7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
3.5.1. Đối với chính quyền địa phương và Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Thừa Thiên Huế
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến điểm đến cho du lịch Thừa Thiên Huế thông qua việc đẩy mạnh trang web của ngành du lịch tỉnh nhà, phát miễn phí tờ rơi, bản đồ du lịch cho du khách tại điểm tham quan, nhà ga, sân bay…
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, các tổ chức quốc tế trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế.
- Tổ chức và tham gia các hội chợ, hội thảo, triển lãm trong nước và quốc tế để giới thiệu tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.
- Xây dựng hình ảnh điểm đến phải nêu bật được những đặc trưng về tiềm năng và thích hợp với những thị trường mục tiêu của Thừa Thiên Huế : là một điểm đến nổi bật với các giá trị văn hoá phi vật thể và vật thể (di sản văn hoá thế giới: cố đô Huế và nhã nhạc cung đình), một điểm đến với môi trường sinh thái trong lành, một điểm đến an toàn thân thiện đối với mọi du khách.
- Phối hợp với các Sở ở các tỉnh thành, các sở ban ngành có liên quan, các hãng hàng không nhằm kích cầu du lịch.
- Khẩn trương triển khai việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến 2030 và tiến tới xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo điều kiện thỏa mãn tối đa các nhu cầu thiết yếu của du khách.
- Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch Tỉnh nhà.
- Hỗ trợ, xúc tiến, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá dịch vụ dạy nấu ăn.
- Khai thác các lợi thế về tài nguyên du lịch để thiết kế các tour du lịch mới, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh, chú trọng phát triển tour du lịch văn hóa, du lịch sinh thái…nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.
- Tổ chức nhiều cuộc thi để nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên trong ngành khách sạn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau phát triển.
- Làm tốt công tác dự báo du lịch nhằm giúp cho các khách sạn nắm bắt được thị trường khách trong tương lai từ đó chuẩn bị tốt các công đoạn trong quy trình phục vụ du khách.
- Cần kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ du lịch, đồng thời có biện pháp chống phá giá để tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các khách sạn.
- Quan tâm hơn nữa việc đào tạo và bồi dưỡng các nguồn nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch của Tỉnh nhà như đầu tư cho các trường đào tạo du lịch có chất lượng cao, điển hình khoa Du lịch – Đại học Huế, trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế.