Các hình thức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 36 - 37)

Pháp luật được thực hiện bởi nhiều hình thức, nhiều loại chủ thể khác nhau trong tất cả các lĩnh vực quan hệ, hoạt động xã hội vô cùng đa dạng và phức tạp. Lý luận chung về pháp luật đã phân định thành bốn hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động) là một hình thức thực hiện pháp

luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Hay nói khác đi, có những trường hơp, các qui định pháp luật được thực hiện, trở thành hành vi thực tế trong cuộc sống của các chủ thể bằng chính sự tự giác của mỗi cá nhân, tổ chức mà không cần đến sự can thiệp trực tiếp nào từ phía Nhà nước. Những qui phạm pháp luật cấm trong luật hình sự, hành chính … được thể hiện dưới hình thức này.

Thi hành (chấp hành) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật,

động tích cực. Những qui phạm pháp luật bắt buộc (những qui phạm qui định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này.

Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các

chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những qui phạm pháp luật qui định các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện ở hình thức này. Hình thức sử dụng pháp luật khác với hình thức chấp hành pháp luật ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí, theo "sự tính toán" của mình, chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà

nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các qui định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong trường hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các qui định của pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước

Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn có sự tham gia của Nhà nước thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)