Mở rộng khả năng tham gia quản lý Nhà nƣớc, quản lý xã hội của đông đảo nhân dân

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 81 - 82)

hội của đông đảo nhân dân

Với việc phát huy dân chủ nhất là từ khi triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, sự tham gia của nhân dân đã có những hiệu quả rõ rệt. Tất cả các địa phương đã căn cứ vào Nghị định 29/NĐ-CP và tình hình thực tế, tiến hành rà soát, bổ sunghoặc xây dựng mới các quy chế, quy định thực hiện Quy chế dân chủ trên từng lĩnh vực. Các quy chế, quy định tập trung vào các nội dung chính ở cơ sở là: quy chế làm việc của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; quy chế quản lý đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản; quy chế tiếp dân và giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của công dân, quy chế về giải toả mặt bằng làm đường giao thông và xây dựng khu công nghiệp...

Đến nay đã có 90% xã, phường, thị trấn; 80% cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước đã triển khai, xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở [2, tr. 17-19]. Những việc cần thông báo để nhân dân biết có 14 nội dung đã được phần lớn các xã, phường, thị trấn thực hiện khá tốt, tập trung chủ yếu vào các vấn đề: chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, bộ luật hình sự, dân sự, luật đất đai, thuế nhà đất các văn bản quản lý đất đai, tài chính, quỹ hợp tác xã nông nghiệp, các quy định về khuyến công - nông - ngư - thương và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, các văn bản liên quan đến lĩnh vực văn hoá, xã hội và các quy định về thủ tục hành chính, lệ phí và thời gian giải quyết từng loại công việc, lịch tiếp dân và phân công cán bộ tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Hình thức thông báo đa dạng như: bằng văn bản niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân; tiếp xúc cử tri đối với đại biểu Hội đồng nhân dân, triển khai tại các cuộc họp Hội đồng nhân dân đoàn thể và họp thôn, tổ dân phố; thông tin trên đài truyền thanh xã, phường, thị trấn... Tỷ lệ người đi họp để nghe phổ biến và tham gia xây dựng quy chế đạt từ 70-80% đại diện hộ, có nơi hơn 90%.

Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp gồm: mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, lập và thu, chi các loại quỹ, xây dựng quy ước, hương ước làng xã văn hoá; đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Thành lập ban giám sát công trình từ nguồn vốn do dân tự nguyện đóng góp và bảo vệ sản xuất được thực hiện nghiêm túc theo phương thức họp thôn, làng, tổ dân phổ hoặc phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình, tạo sự đồng tình thống nhất cao của nhân dân và thực hiện có kết quả.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 81 - 82)