Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nƣớc về những vấn đề phát triển kinh tế xã hội thông qua các cơ quan dân cử

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 83 - 86)

về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thông qua các cơ quan dân cử

Nhân dân đã nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách, xây dựng và sửa đổi luật; về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch phát triến kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của các địa phương; góp ý kiến về hoạt động

của Hội đồng nhân dân các cấp, về lựa chọn ứng cử viên Hội đồng nhân dân và nhân sự Đại hội Đảng, đoàn thể ở cơ sở.

Luật Đất đai được Quốc hội thông qua năm 1993 là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, duy trì ổn định tình hình chính trị - xã hội. Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, thể chế hóa kịp thời một số chủ trương, chính sách lớn về đất đai của Đảng và Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các qui định mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp 1992 và các văn bản qui phạm pháp luật khác, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quốc hội đã tiến hành việc sửa đổi bổ sung một cách cơ bản và toàn diện Luật Đất đai 1993. Để huy động được sự tham gia của toàn dân, cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành nhiều cách thức khác nhau, nhằm mục đích tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho những người dân nói lên những suy nghĩ của mình. Toàn dân sẽ góp ý về mọi nội dung của Dự luật, nhưng cơ quan chủ trì có gợi ý những điểm trọng tâm.

Các hoạt động cụ thể:

- Tiến hành công bố dự thảo trên các phương tiện thông tin đại chúng và có một Ban thường trực để nhận ý kiến phản ánh của mọi người.

- Các tầng lớp nhân dân có thể gửi thư góp ý kiến và góp ý trực tiếp qua Hội đồng nhân dân các cấp.

- Tổ chức các cuộc hội thảo giữa các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước và các tổ chức sử dụng đất trên nhiều vùng khác nhau để lấy ý kiến của họ.

- Tổ chức hội nghị để lấy ý kiến các tỉnh.

- Đưa dự thảo luật lên một website riêng và qua đó lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

Phạm vi lấy ý kiến

Ở Trung ương: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ ban, ngành thuộc Chính phủ, các Ban của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác, các trường đại học, cao đẳng, học viện, một số viện nghiên cứu.

Ở địa phương: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Sở tư pháp, Sở tài nguyên và môi trường, Hội luật gia, Đoàn luật sư, các sở, ban, ngành hữu quan và các đoàn thể ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và một số đơn vị cấp cơ sở.

Cơ quan chủ trì việc lấy ý kiến: Bộ Tài nguyên Môi trường và Ủy ban Kinh tế ngân sách của Quốc hội là hai cơ quan chịu trách nhiệm chính.

Ban tổng hợp ý kiến đóng góp về dự thảo được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi tổng hợp xong.

Kết quả thu được: Ban tổ chức đã nhận được văn bản đóng góp của 52 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 3 ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, 34 Đoàn đại biểu Quốc hội, 44 bộ, 15 cơ quan ban, ngành ở trung ương, 122 cơ quan ban, ngành ở địa phương, 9 đại biểu Quốc hội và 290 thư góp ý của công dân (trong đó có 64 thư của nông dân, 54 thư của cán bộ hưu trí, 185 thư của công dân không ghi rõ chức danh, 1 công dân là Việt kiều ở Australia [31].

Việc tổ chức lấy ý kiến về những nội dung sửa đổi bổ sung Luật đất đai được tiến hành theo một qui trình chặt chẽ, với những hình thức thích hợp, thiết thực nhằm bảo đảm dân chủ, huy động cao nhất trí tuệ của nhân dân, các ngành, các cấp; đồng thời phát huy vai trò tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý kiến, bảo đảm phản ánh kịp thời, trung thực ý kiến của nhân dân, qua đó nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của nhân dân về pháp luật.

Thực tế những năm qua, nhất là trước Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nhân dân đã tích cực đóng góp ý kiến vào xây dựng Báo cáo chính trị của Đại hội, đóng góp ý kiến xây dựng một số chính sách của Nhà nước. Đây thực sự là những hoạt động chính trị nhằm mở rộng quyền làm chủ cho nhân dân, vì vậy đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đồng thời, nhân dân tham gia ngày càng có hiệu quả vào quá trình giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, của đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ, đảng viên; giám sát kiểm tra việc thu chi các quỹ, quản lý và sử dụng đất đai, xây dựng và nghiệm thu, quyết toán công trình từ nguồn vốn do nhân dân đóng góp.

Công tác giám sát, kiểm tra của nhân dân còn được thực hiện thông qua việc dự các kỳ họp thôn, đoàn thể, ban thanh tra nhân dân và các tổ kiểm tra do nhân dân bầu ra. Sự giám sát, kiểm tra đó đã góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền, của cán bộ; hạn chế được tham nhũng; tiêu cực, tạo sự phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)