7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
3.3.1. Nhóm giải pháp đầu tư, cải thiện yếu tố hữu hình:
+ Về cơ sở vật chất:
Theo kết quả phân tích từ mô hình IPA cho thấy 3 khách sạn nên hạn chế đầu
tư cho các thuộc tính: (1) Vị trí tổ chức lớp học thuận lợi, (3) Trang thiết bị, dụng cụ
đáp ứng yêu cầu chế biến. Điều này cho thấy cả 3 khách sạn nghiên cứu đều thuộc
khách sạn 4,5 sao nên việc đầu tư, bố trí địa điểm cũng như trang bị cơ sở vật chất đáp ứng cho lớp học nấu ăn là điều tất yếu. Với quy mô và kinh nghiệm tổ chức lớp dạy nấu ăn, các khách sạn đã đáp ứng khá tốt về số lượng khách tham gia thực hành. Các khách sạn đã trang bị dụng cụ, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu nấu ăn, yêu cầu kỹ thuật, sử dụng đúng mục đích và tương đối đồng bộ nhau đã tạo ấn tượng khá tốt đối với khách hàng cũng như cảm nhận về chất lượng của khách hàng.
+ Về vệ sinh:
- Vệ sinh là một trong những khâu mà khách hàng quan tâm hàng đầu, đặc biệt là khách quốc tế. Vệ sinh bao gồm: vệ sinh cá nhân của người dạy, nhân viên phục vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị trong bếp học…Chương trình dịch vụ nấu ăn có thể hấp dẫn, giá cả hợp lý, người dạy chuyên nghiệp, nhân viên phục vụ chu đáo, lịch sự, món ăn ngon nhưng vấn đề vệ sinh không được chú trọng đến thì dịch vụ dạy nấu ăn được xem là chưa đạt chất lượng
và chưa làm hài lòng du khách. Kết quả phân tích IPA cho thấy thuộc tính (2) Bảo
đảm vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn cần được tập trung phát triển. Do
đó giải pháp đề xuất cho các khách sạn đó là cần chú trọng ưu tiên vấn đề vệ sinh thông qua bảng kiểm tra vệ sinh trước buổi học nấu ăn, bảo đảm các dụng cụ, trang thiết bị đều được vệ sinh sạch sẽ cũng như vấn đề vệ sinh cá nhân của người dạy và nhân viên phục vụ. Chấp hành nghiêm túc những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu sơ chế và chế biến món ăn.
+ Về nguyên liệu:
- Bên cạnh chỉ tiêu về vệ sinh, thuộc tính (6) Nguyên liệu đa dạng và dễ tìm
kiếm cũng cần tập trung phát triển. Giải pháp đưa ra cho các khách sạn đó là cần
đầu tư bổ sung thêm các món ăn độc đáo trong thực đơn của dịch vụ dạy nấu ăn với nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm và có thể thay thế bằng các nguyên liệu khác mà không làm giảm đi đặc trưng và chất dinh dưỡng của các món ăn.
+ Về thực đơn:
- Thuộc tính (5) Thực đơn phong phú hấp dẫn qua kết quả phân tích mô
hình IPA cần tiếp tục duy trì. Các món ăn trong chương trình học thường là các món ăn đặc trưng của địa phương hoặc món ăn truyền thống của Việt Nam. Các khách sạn cần quảng bá về các món ăn đặc trưng của địa phương nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung để được nhiều khách biết đến và lựa chọn dịch vụ nấu món ăn. Thông qua dịch vụ dạy nấu ăn có thể chuyển tải thông điệp về văn hóa ẩm thực của người Huế nói riêng, người Việt Nam nói chung và tạo nên sự khác biệt về dịch vụ dạy nấu ăn so với các địa điểm khác.
- Các nhà quản lý và người dạy cần tìm hiểu và cập nhật xu thế ăn uống của các nước trên thế giới để đề xuất, bổ sung, thay thế các món ăn trong thực đơn bảo đảm cân bằng giữa các chất dinh dưỡng và không bị trùng lặp nguyên liệu giữa các món ăn cũng như duy trì sự đa dạng và hấp dẫn của thực đơn lớp học nấu ăn.
+ Về đồng phục:
- Nhìn chung, các khách sạn cung ứng tốt về đồng phục cho lớp dạy nấu ăn, bảo đảm trang phục tham gia lớp học của khách hàng và người dạy đầy đủ và gọn
gàng. Tuy nhiên thuộc tính (4) này lại không quan trọng đối với du khách. Do vậy, các khách sạn nên hạn chế phát triển về đồng phục, để tập trung vào các vấn đề khác quan trọng hơn như là vấn đề về vệ sinh. Các trang phục bếp không vừa kích cỡ có khi gây trở ngại, vướng víu trong quá trình cắt thái, chế biến cũng như làm cho khách cảm thấy không thoải mái với thời tiết khắc nghiệt như ở Huế. Ở một số lớp dạy nấu ăn tại Hội An, du khách chỉ cần mang tạp dề trong buổi học, vừa tiện dụng, vừa tạo cảm giác thoải mái cho khách trong suốt quá trình học nấu ăn.