Đối với các trung tâm lữ hành:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch trong các khách sạn tại thành phố huế (Trang 109 - 150)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

3.5.2. Đối với các trung tâm lữ hành:

- Giúp quảng bá cho du khách về dịch vụ dạy nấu ăn tại các nhà hàng, khách sạn ở thành phố Huế nhằm giới thiệu ẩm thực Huế nói riêng, ẩm thực Việt Nam nói

chung đến với bạn bè quốc tế.

- Phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước nhằm chú trọng hơn trong công tác quảng bá các sản phẩm du lịch, thu hút khách đến với Huế.

- Xác định các thị trường mục tiêu để thiết lập các chương trình du lịch nói chung và chương trình về dịch vụ dạy nấu ăn nói riêng.

- Phối kết hợp với các khách sạn, nhà hàng tổ chức dịch vụ dạy nấu ăn tại Huế, trong việc nghiên cứu nhu cầu, thiết kế thực đơn và phục vụ khách; điều chỉnh để các chương trình dịch vụ dạy nấu ăn phong phú, đa dạng và không bị nhàm chán đối với khách.

- Khai thác triệt để các thị trường khách tiềm năng, thu hút họ bằng các chương trình du lịch nói chung của địa phương cũng như chương trình học nấu ăn nhằm quảng bá đến bạn bè thế giới về ẩm thực Việt Nam.

- Xây dựng chiến lược marketing, chính sách giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến…nhằm thu hút nguồn khách tham gia dịch vụ dạy nấu ăn tại các khách sạn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng, luận văn đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn, từ đó kết hợp với cơ sở lý luận đề xuất các nhóm giải pháp:

- Nhóm giải pháp đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất.

- Nhóm giải pháp tăng cường sự tin cậy trong cung cấp dịch vụ; - Nhóm giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ khách hàng; - Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phục vụ của đội ngũ phục vụ; - Nhóm giải pháp quan tâm, chia sẻ với khách hàng;

Các giải pháp đều có tính độc lập tương đối trong hệ thống. Tuy nhiên, giữa các giải pháp luôn luôn có mối quan hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng, thúc đẩy lẫn nhau theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch.

Trong thực tiễn, đề tài nghiên cứu có những khả năng ứng dụng trong thực

tiễn như sau:

- Các tiêu chí đánh giá chất lượng đã được nêu ra và xác định được các yếu tố quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn trong các khách sạn. Từ đó định hướng việc vận dụng các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như xác định các yếu tố để cải thiện chất lượng dịch vụ.

- Các giải pháp được đề xuất với mục đích các nhà quản lý du lịch, các nhà cung ứng dịch vụ và đội ngũ tham gia trực tiếp có thể áp dụng nhằm khắc phục, điều chỉnh và nâng cao hơn nữa sản phẩm và dịch vụ, với mục đích đem đến sự hài lòng cho khách du lịch khi tham gia dịch vụ dạy nấu ăn trong các khách sạn tại thành phố Huế.

- Trường hợp cụ thể về vận dụng các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ được nêu ra, từ đó các nhà nghiên cứu có thể so sánh đánh giá các ưu nhược điểm của các mô hình cũng như vận dụng phù hợp với loại dịch vụ cụ thể, nguồn

lực và thời gian nghiên cứu, và đặc biệt phù hợp với nhu cầu quản lý thực tiễn của các doanh nghiệp.

Qua cơ sở đề xuất cũng như các giải pháp và kiến nghị, đề tài một lần nữa muốn nhấn mạnh đến chất lượng của dịch vụ bởi chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá được tích lũy từ phía khách hàng, được khách hàng coi trọng và đó cũng được xem là phương thức tiếp cận quan trọng trong quản lý kinh doanh nhằm bảo đảm sự hài lòng của khách hàng. Chất lượng dịch vụ là vấn đề đáng được quan tâm và đầu tư hơn cả bởi vì nó đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào

KẾT LUẬN

Huế là thành phố của di sản và những lễ hội – nguồn tài nguyên quý giá của du lịch. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát huy lợi thế trên và đạt được những bước phát triển khá toàn diện. Đây chính là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn nói chung và kinh doanh dịch vụ bổ sung nói riêng trong đó có dịch vụ dạy nấu ăn.

