Cơ sở đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch trong các khách sạn tại thành phố huế (Trang 97 - 99)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

3.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp

Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền trung Việt Nam có vị trí chiến lược trên tuyến quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt. Phía Bắc của tỉnh giáp với Quảng Trị -

nơi có cửa khẩu Lao Bảo nối Việt Nam với Lào và Đông Bắc Thái Lan qua đường số 9, tuyến giao thông chủ yếu nối Việt Nam với Lào, Thái Lan trong tương lai. Nằm ở vị trí đầu của tuyến, Thừa Thiên Huế có vị trí quan trọng trong việc phát triển du lịch dọc theo tuyến giao thông quan trọng này. Phía Nam của Thừa Thiên Huế giáp với Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nơi có cảng và sân bay quốc tế Đà Nẵng lớn nhất ở miền Trung hiện nay.

Về tiềm năng, Thừa Thiên Huế là một trong số ít địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị cao cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Nổi bật nhất là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với cố đô Huế nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn tổng thể kiến trúc cố đô cổ với hệ thống lăng tẩm, thành quách, cung điện, chùa chiền…. hài hoà với khung cảnh thiên nhiên được coi là một kiệt tác kiến trúc đô thị cổ của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Nhờ những giá trị độc đáo nêu trên, năm 1993, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn có kho tàng các giá trị văn hoá độc đáo, đặc sắc như ca múa cung đình, nghệ thuật ẩm thực, lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công, văn hoá các dân tộc ít người như Tà Ôi, Vân Kiều… đặc biệt là các giá trị văn hoá phi vật thể như ca hát, lễ nhạc cung đình… được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định trung tâm và các trọng điểm du lịch Bắc Trung

Bộ là: ‘Trung tâm du lịch lớn nhất của vùng là thành phố Huế’. Điều này cho thấy

việc phát triển dịch vụ du lịch tại thành phố Huế đóng vai trò quan trọng không chỉ cho tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn là động lực thúc đẩy phát triển du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 đã khẳng định một trong những ưu tiên phát triển

các dòng sản phẩm chính của du lịch là: ‘Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch

lịch ẩm thực. Phát huy các giá trị văn hóa vùng miền làm nền tảng cho các sản phẩm du lịch đặc trưng’. Việc phát triển dịch vụ dạy nấu ăn góp phần đa dạng hóa

việc cung cấp dịch vụ tại các nhà hàng, khách sạn và phát triển mạnh du lịch ẩm thực gắn với trải nghiệm thực tế của du khách nhằm quảng bá nền văn hóa ẩm thực Việt Nam đến bạn bè trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch trong các khách sạn tại thành phố huế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)