Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 46)

Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau: Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, hoặc áp dụng các chế tài pháp luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ, một chủ thể pháp luật thực hiện hành vi phạm tội thì không phải ngay sau đó việc áp dụng hình sự tự động phát sinh và người vi phạm tự giác chấp hành hình phạt tương ứng. Trong trường hợp này cần có hoạt động của các cơ quan

tư pháp nhằm điều tra, truy tố, xét xử, ra bản án trong đó ấn định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và buộc người đó phải chấp hành bản án.

Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước. Ví dụ, Điều 57 của Hiến pháp năm 1992 qui định công dân có quyền tự do kinh doanh, nhưng quyền này chỉ phát sinh khi công dân làm thủ tục đăng ký kinh doanh và được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật đã phát sinh, nhưng quyền và nghĩa vụ của các bên không thực hiện và có sự tranh chấp. Ví dụ, tranh chấp giữa bên trong quan hệ thừa kế …

Trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế. Ví dụ, việc chứng thực di chúc, chứng thực thế chấp... Như vậy như đã đề cập, áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các qui định của pháp luật ra các quyết định áp dụng pháp luật vào trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội.

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước. Nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật.

Áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện

- Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành. Mỗi cơ quan nhà nước hay nhà chức trách trong phạm vi thẩm quyền được giao thực hiện một số những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Trong quá trình áp dụng pháp luật mọi khía cạnh, mọi tình tiết đều phải được xem xét cẩn trọng và dựa trên cơ sở các qui định, yêu cầu của qui phạm pháp luật đã được xác định để ra quyết định cụ thể. Như vậy, pháp luật là cơ sở để các cơ quan nhà nước có quyền áp dụng pháp luật thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình

- Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan

Văn bản áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành. Văn bản áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc phải thực hiện với những tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo thủ tục chặt

chẽ do pháp luật qui định

Do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật, chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng những lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả rất nghiêm trọng nên pháp luật xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật. Ví dụ, việc giải một vụ án hình sự phải tiến hành theo những qui định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự… Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định có tính thủ tục đó, để tránh những sự tuỳ tiện có thể dẫn đến việc áp dụng luật không đúng, không chính xác.

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội nhất định.

Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong qui phạm pháp luật. Bằng hoạt động áp dụng pháp luật những qui phạm pháp luật nhất định được cá biệt hoá vào trong những trường hợp cụ thể của đời sống.

Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo.

Khi áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn qui phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Trong trường hợp pháp luật chưa qui định hoặc qui định chưa rõ thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự. Để đạt tới điều đó, đòi hỏi các nhà chức trách phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức trong sáng và có trình độ chuyên môn cao.

Qua sự phân tích trên cho thấy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những qui phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể [18, tr. 503].

Hình thức thể hiện chính thức và chủ yếu của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau đây:

1. Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan nhà nước (nhà chức trách, tổ chức) có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước

2. Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.

3. Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải phù hợp và phải dựa trên những qui phạm pháp luật cụ thể. Nếu

không đáp ứng được yêu cầu hợp pháp thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ. Nếu không phù hợp thực tế thì nó sẽ khó được thi hành hoặc được thi hành mà kém hiệu quả.

4. Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: bản án, quyết định, lệnh …

5. Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, thiếu nó, nhiều qui phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được. Nó luôn mang tính chất bổ sung trong trường hợp có sự kiện pháp lý phức tạp. Văn bản áp dụng pháp luật củng cố các yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp trong một cơ cấu pháp lý thống nhất, cho chúng độ tin cậy. Và từ đây xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được bảo đảm bởi Nhà nước. Ví dụ: để quan hệ pháp luật cụ thể thơ luật hôn nhân và gia đình xuất hiện thì phải hiện đầy đủ các yếu tố của một sự kiện pháp lý phức tạp như độ tuổi, năng lực hành vi, sự tự nguyện cam kết của nam và nữ… và cuối cùng, điều quan trọng là cần có văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận hôn nhân.

Căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ của văn bản áp dụng pháp luật, có thể chia chúng thành hai loại: Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích cực và văn bản bảo vệ pháp luật.

Loại văn bản áp dụng pháp luật thứ nhất là văn bản trong đó xác định cụ thể ai có quyền chủ thể, ai có nghĩa vụ pháp lý bằng cách cá biệt hoá phần qui định của qui phạm pháp luật. Ví dụ: Quyết định nâng bậc lương, quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất …

Văn bản áp dụng pháp luật mang tính bảo vệ pháp luật là văn bản chứa đựng những biện pháp trừng phạt, cưỡng chế Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Ví dụ: bản án hình sự, quyết định xử phạt vi phạm hành chính…

Như vậy, văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sở những qui phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các

cá nhân, tổ chức hoặc xác định các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật

