhà thơ trở nên thoáng đãng, thoát khỏi những hũ nút thăm thẳm:
Cứ thương anh sao mơ nhiều, mơ lâu quá Bởi lúc đó anh vẫn muốn hết mình
Thế còn ai cầm tay em
Nghe tiếng thở của em bên kia mộng mị...
Tiếp đến, Mưa trong đất cũng được xây dựng dựa trên cuộc đối thoại giữa anh và em. Bài thơ pha vào đó chất văn xuôi đậm đặc khiến mỗi câu từ phát ra giống như một lời bộc bạch, lời tâm sự lắng sâu và thẩm thấu qua tâm hồn người đọc. Ta nghe thấy như có tiếng thầm thì trong lời của em, âm thanh của sự bừng tỉnh trong câu nói của anh. Và tất cả đang đều trỗi dậy tràn đầy sức sống, tràn đầy tình yêu, hy vọng. Bát canh nóng mở cửa phòng chật hẹp:
“Canh cá chua cho thêm mấy dọc hành. Em bảo anh sao ăn quá chậm. Thoảng nghe xơ xác những dọc hành trong cơn mưa đầu hạ. Tiếng cá quẫy giật mình đêm vắng.Và mùi rau thơm bịn rịn chân tường. Bát canh chua trong mâm cơm như giếng sâu không nhìn thấy đáy. Một mình em lặng thinh cho kín tới những dọc hành. Mình là con sâu cái kiến tự tin vượt qua bao cạm bẫy. Từng sống sót dù uống nhầm độc dược. Những chợ người mụ mị cơn mê. Bánh cát nóng mở cửa phòng chật hẹp”. Nhà thơ thấy mình như chim gõ kiến
trên cây cao cổ thụ, làm hồi snh cả đất trời: “Ngước lên cao. Lại cúi xuống
thân cây thành tâm tụng niệm: Tạ ơn mưa nguồn, chớp sáng, mây qua.... Tạ ơn sương sớm, đất đai, đêm tối...”
Bài thơ Anh anh em em, từ cuộc đối thoại, người đọc nhận ra những bất thường trong suy nghĩ, những ám ảnh thông qua tầng ngôn từ được biểu đạt bởi một thế giới khép kín dường như đang bủa vây. Tâm hồn thi nhân cũng thật khó có thể tìm được cách gỡ bỏ ngay cả khi nó đang cố tình bao biện:
Buổi sáng vào bàn làm việc. Mở sổ ghi những việc cần làm. Có bàn tay em từ phía sau trang giấy cầm lấy bút của anh tì mạnh. Một con
đường vừa được vè run run/ Lượn lờ như cá, em bảo:/ - Phòng anh quá chật!/ -Chật mà ấm (anh cười bao biện)...
Với bài thơ Mùa xuân, Mai Văn Phấn đánh động người đọc bằng một cấu tứ lạ, được thi triển từ một cuộc đối thoại giữa người cha và các con về thời khắc của mùa. Ngôn ngữ nhiều cách điệu, phảng phất một nỗi niềm hân hoan, dịu nhẹ, bức tranh của mùa theo từng tiếng đối thoại vì thế mà bật ra, một thế giới đẹp hiển hiện trước mặt:
Các con tôi đang tranh luận về thời khắc
Ấy là lúc bông hoa đỏ rực vô tình rơi trên mặt nước Hay những linh hồn được thanh tẩy bay lên?
Là mây trắng bỗng trôi qua bàn tay ấm áp
Hay hơi ẩm nghẹn ngào đang vỡ ra từng tiếng chim non?
Có thể nói rằng, cách cấu tứ dựa trên cuộc triển khai cuộc đối thoại với thế giới là một trong những yếu tố tạo nên tính độc đáo và hấp dẫn cho các trang thơ của Mai Văn Phấn, phản ánh được những khát khao đến tột cùng trong việc đi tìm một lối thơ riêng của ông.