7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
1.3.1.2. nghĩa của việc phát triển dịch vụ bổ sung
Việc kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống đem lại lợi nhuận cho khách sạn. Các nhà quản lý thường muốn đưa vào khai thác, kinh doanh các dịch vụ bổ sung vì các dịch vụ đó không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà khả năng quay vòng vốn nhanh, đòi hỏi không cao về vốn đầu tư và còn có thể kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Việc tổ chức kinh doanh các dịch vụ bổ sung có thể tận dụng các yếu tố thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, tài nguyên du lịch…Thêm vào đó, việc mở rộng và tổ chức tốt các dịch vụ bổ sung phục vụ khách hàng là điều thiết yếu nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng thêm uy tín cho khách sạn trên thị trường.
Nếu tổ chức tốt, chu đáo và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bổ sung thì khả năng thu hút khách, công suất sử dụng buồng phòng, sử dụng dịch vụ ăn uống ở nhà hàng càng cao. Từ đó dịch vụ bổ sung mang lại doanh thu lớn, có khi lớn hơn nhiều so với các dịch vụ chính.
Theo W. Chan Kim và Renée Mauborgne (Trường Kinh doanh Harvard, Mỹ), trong cuốn “Chiến lược đại dương xanh”: “Ít có sản phẩm hay dịch vụ nào được sử dụng độc lập. Thường thì luôn có những sản phẩm và dịch vụ khác ảnh hưởng đến giá trị của chúng. Nhưng trong hầu hết các ngành, những đối thủ thường tập trung vào phạm vi của sản phẩm hay dịch vụ họ cung cấp”. “Giá trị chưa khai thác thường ẩn trong những sản phẩm và dịch vụ bổ sung”. [28, tr. 69]
Có thể nói rằng, hoàn thiện đồng thời khâu tổ chức kinh doanh các dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đây cũng chính là một trong những trọng tâm kinh doanh chính của các nhà hàng, khách sạn hiện nay.