Nhóm khách sạn Kinh Thành Huế, khu nghỉ dưỡng làng Hành Hương, trung tâm thực hành khách sạn Villa Huế với chức năng nhiệm vụ kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ bổ sung khác; có vị trí thuận lợi, với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình với kỹ năng ngoại ngữ và kinh nghiệm phục vụ khách hàng được đánh giá là những đơn vị kinh doanh có hiệu quả, thu hút lượng du khách đến lưu trú, thu được doanh thu và lợi nhuận, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Qua phân tích cho thấy chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch bảo đảm thu hút du khách đến với dịch vụ dạy nấu ăn ở các khách sạn.

Theo khảo sát thì đối tượng khách tham gia dịch vụ dạy nấu ăn chủ yếu là khách từ châu Âu (39.5%) và châu Úc (30.5%). Có đến 72.5% đối tượng khách đến Huế với mục đích nghỉ dưỡng với thời gian lưu trú tại Huế từ 1-2 ngày chiếm 67%.

Phần lớn khách biết đến dịch vụ dạy nấu ăn thông qua kênh truyền thông đại chúng (chiếm 47%). Hai lý do tác động đến việc lựa chọn dịch vụ dạy nấu ăn đó là khám phá ẩm thực và văn hóa Huế và trải nghiệm điều mới mẽ khi gặp gỡ người dân địa phương (98.5%).

Đội ngũ nhân viên được đánh giá khá tốt với trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

Nhìn chung, du khách ấn tượng và khá hài lòng với chất lượng dịch vụ của dịch vụ dạy nấu ăn. Tuy nhiên, các khách sạn cần cần tập trung cải thiện và chú trọng hơn nữa về vấn đề vệ sinh cũng như thời gian bố trí hợp lý cũng như việc quảng bá cho dịch vụ dạy nấu ăn.

“Cooking class" không chỉ đơn thuần là học nấu ăn thuần túy mà còn giúp du khách hiểu thêm về văn hóa của mỗi vùng miền qua những sắc màu văn hóa ẩm thực mà họ được trải nghiệm. Qua các món ăn, cần chuyển tải cho du khách thấy đặc trưng của những giá trị ẩm thực và dinh dưỡng. Đặc biệt là văn hóa ẩm thực Huế vì vốn dĩ ẩm thực Huế là một đề tài khá thú vị cho những ai có nhã ý muốn tìm hiểu. Vậy nên dịch vụ dạy nấu ăn không đơn thuần là một tour du lịch, mà còn là một hình thức quảng bá hình ảnh và bản sắc văn hóa ẩm thực của Huế hiệu quả. Thêm vào đó, việc du khách được chia sẽ, giao lưu văn hóa ẩm thực đối với người dân địa phương được xem là một trải nghiệm thú vị đối với du khách.

Một điều càng ý nghĩa hơn đó là sau khi tham gia dịch vụ dạy nấu ăn, du khách có thể nấu các món ăn mà họ đã học để mời bạn bè, người thân thưởng thức và đây là một cách giúp cho ẩm thực của địa phương hay quốc gia có cơ hội tiếp cận với bạn bè thế giới.

Những hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn tập trung vào hai điểm chính sau: - Mở rộng việc đánh giá chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn ở các nhà hàng, khách sạn dưới góc độ đánh giá của các nhà quản lý cung ứng dịch vụ.

- Vận dụng thêm các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ để khảo nghiệm và so sánh đánh giá độ tin cậy của các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bùi Minh Đức (2011), Văn hóa ẩm thực Huế, NXB Văn hóa – văn nghệ.

2. Bùi Thị Tám (2009), Giáo trình Marketing du lịch. NXB Đại học Huế

3. Bùi Thị Tám (2009), Đánh giá chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch chương trình

“Hành trình di sản miền Trung”. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 51, 2009.

4. Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung, Võ Hồng Phượng và Mai Thị Triết (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Phú Quốc, Kỷ yếu Khoa học 195-202

5. Hồ Lê Thu Trang, Phạm Thị Kim Loan (2012), Các yếu tố quyết định sự hài

lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách nội địa đối với Du lịch tỉnh Sóc Trăng.

Tạp chí Khoa học 2012:23b 162-173.

6. Hoàng Thị Như Huy (2006), Nghệ thuật ẩm thực Huế. NXB Thuận Hóa

7. Hoàng Trọng, Chu Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,

Tập 1, TP HCM: NXB Hồng Đức

8. Luật Du lịch. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

9. Ngô Đức Thịnh (2010), Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, NXB Trẻ.

10. Nguyễn Huy Phương và Lưu Tiến Thuận (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch dịch vụ Hậu Giang. Tạp chí khoa học – Đại học Cần Thơ số 25 45-51.

11. Nguyễn Thanh Bình (2006), Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực. Tạp chí

Du lịch Việt Nam số 3.

12. Nguyễn Trùng Khánh (2006), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Lao động –

xã hội.

13. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB

Lao động – Xã hội.

14. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Hương Lan (2004), Giáo trình kinh doanh

khách sạn. NXB Lao động - xã hội.

15. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại

16. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ Khách sạn - du lịch. Trường Đại học Thương mại - NXB Đại học quốc gia.

17. Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Huệ Minh (2013), Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập29, Số 1 (2013) tr. 11 - 22

18. Phan Thăng (2012), Quản trị chất lượng, NXB Hồng Đức.

19. Robert A.Brymer (1988), Quản lý khách sạn và nhà hàng.

20. Roy Hayter (2001), Phục vụ ăn uống trong Du lịch, NXB Thống kê.

21. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả hoạt động

năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.

22. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.

23. Trần Thị Mai (2006), Giáo trình tổng quan du lịch. NXB Lao động- xã hội.

24. Trần Thị Ngọc Liên, Trương Thanh Hùng (2014), Gợi ý một số giải pháp hoàn

thiện chất lượng dịch vụ Du lịch Thừa Thiên Huế dựa trên mô hình IPA, Tạp

chí Nghiên cứu và phát triển, số 1 (108), pp 30 - 36.

25. Từ điển Collins English Dictionary (2012), NXB HarperCollins. 26. Từ điển Tiếng Việt (2004), NXB Đà Nẵng.

27. Vũ Cao Đàm (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục

Việt Nam.

28. W. Chan Kim và Renée Mauborgne (2010), Chiến lược đại dương xanh, NXB

Tri Thức.

TIẾNG ANH

29. A.Parasuraman, Valarie A.Zeithaml & Leonard L.berry (1985), A conceptual

model of service quality & its implications for future research: Journal of marketing. Vol 49, pp 41-50.

30. A.Parasuraman, Valarie A.Zeithaml & Leonard L.Berry (1988), SERVQUAL: A

multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality,

31. Chileshe Ng’andu Musaba, Emmanuel C.Musaba, Simon I.R Hoabeb (2014), International journal of Asian Social Science. Vol 4, pp 533-543.

32. Christine Williams and John Buswell (2003), Service quality in Leisure and

Tourism. CABI.

33. Cronin, J.J. & Taylor, S.A. (1992) Cronin, J.J. & Taylor, S.A. (1992),

Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension. Journal of Marketing. 56 (3), pp.55-68.

34. Denis Harrington and Tony Lenehan (1998), Managing quality in Tourism –

Theory and Practice. Oak tree Press.

35. Gwo-Hshiung Tzeng, Hung-Fan Chang (2011), Applying Importance –

Performance Analysis as a service quality measure in Food service industry,

Vol.6, pp 107 – 115.

36. James Absher, Alan Graefe, Robert Burms (2000), A methodological

comparison of customer service analysis techniques. Pp. 41-45.

