7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2.1. Cảm giác bi quan, hoài nghi đầy âu lo
Nếu quan sát một cách nghiêm túc hành trình thơ Mai Văn Phấn, chúng ta có thể nhận ra một Mai Văn Phấn khá thân thuộc với cảm giác quen quen trong tư thế khá rụt rè, bẽn lẽn ở tập Giọt nắng, Gọi xanh. Nhưng bước sang các tập thơ kế tiếp, đặc biệt là ở tập Hôm sau, chúng ta lại bắt gặp nhà thơ với một tâm thế hoàn toàn khác lạ mà nguồn cảm giác chủ đạo là bi quan, hoài nghi đầy ầu lo. Cảm giác này xuất hiện trong các tác phẩm thơ ông đã phản ánh khá rõ nét quan niệm, cách nhìn của thi nhân về hiện thực đời sống, về con người do sự tác động của nhiều yếu tố văn hóa, xã hội và thời đại... Nhiều khi nhà thơ cũng chới với đối diện cùng thực tại. Từ đó, dẫn đến hệ quả mọi thứ đều được soi chiếu bằng đôi mắt đầy hoài nghi, chất chứa hàng ngàn, hàng vạn mối âu lo đáng phải suy ngẫm.
Trước tiên, qua tập thơ Hôm sau, chúng ta thấy đây chính là niềm bi quan về thân phận của cái tôi cá thể. Đúng như nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tâm đã khẳng định: “Cái tôi hoàn toàn mất đi bản lĩnh tự tôn đã tốn nhiều tâm sức mới giành được sau hàng chục thế kỉ bị khuất phục bởi vương quyền, thần quyền, bởi ý chí của đoàn thể. Nó ngạo nghễ, trịnh trọng tôn xưng suốt một thời Thơ mới, để giờ đây hoang mang hoài nghi chính bản thân mình. Vẫn còn day dứt trong thơ Mai Văn Phấn cuộc giao tranh giữa con người cá nhân cá thể với con người chức phận xã hội. Sự xung đột của cái tôi, cái siêu tôi và cái ấy (lý luận nhân cách của S. Freud) làm con người mệt mỏi, rũ rượi, muốn chết, muốn bóp cổ mình để hoá giải, chấm dứt sự giao tranh. Trong cuộc đối đầu ấy, cái tôi khát khao hướng tới một sự sống toàn nguyên,
trọn vẹn nhưng không nắm chắc rằng mình sẽ sống sót” [22,83]. Cái tôi tự soi chiếu vào mình với hết thảy mọi sự bi quan (Quay theo mái nhà, Anh tôi, Dậy
trẻ con...)
Hãy cùng đọc bài thơ Quay theo mái nhà: “Đêm tỉnh dậy. Đồ gỗ trong
phòng mọc tua tủa nấm nhĩ. Bức tượng chảy xệ xuống thành nắm đất nhão. Chiếc quạt mở ra lần cuối rồi khép lại làm ống tre. Trong bóng tối, tiếng những nghệ nhân đã khuất cùng đồng vọng: - Hãy quay theo mái nhà đánh thức các đồ vật...”. Sự bi quan đã được thể hiện rõ ngay từ cái nhìn đầu tiên
khi cái tôi tự soi mình qua một đêm thức giấc. Mọi thứ xung quanh đã cũ kỹ, đã thành rữa mục “mọc tua tủa nấm nhĩ”, chẳng còn sức sống, chẳng còn vẻ đẹp hấp dẫn như nó vốn có mà “chảy xệ”, thế giới bị phá vỡ hoàn toàn, không còn chức năng nguyên sơ khi mới ra đời vậy nên “chiếc quạt” làm “ống tre”. Mọi vật và “tôi” đều quay cuồng, xuống cấp nghiêm trọng.
Trong bài Anh tôi. Cảm giác bi quan khiến chủ thể chết lặng, không hành động, không biến đổi: “Lúc gần đất xa trời, anh nhờ tôi giữ hộ ký ức.
