Nhân dân trực tiếp đấu tranh chống tiêu cực thông qua việc khiếu nại, tố cáo và thông qua các diễn đàn nhân dân, nhất là bằng các

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 86 - 87)

khiếu nại, tố cáo và thông qua các diễn đàn nhân dân, nhất là bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng

Ngoài việc đóng góp ý kiến trực tiếp với cán bộ, đảng viên ở các cấp, ngành, người dân còn gửi thư, đơn đến các cơ quan chức năng, cơ quan thông tin báo chí ở Trung ương và địa phương góp ý, phát hiện những sai phạm về kinh tế, tham nhũng, tiêu cực. Trước sự đấu tranh chống tham nhũng mạnh mẽ của nhân dân và để tránh dẫn đến mất ổn định tình hình, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo các cấp, các ngành và các đoàn thể quần chúng khẩn trương chấn chỉnh, kiện toàn, củng cố công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đặc biệt, hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương đều đã bố trí cán bộ, phương tiện, trụ sở tiếp công dân cũng như rà soát, bổ sung, hoặc xây dựng các quy chế, quy định nhằm khắc phục tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu; phân công lãnh đạo phụ trách; một số nơi có hòm thư góp ý để thu thập ý kiến của cán bộ, nhân dân. Trong 5 năm từ 2001

-2005 cả nước đã tiếp 1,4 triệu lượt công dân khiếu tố, riêng trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp gần 100.000 lượt công dân, trong đó có 2492 lượt tiếp đoàn đông người.

Công tác tiếp và giải quyết khiếu tố của công dân trên toàn quốc cho thấy: cơ bản việc khiếu tố của nhân dân là đúng, các hiện tượng tham nhũng, mất dân chủ ở cơ sở là có thật và thực sự là nguyên nhân gây bức xúc cho nhân dân. Theo dữ liệu của một số kỳ họp Quốc hội những năm qua cho thấy, trong số những đơn tố cáo của nhân dân thì 90% là đúng sự thật, chỉ có 10% là không đúng hoàn toàn. Tuy nhiên, do mở rộng dân chủ, nhân dân được tự do khiếu tố, trong khi sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên có hiện tượng gia tăng tỷ lệ khiếu nại sai không đúng với bản chất sự việc, gây phức tạp và khó khăn cho các cơ quan nhà nước khi giải quyết khiếu nại tố cáo.

Sự tham gia của nhân dân vào công tác đấu tranh chống tiêu cực còn thể hiện thông qua các diễn đàn nhân dân như báo nói, báo viết, báo hình. Nhờ có sự tham gia tích cực và rộng rãi của nhân dân vào công tác thanh tra, giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp mà nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực được phát hiện và đưa ra xử lý. Có thể nói, những năm gần đây tình hình tham nhũng, tiêu cực ở nước ta trong một số lĩnh vực đã giảm đáng kể, nhất là cơ sở. Những sai phạm trong quản lý đất đai được khắc phục về cơ bản, công tác quản lý đất đai từng bước đi vào kỷ cương, nền nếp. Tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng giảm rõ rệt, công tác xây dựng cơ bản hạn chế được sai phạm nghiêm trọng; việc thực hiện chính sách xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Phần đông đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã cơ bản khắc phục được tệ quan liêu, lối sống hưởng thụ, vun vén cá nhân và đã sâu sát gần dân hơn. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và quy chế dân chủ được coi trọng. Nhân dân đã hiểu rõ hơn về dân chủ, quyền lợi và nghĩa vụ công dân trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)