Vai trò giám sát, tư vấn

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 63 - 67)

Chức năng giám sát được thể hiện rõ nét nhất khi đối tượng của dư luận xã hội là các hoạt động của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp. Trong tiến trình dân chủ hoá đời sống xã hội, những người dân bình thường ngày càng có cơ hội tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các mặt hoạt động, xây dựng và quản lý đất nước. Người dân không chỉ bầu ra người đại diện cho quyền lợi của mình tại các cơ quan dân cử mà còn thông qua dư luận xã hội, họ đánh giá, nhận xét về các chủ trương, chính sách của Nhà nước, hoạt động của bộ máy chính quyền. Qua đó, dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, gây sức ép lớn đối với đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách. Trong các xã hội có nền dân chủ rộng rãi, công luận (kể cả báo chí) thường được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp). Dư luận xã hội và

báo chí được coi là búa rìu của tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sẵn sàng lên án, tố cáo các hiện tượng tiêu cực đó.

Để thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, nhà nước đã qui định cho nhiều cơ quan chức năng khác nhau, phải kể đến hoạt động giám sát của Quốc hội là hoạt động giám sát mang tính tối cao, vì Quốc hội chỉ thực hiện giám sát các cơ quan nhà nước ở Trung ương, và hoạt động giám sát này còn mang nặng tính hình thức. Ngoài ra, các cơ quan Thanh tra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân cũng thực hiện việc kiểm tra, giám sát, nhưng trên thực tế hiệu quả giám sát của các cơ quan này chưa đật hiệu quả. Vì nó quá hình thức, việc kiểm tra tiến hành qua loa, đại khái, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, nên nhiều khi còn chồng chéo, trùng lặp. Năng lực của đội ngũ làm công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, việc phát hiện những sai lầm, thiếu sót của những qui định pháp luật, những quyết định quản lý, những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi pháp luật còn chậm. Nhưng cùng hỗ trợ với các cơ quan chức năng, hoạt động giám sát của dư luận xã hội đối với hoạt động thực thi pháp luật lại tỏ ra hiệu quả.

Hoạt động giám sát của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật được thể hiện như sau:

Đối với việc tuân thủ pháp luật: nhờ sự giám sát của dư luận xã hội, buộc các chủ thể phải kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm Đối với việc thi hành pháp luật: Cùng với các cơ quan nhà nước, sự giám sát của dư luận xã hội buộc các chủ thể pháp luật phải tích cực thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình với nhà nước.

Đối với việc sử dụng pháp luật: Qua sự giám sát của dư luận buộc các chủ thể thực hiện quyền lực của mình một cách phù hợp, tránh sự tuỳ tiện.

Đối với hoạt động áp dụng pháp luật: áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt. Ở hình thức thực hiện pháp luật này, chủ thể tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật luôn có sự can thiệp của các cơ quan

nhà nước, có tính cưỡng chế cao, kết quả của hoạt động này luôn có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các chủ thể bị áp dụng. Do chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật luôn do các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách trong các cơ quan nhà nước thực hiện, cho nên việc lợi dụng, lạm dụng, lộng quyền là khó có thể tránh khỏi. Do vậy, nếu không có sự giám sát của người dân, thì hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế dễ bị tuỳ tiện, kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Cho nên, cần phải tăng cường vai trò giám sát của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật... Cùng với chức năng giám sát, dư luận xã hội có thể đưa ra các đề nghị, khuyến cáo sáng suốt có tính chất tư vấn nhằm giải quyết tốt các vấn đề đặt ra. Để phát huy được chức năng giám sát, tư vấn của dư luận xã hội cần phải chú ý một số điểm sau:

● Đảm bảo tính công khai trong quản lý: công khai các qui định pháp luật, các công việc của nhà nước và thông tin về các công việc này. Việc công khai các qui định pháp luật, các quyết định quản lý có một ý nghĩa quan trọng. Giúp cho mọi người dân nắm bắt được thông tin về pháp luật và hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời tăng cường vai trò giám sát của dư luận xã hội đối với hoạt động thực hiện pháp luật. Việc công khai hoá các qui đinh pháp luật, các công việc của nhà nước trên một số lĩnh vực trong những năm qua đã được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận xã hội như: trước những kỳ hợp của Quốc hội, nhà nước tiến hành công khai những nội dung sẽ được thảo luận và quyết nghị. Trong khi Quốc hội họp, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành truyền hình trực tiếp... Sau mỗi kỳ họp Quốc hội, những văn bản pháp luật nào được thông qua, sửa đổi đều được đăng tải công khai qua báo, đài...

Như vậy, việc công khai hoá các qui định pháp luật và các công việc của nhà nước sẽ tạo điều kiện để tăng cường vai trò giám sát của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. Không những vậy, nhà nước cần công khai nhiều hơn nữa những vấn đề quan trọng liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế (trừ những vấn đề thuộc bí mật nhà nước)..., những thành tích đạt được và cả những sai lầm, hạn chế trong quá trình xử lý, những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức, những biện pháp xử lý...

Có thể nói, cùng với tiến trình dân chủ hoá đời sống xã hội, người dân bình thường ngày càng có nhiều cơ hội tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc kiến thiết và quản lý đất nước. Một mặt, công dân uỷ quyền cho người cử tri đại diện cho quyền lợi của mình tại các cơ quan dân cử. Mặt khác, thông qua dư luận xã hội, họ phán xét, đánh giá về các chủ trương, chính sách lớn của đất nước và các hoạt động cụ thể của bộ máy chính quyền. Đây cũng là xu hướng phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta thể hiện trên chín chữ ngắn gọn: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Nội dung tư tưởng của chín chữ này gắn liền với chức năng giám sát và tư vấn của dư luận xã hội.

● Đảm bảo nguyên tắc trao đổi, thảo luận công khai của người dân đối với các công việc chung của quốc gia như: việc xây dựng và thông qua Hiến pháp, pháp luật; phê phán và lên án các hành vi sai lệch và phạm pháp của cán bộ, công chức nhà nước ở các cấp...

● Xây dựng cơ chế hành lang pháp lý cho việc áp dụng của khuyến nghị, tư vấn của dư luận xã hội vào công tác quản lý xã hội và con người. Đây là một trong những bộ phận quan trọng trong công cuộc xây dựng qui chế dân chủ cơ sở ở nước ta.

Tuy nhiên khi sử dụng chức năng tư vấn của dư luận xã hội cũng cần chú ý các mặt sau:

Thứ nhất, bộ máy nhà nước mà cụ thể là cán bộ lãnh đạo quản lý không

thể xem nhẹ dư luận xã hội, coi nó là ý kiến bên rìa, không có giá trị đối với công việc quốc gia. Hành động này sẽ dẫn đến bất bình, tâm lý ức chế và phản kháng của người dân khi họ thấy tiếng nói của họ không được tôn trọng.

Thứ hai, cũng tránh việc nhất nhất đều làm theo sự tư vấn của dư luận.

Như vậy, sẽ dẫn đến tình trạng trốn tránh trách nhiệm cá nhân, các công việc nhà nước sẽ không bao giờ có được quyết định thực hiện và chính điều này sẽ gây tổn thất lớn cho lợi ích của người dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 63 - 67)