MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 93 - 97)

DƢ LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Từ thực tiễn phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua ở nước ta, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực phải gắn chặt với công tác xây dựng hệ thống chính trị: xây dựng chỉnh đốn Đảng; cải cách thủ tục hành chính, xây dựng, củng cố cơ quan tư pháp; phát huy vai trò chủ động của các tổ chức quần chúng và Mặt trận tổ quốc.

Thực tế cho thấy, ở đâu xây dựng được tổ chức Đảng mạnh, thực hiện đúng các nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng, dân chủ trong Đảng được phát

huy, chính quyền trong sạch, vững mạnh, có đội ngũ công chức giỏi chuyên môn, công tâm phục vụ nhân dân thì ở đó khó có thể xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành phải sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, dự báo và đề ra được những chủ trương, biện pháp sát đúng để ngăn chặn. xử lý kịp thời những vụ tham nhũng, tiêu cực. Khi phát hiện ra tham nhũng, tiêu cực phải công tâm, khách quan tìm rõ nguyên nhân, xác định phạm vi trách nhiệm, khẩn trương xử lý theo đúng nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không kể người đó là ai, giữ cương vị gì. Trong xử lý cần chống cả hai khuynh hướng: quy kết, xử lý tràn lan hoặc chần chừ lấy lý do để "bảo vệ" cán bộ mà thực chất là bảo vệ người thân quen hoặc phe cánh một cách sai nguyên tắc. Khi quyết định xử lý đã được cấp thẩm quyền phê chuẩn phải tổ chức công bố công khai theo đúng nguyên tắc của Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước. Công khai các quyết định xử lý vừa thế hiện sự nghiêm minh, thái độ kiên quyết, vừa có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh chung với mọi đối tượng. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật; các cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng Đảng để các lực lượng này thực sự là công cụ trọng yếu, nòng cốt của Đảng, Nhà nước, nhân dân trên mặt trận đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới, vấn đề quan trọng hàng đầu là: phải kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng chỉnh đốn Đảng. Cấp ủy và chính quyền các cấp tiếp tục lãnh dạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp về cải cách tư pháp theo chủ trương của Trung ương; kịp thời bổ sung những cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn, có ý thức tổ chức kỷ luật; tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ cho lực lượng này nhằm tăng cường vai trò nòng cốt các cơ quan bảo vệ pháp luật trong trận chiến với tham nhũng, tiêu cực.

Hai là, chống tham nhũng, tiêu cực là sự nghiệp của nhân dân và cũng vì lợi ích của nhân dân, do đó phải phát động được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Bài học lấy dân làm gốc trong đấu tranh chống tham nhũng phải luôn được quán triệt và đặt lên hàng đầu như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: dân biết nhiều việc mà các cấp lãnh đạo không biết. Coi trọng vai trò giám sát của nhân dân cần lắng nghe, xem xét ý kiến của nhân dân qua các hình thức:

- Góp ý trực tiếp trong sinh hoạt hoặc gửi thư tới các tổ chức, cơ quan chức năng để phát hiện tham nhũng, tiêu cực; thông qua các cơ quan báo chí với tư cách là một diễn đàn của nhân dân để bày tỏ tâm tư, nguyên vọng, ý kiến đóng góp, phản ánh thực tiễn cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ở cơ sở nhằm tạo ra dư luận xã hội rộng rãi đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp này.

- Góp ý thông qua các cơ quan dân cử (Hội đồng nhân dân, Mặt trận, các đoàn thể) với tư cách là các tổ chức đại diện của nhân dân, bảo vệ và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, của cử tri đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đấu tranh chống tham nhũng phải trên cơ sở xây dựng cơ chế, biện pháp mở rộng dân chủ, thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai hóa những việc có liên quan đến quy hoạch đất đai, các khoản huy động đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án liên quan đến công trình phúc lợi; giải quyết tốt vấn đề khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Đảng, Nhà nước; tăng cường sự giám sát thực sự có hiệu quả và hiệu lực của nhân dân đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Ba là, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực cần phải gắn liền với việc giáo dục, đạo đức, !ối sống, nâng cao ý thức chính trị và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thực tế cho thấy khi xảy ra tham nhũng, tiêu cực cần đặc biệt chú ý công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để cán bộ, đảng viên và nhân dân ý thức

được trách nhiệm chính trị, không thờ ơ, bàng quan, đứng ngoài hoặc bị lôi cuốn vào những hành động quá khích gây rối trật tự trị an, kiện cáo với dụng ý xấu gây mất ổn định tình hình như đã từng xảy ra ở Thái Bình những năm 1997- 1999. Phải làm cho cán bộ, đang viên, nhân dân nhận thấy trách nhiệm của mỗi người khi để xảy ra tham nhũng với tư cách là thành viên trong cộng đồng. Trên cơ sở đó, mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ, lắng nghe ý kiến của các tổ chức xã hội và mọi thành viên trong cộng đồng, tạo sự thống nhất cao trong xử lý, tham gia đóng góp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và củng cố cơ quan, đơn vị địa phương nhanh chóng đi vào ổn định. Kiến quyết đấu tranh với hành động chia rẽ gây mất đoàn kết nội bộ.

Bốn là, kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế những cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong tình hình mới.

Quá trình phát hiện, đấu tranh với một hành vi tham nhũng cụ thể, cũng là quá trình nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân, những kẽ hở trong quản lý, những bất hợp lý trong cơ chế, chính sách, luật pháp dẫn tới tham nhũng. Đó cũng chính là tự hoàn thiện cơ chế, chính sách trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương và toàn xã hội. Phải coi trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách, rà soát, sửa đổi, bổ sung, tiến tới hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý để các hoạt động kinh tế xã hội phát triển ổn định, lành mạnh, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng. Tham nhũng là hành vi đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân; nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đe dọa sự tồn tại và xu hướng phát triển của đất nước. Tham nhũng, tiêu cực cũng là căn bệnh gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước, do đó cần phải có những giải pháp vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cấp bách nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết có hiệu quả tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.

Chương 3

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 93 - 97)