Đổi mới các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị và mối quan hệ giữa các yếu tố đó để phát huy hơn nữa quyền dân chủ của nhân dân

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 105 - 107)

hệ giữa các yếu tố đó để phát huy hơn nữa quyền dân chủ của nhân dân

Để đảm bảo quyền dân chủ của công dân trước hết phải giữ vững và tăng cuờng sự lãnh đạo của Đảng ta. Song cần lưu ý rằng, quyền lãnh đạo của Đảng không phải tự nhiên mà có, trước hết phải bằng sự tiên phong gương mẫu của đảng viên và tổ chức cơ sở đảng trong quá trình phấn đấu vì lợi ích nhân dân mà Đảng đã được nhân dân tín nhiệm giao cho nhiệm vụ lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng.

Sự lãnh đạo của Đảng còn được thực hiện bằng phương pháp vốn có của một Đảng Mác - Lênin. Thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, nêu gương của đội ngũ đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng làm cho quần chúng thấy rõ được tính đúng đắn của các quyết định chính trị của mình. Khi quần chúng tiếp nhận được các quyết định của Đảng với tư cách là sự tự quyết định của bản thân mình, thì họ sẽ phát huy được tính sáng tạo, chủ động khắc phục mọi trở ngại để thực hiện đầy đủ các quyết định đó. Ngược lại, khi quần chúng bị áp đặt thì những quyết định chính trị của Đảng dễ gặp phải sự thờ ơ, lãnh đạm của nhân dân.

Quyền làm chủ về chính trị của nhân dân đòi hỏi nhà nước ta phải được xây dựng theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa "nhà nước của dân, do dân, vì dân", trên cơ sở phản ánh đúng đắn yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân. Các chủ trương, chính sách của nhà nước do nhân dân thực hiện. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: "muốn thực sự do dân, nhà nước phải dựa vào dân để sửa chính sách, sửa bộ máy, sửa cán bộ của mình. Muốn dựa vào dân phải tin vào sức mạnh của nhân dân".

Để thực sự là nhà nước của dân, do dân, và vì dân, một mặt nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặt khác các chủ trương, chính sách của nhà nước phải xuất phát từ yêu cầu và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, lợi ích của dân.

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã hình thành một cơ chế: các chính sách và quyết định quan trọng của nhà nước trước khi được thi hành phải tiến hành, thăm dò dư luận xã hội. Nếu kết quả thăm dò dư luận xã hội cho thấy đa số quần chúng không tán thành thì các dự án đấy phải được xem xét lại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không đồng lòng việc gì cũng không nên". Bởi vì chính quần chúng là người tiếp nhận và thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Hơn ai hết, họ là người hiểu rõ được tính hợp lí hay chưa hợp lí của các quyết định quản lí nhà nước, các qui định của pháp luật. Vì vậy đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải khiêm tốn lắng nghe mọi ý kiến thẳng thắn, chân thành của quần chúng nhân dân, đối thoại công khai và dân chủ với quần chúng là biện pháp tốt nhất để tăng cường mối liên hệ của Đảng, nhà nước với quần chúng nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lí lãnh đạo.

Dân chủ thực sự và rộng rãi là bản chất của chế độ ta. Vì thế, thu thập, điều tra, nghiên cứu dư luận một cách nghiêm chỉnh, khiêm tốn lắng nghe học hỏi ý kiến của quần chúng là rất cần thiết.

Đối với hoạt động lập pháp và lập qui của nhà nước, liên quan đến vấn đề này cần lưu ý một số vấn đề sau:

Xây dựng chương trình lập pháp, phát huy quyền trình dự án luật của đoàn thể nhân dân, nâng cao kiến thức pháp luật của đại biểu quốc hội, nâng cao trình độ, năng lực thẩm tra dự án luật của các cơ quan giúp việc cho Quốc hội, xác định rõ quyền lập pháp và quyền lập qui. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này cần tập hợp trí tuệ các nhà khoa học, lấy ý kiến nhân dân, nhất là đối tượng có liên quan đến việc thi hành pháp luật.

Đối với công tác quản lí nhà nước, đòi hỏi phải xem xét cải cách một bước nền hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng điểm. Phải tiến hành cải cách nền hành chính cả về thể chế và hình thức thực hiện, hoàn thiện thể chế quản lí bằng pháp luật, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.

Về tổ chức bộ máy: cần chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, qui chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp, định rõ thứ bậc trong bộ máy hành chính, xác định rõ vị trí vai trò của từng cấp chính quyền, kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở.

Về công tác cán bộ công chức nhà nước: cần xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi và kỉ luật hành chính; qui định rõ chế độ đào tạo, tuyển dụng công chức; xây dựng đội ngũ công chức có chuyên môn, nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm và tận tụy với công việc.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)