37. John A.Martilla, John C.Jame (2012), Journal of marketing, Vol.41, pp 77-79.

38. Kurt Matzler, Franz Bailon, Hans.H.Hinterhuber, Birgit Renzl, Johann Pichler

(2004), The asymmetric relationship between attribute – level performance and

overall customer satisfaction : a reconsiderration of the Importance – Performance analysis, Industrial markerting management. Pp 271-277

39. Kotler Philip, Veronica Wong, John Saunders, Gary Armstrong (2005),

Principles of Marketing, 4th European edition, Pearson Education Limited

40. Lück Michael (200)1, An Importance-Performance Analysis of Backpackers at

Robinson Crusoe Island Resort, Fiji. AUT University.

41. Lynn Michael (2003), Restaurant Tips and service quality: a weak relationship

or just weak measurement. pp 1-15.

42. Mohd. Adil, Dr. Odai Falah Mohammad Al Ghaswyneh & Alaa Musallam

Albkour (2013), SERVQUAL and SERVPERF: A Review of Measures in

Services Marketing Research, Global Journal of Management and Business

43. Raymond K.S.Chu, Tat Choi (1999), An Importance performance Analysis of

hotel selection factors in the Hong Kong hotel industry: a comparison of busisness and leisure travellers, pp 363 – 380.

44. Robert D.Reid and David C.Bojanic (2001), Hospitality marketing

management. John Wiley&Sons, Inc.

45. Rochelle Turner (2015), Travel and Tourism economic impact 2015 world,

London, pp. 3.

46. Simon Hudson, Paul Hudson, Graham A.Miller (2004). The measurement of

service quality in the Tour Operating sector: A methodological comparison. Journal of Travel Research. Vol.42, pp 1-36.

47.Song, H. & Wu, C. (2006), An Importance-Performance Analysis of The

Service Quality in The Hong Kong Tourism Industry : The 12th APTA & 4th

APacCHRIE, Hualien, Taiwan. pp 265.

48. Tom Powers and Clayton W.Barrows (2003), Management in the Hospitality industry. John Wiley&Sons, Inc.

49. Wei-Jaw Deng, Fing-Feng Kuo and Wen-Chin Chen (2008), Revised

Importance-Performance Analysis: three-factor theory and benchmarking. The

service Industries Journal. Vol.28, pp 37-51.

50. Woo Gon, Kim, Yong-Ki Lee, Young-Jin Yoo (2006), Journal of Hospitality

and Tourism Research. Vol.30, pp 142 – 169.

51. Zhang, H. Q. & Chow, I. (2004), Application of importance-performance in

tour guides’ performance: evidence from mainland Chinese outbound visitors in Hong Kong. Tourism Managment, Vol 25, pp 81 - 91.

INTERNET

52. http://www.qualtrics.com/university/researchsuite/survey-types /market- surveys/customer-satisfaction-theory

53. http://dulichhue.com.vn/ tourdulich “cooking class” - Bui Thi Tam

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

PHỤ LỤC 2: MÔ TẢ THÔNG TIN MẪU ĐIỀU TRA

PHỤ LỤC 3: THÔNG TIN VỀ KẾ HOẠCH CHUYẾN ĐI

PHỤ LỤC 4: THÔNG TIN VỀ THAM GIA DỊCH VỤ HỌC NẤU ĂN CỦA DU KHÁCH

PHỤ LỤC 5: THÔNG TIN VỀ LÝ DO DU KHÁCH THAM GIA DỊCH VỤ HỌC NẤU ĂN

PHỤ LỤC 6: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG VÀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC KHÁCH SẠN NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 7: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH

PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH

PHỤ LỤC 9: HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

Kính chào quý khách!

Trước tiên xin gửi đến quý khách lời chúc tốt đẹp nhất về chuyến đi đến Huế lần này.

Tôi là sinh viên ngành Du lịch học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa

học cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ: “Nghiên cứu chất lượng dịch vụ các lớp dạy

nấu ăn cho khách du lịch tại các khách sạn ở thành phố Huế”. Rất mong quý

khách dành thời gian cung cấp một số thông tin cho đề tài của tôi. Mọi thông tin được cung cấp chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cám ơn!



PHẦN 1: KẾ HOẠCH CHUYẾN ĐI

1. Quý khách dự kiến ở Huế trong bao lâu?

 1- 2 ngày  3- 4 ngày  5- 6 ngày  > 1 tuần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch trong các khách sạn tại thành phố huế (Trang 109 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)