Anh dặn đây là dữ liệu quý. Nhưng khó ký ức của tôi đã đầy ứ, cả mốc meo, thối rữa... Anh nhìn tôi buồn lắm/ Tôi nhìn nước sông thay màu lướt qua bờ cỏ rũ rượi. Phù sa láng mịn. Trăng mọc sớm, thơ ngây và thoảng mùi rơm rạ. Nhớ người yêu vô cùng...Anh nhìn tôi buồn lắm”. Cảm giác bi quan lấn tràn
trong suy nghĩ của nhà thơ. Điệp khúc “Anh nhìn tôi buồn lắm” cứ trở đi trở lại như là một sự bất lực đầy ám ảnh. Có thể là “anh nhìn tôi” nhưng cũng có thể là chính tác giả đang nhìn chính mình, đang cho mình đối diện với sự thật hiển nhiên để cuối cùng đưa ra một kết luận: “Tôi tập nghĩ vẫn vơ để có thể nghĩ tiếp”.
Với bài Dạy trẻ con: “Lũ trẻ xóm tôi biết quá nhiều về người lớn nên
sớm mắc những căn bệnh tuổi già. Đêm đêm chúng thường tụ tập, thì thào trong những khu vườn vắng, phân công đứa canh gác để đứa khác đào hầm, chôn giấu những đồ vật cũ nát, đề phòng lúc biến động... Chúng cười vang lúc tôi đứng dậy. Tôi mụ mị rồi ngất ngư về chỗ của mình. Bàn chân chập
chững đặt lên mặt đất từng bước dại”. Cái tôi nhà thơ đã nhìn thấy được
mình trong một viễn cảnh xa qua cách hình dung về những biến động của một đời người. Theo sự trôi chảy của thời gian, qua vô vàn những tác động, cái tôi lại trở về đúng bản chất của nó “mụ mị, ngất ngư” như chẳng thể nào thay đổi được. Và nó lại bước tiếp những bước đi trên một con đường dài trên mặt đất mà điểm khởi đầu là “bước dại”.
Khi nhìn thế giới, sự vật và con người bằng cảm giác bi quan, thi nhân đã hoài nghi mọi thứ, anh suy ngẫm và âu lo về sự sinh tồn, sự nảy nở và sự tồn tại của chính bản thân mình (Không thể tin, Ở những đỉnh cột, Ghi ở Vạn
Lý Trường Thành, Hắn, tỉnh táo tột cùng, Kể lại giấc mơ, Nếu, Chuyện còn dài). Trong bài Không thể tin, Mai Văn Phấn đã viết:
Con ong bay vào phòng bằng nhựa hay bằng gỗ?
nham nhở trên mình những vết cắt dở dang đúng nó đã bay
tiếng vỗ cánh êm ru, hoàn hảo Không nên tin vào một con ong
tôi kiểm chứng bằng những cử động nhỏ: vẫn còn đủ 532 trang một cuốn sách cũ tôi bấm móng tay, thông nõ điếu
thử báo cáo, thử ký, thử hủy tài liệu Nhưng hình như
mọi con vật trong nhà vẫn chế tác từ đồ phế thải:
con mèo tam thể được sinh ra từ mớ giẻ rách?
con cá bơi trong bể nước được gò hàn từ vỏ lon beer? chim họa mi hót trong lồng là chiếc ấm vỡ?
con chó giụi đầu vào tay mình là cuộn báo cũ? đàn kiến đang nhẫn nại tha mồi là đống mạt cưa?
Chảy tràn trong mỗi câu từ ở bài thơ trên là cảm giác hoài nghi đầy âu lo. Mở đầu, thi nhân đã tự đặt ra một câu hỏi “bằng nhựa hay bằng gỗ”? trước một sự vật tưởng chừng như đã quá rõ “con ong”. Đặt câu hỏi đầy nghi hoặc rồi nhà thơ đã tự mình kiểm chứng bằng cách quan sát thật kỹ “nó đã bay”, “vỗ cánh êm ru” nhưng chừng ấy vẫn không đủ để ông có niềm tin mà phải thốt lên rằng: “Không nên tin vào một con ong”. Một sự vật đã và đang tồn tại hiển nhiên trước mắt nhưng dường như với nhà thơ nó lại chưa từng tồn tại thực sự. Những gì đang nảy nở xung quanh mình phải chăng đều là giả tạo, là đồ bỏ đi khi được chế tác từ “phế thải”. Hàng loạt sự so sánh, đối chiếu: “con mèo – mớ giẻ rách”, “con cá bơi - vỏ lon beer”, “chim họa mi – chiếc ấm vỡ”, “con chó – cuộn báo cũ”, “đàn kiến – đống mạt cưa”... tất cả đã làm cho bài thơ có một cấu tứ lạ.