Ở nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, đòi hỏi phải đề cao vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án và hiệu quả của các quyết định xét xử của toà án. Ngoài hệ thống toà án truyền thống xét xử những vụ việc hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, còn xuất hiện các loại Tòa án khác như Toà Hành chính, Toà Kinh tế, Toà Lao động … Điều đó nhằm tạo ra cơ chế đồng bộ đảm bảo trật tự kỷ cương, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội. Áp dụng pháp luật của toà án là một quá trình phức tạp liên quan đến hoạt động chứng minh. Chẳng hạn, trong tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, thương mại… Chứng minh - đó là quá trình làm rõ những giả thiết, tiến hành thu thập, xác định và đánh giá các chứng cứ và các nguồn cung cấp chứng cứ, có kết luận về giá trị chân thực và giá trị chứng minh, khả năng chứng minh của các căn cứ đó. Đây là một hoạt động đòi hỏi sự thống nhất giữa hoạt động tư duy và hoạt động pháp lý thực tiễn nhằm khôi phục lại hình ảnh thực tế về những mặt có ý nghĩa pháp lý trong những vụ, việc cụ thể. Những việc làm đó cho phép đi đến những kết luận cụ tể. Toà án phải dựa vào các kết luận rút ra từ quá trình chứng minh mới có thể áp dụng được pháp luật đúng với mục đích của nó và đúng với đối tượng cần áp dụng.

Để áp dụng pháp luật chính xác và đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo những bước sau:

Thứ nhất, phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết, hoàn cảnh,

điều kiện của sự việc thực tế đã xảy ra

Những cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần xem xét tất cả những tình tiết của vụ việc, làm sáng tỏ những sự kiện có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết phải sử dụng những biện pháp chuyên môn đặc biệt như giám định để xác định đúng tính chất của sự kiện.

Khi điều tra xem xét cần bảo đảm sự khách quan công bằng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến vụ việc.

Việc xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc cũng đòi hỏi phải nghiên cứu xác định vụ việc đó thực sự có ý nghĩa pháp lý hay không? Pháp luật không thể được áp dụng với những vụ việc không có đặc trưng pháp lý. Vì thế, điều kiện quan trọng là không chỉ xác định những tình tiết, sự kiện của sự việc mà còn phải đánh giá tầm quan trọng về mặt pháp lý của nó.

Do đó, giai đoạn đầu của quá trình áp dụng pháp luật đặt ra yêu cầu: - Nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ những tình tiết của vụ việc; - Xác định đặc trưng pháp lý của nó;

- Tuân thủ tất cả các qui định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc. Ở giai đoạn một còn phải giải quyết vấn đề có cần tiếp tục tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật đối với trường hợp cụ thể đó hay không? Nếu cần tiếp tục áp dụng thì chuyển qua giai đoạn hai.

Thứ hai, lựa chọn qui phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm rõ nội

dung, ý nghĩa của qui phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng.

Sau khi xác định xong đặc trưng pháp lý của vụ việc được xem xét, phải lựa chọn qui phạm pháp luật để giải quyết nó.

Trước hết, phải xác định ngành luật nào, lĩnh vực pháp luật nào điều chỉnh vụ việc này, sau đến lựa chọn văn bản qui phạm pháp luật, lựa chọn qui phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc. Khi lựa chọn qui phạm pháp luật, phải tính đến những biến đổi của luật pháp. Qui phạm được lựa chọn phải là qui phạm có hiệu lực, nghĩa là được chọn ra từ các văn bản qui phạm pháp luật mà tại thời điểm xảy ra sự việc cần áp dụng thì chúng đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản qui phạm pháp luật có qui định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố), thì áp dụng theo qui định đó. Nếu gặp trường hợp các văn bản qui phạm pháp luật có qui định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng qui phạm trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc trong văn bản được ban

hành sau nếu các văn bản đó do cùng một cơ quan ban hành. Trong trường hợp văn bản qui phạm pháp luật mới không qui định trách nhiệm pháp lý hoặc qui định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng qui phạm của văn bản mới. Những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần nắm vững những qui định hiệu lực về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng của văn bản qui phạm pháp luật.

Tiếp theo, phải làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của qui phạm pháp luật được lựa chọn. Điều đó có mục đích đảm bảo áp dụng đúng đắn pháp luật. Đó là quá trình tư duy đòi hỏi phải tuân theo những qui luật của lôgích hình thức và lôgích biện chứng. Điều quan trọng là các cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải có sự đào tạo pháp lý cần thiết, thấy rõ mối liên hệ giữa những qui phạm pháp luật và những hiện tượng xã hội, quan hệ giữa các qui phạm trong hệ thống pháp luật cũng như quan hệ giữa tư tưởng và hình thức ngôn ngữ của bản thân mỗi qui phạm pháp luật.

Tóm lại, giai đoạn thứ hai của quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu: a) Lựa chọn đúng qui phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp đó; b) Xác định qui phạm được lựa chọn là đang có hiệu lực và không có mâu thuẫn với các đạo luật và văn bản qui phạm pháp luật khác; c) Xác định tính chân chính của văn bản qui phạm chứa đựng qui phạm này; d) Nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của qui phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)