Cách đặt câu hỏi đầy nghi hoặc liên tục diễn ra, cả bài thơ không ngừng xoay quanh sự nghi hoặc đó:
Nhưng sao họ tồn tại biệt lập?
Chắc lưỡi của họ đang treo trên những đỉnh cột khác
(Ở những đỉnh cột)
Vạn lý trường thành còn xây dở? Trên không tiếng hoạn quan truyền chỉ Bắt được kẻ nào vừa vác đá vừa làm thơ Đánh hộc máu mồm
Khâm thử!
(Ghi ở Vạn Lý Trường Thành)
Hắn mặc cả từng việc. Một cành gãy còn treo trên cây nhờ đám lá, đầu kia chĩa ngọn giáo xuống lối đi. Ai tự nguyện đến làm chim, làm gió?
(Hắn)
Em hay năm bảy em dìu tôi về?
Thoáng bóng ai đi xe đạp vào ngõ hẹp
Hay hàng vạn diễn viên đang trình diễn giữa quảng trường
Tôi còn nhớ rõ mật khẩu, biết cắt đuôi, đặt máy gnhe trộm, bí mật đánh điện tín, loại phương tiện liên lạc thô sơ đầu thế kỷ trước?... Làm gì ở miền quê hẻo lánh lúc đó có 20 thể chế? Miền quê là cuộc đấu trí? Là trung tâm thông tin? Hay điểm nóng?...
(Kể lại giấc mơ)
Nếu đêm qua không có cơn mưa? Nếu tôi không ngủ trên giường?
Nếu không phải khoảng cách ba mét bảy mươi lăm xăng ti
(Nếu)
Bộ xương của cái miệng giờ tan vào cát bụi Vẫn vàng ươm
hay đã xỉn đen trong chiếc tiểu sành? ...
Tôi bị lạc vào ổ phục kích? Là phần mềm bị nhiềm virus?
Hay hòn than vừa rơi xuống tảng băng?
(Cái miệng bất tử)
Đàng hoàng sao chịu phận lẹp xép? Tôi không tin và đu lên khung cửa Thế nhân chứng đâu? Vật chứng đâu?
(Chuyện còn dài)
Cảm giác bi quan, hoài nghi đầy âu lo cần phải được giải thoát. Nhưng con đường giải thoát của nó không phải bằng cách vượt thoát mà là tìm đến với cái chết. Ám ảnh về cái chết hiện lên dày đặc trong tập Hôm sau và nhiều
bài thơ khác (Biến tấu con quạ, Giấc mơ vô tận, Ghi ở Vạn Lý Trường Thành,
Hắn, Nhìn kỹ, cái miệng bất tử...). Hãy thử đọc bài Biến tấu con quạ, chúng ta
sẽ nhìn thấy những “tử khí”, “xác chết”, với sự tháo dời “từng mảng thịt”, “lục phủ ngũ tạng” theo cách “thiên táng”...
Tử khí kéo ngọn bấc đến đỉnh trời Con quạ rực sáng...
Khi quả chuông rơi xuống bất ngờ Chụp lên đầu người bõ già
Con cá nhảy vào đám mây tự vẫn Buông ngang trời ngàn vạn lưỡi câu... Lấy tâm điểm xác chết
Chém toác bầu không...
Phơi dưới trời bài học khẩu ngữ Bóc từng mảng thịt
Tháo rời tứ chi
Sổ tung lục phủ ngũ tạng... Sau tiếng quạ kêu
Ai đã tự nguyện nằm xuống...
Một số người trỗi dậy từ đám đông, khoác áo đen, mang mặt nạ đen. Vừa chạy, họ vừa đập cánh tay vào hai bên sườn. Đầu có ngước lên. Bóng đen bay là là mặt đất...
Đây là dòng cuối cùng trong một bản di chúc: Bắt đầu lễ Thiên táng lúc xuất hiện bóng quạ...
Có thể nói, chính cảm giác bi quan, hoài nghi đầy âu lo đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để Mai Văn Phấn sáng tạo nên tác phẩm. Cấu tứ thơ dựa trên dòng cảm giác này đã mang lại nhiều mỹ cảm độc đáo cho thơ.