Mối quan hệ giữa dƣ luận xã hội và pháp luật

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 50)

Hiện nay, các ngành khoa học xã hội đều có xu hướng nghiên cứu xã hội như một thể thống nhất bao gồm nhiều mặt, nhiều hiện tượng xã hội khác nhau. Xu hướng này là hợp qui luật bởi lẽ xã hội thực sự là một thể thống nhất, trong đó mỗi hiện tượng, mỗi sự kiện đều có quá trình phát sinh và phát triển khác nhau, nhưng chúng lại tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau, cái này là nguyên nhân của cái kia và ngược lại. Quá trình phát sinh và phát triển của tất cả các hiện tượng xã hội nêu trên đều phải chịu sự chi phối của các qui luật phát triển của xã hội, và chính chúng (những hiện tượng, sự kiện riêng lẻ) tạo nên xã hội. Chúng ta không chỉ nghiên cứu Nhà nước nói chung mà còn phải nghiên cứu Nhà nước cụ thể của một chế độ kinh tế - xã hội nhất định; cũng như không thể không đặt Nhà nước vào các thời kỳ phát triển khác nhau để phân tích, đánh giá và đề xuất chủ trương phát triển phù hợp với thời kỳ đó. Muốn hiểu đúng, đầy đủ và toàn diện một hiện tượng xã hội nhất định phải đặt nó trong mối quan hệ với các hiện tượng xã hội liên quan khác.

Mong muốn của Nhà nước nói chung và của nhà làm luật nói riêng là các qui định pháp luật do Nhà nước ban hành phải được các tầng lớp nhân dân ủng hộ và nghiêm chỉnh thực hiện. Bằng hình thức này hay hình thức khác, các qui định của pháp luật phải "đến tận tay"quần chúng nhân dân, như chúng ta vẫn thường nói: Phải tuyên truyền pháp luật đến tận người dân. Đơn giản vì nếu pháp

luật không đến được với người dân thì họ không biết, không thực hiện. Nhưng pháp luật đến với người dân lúc nào trước hay sau khi ban hành? Đây là vấn đề mang tính hình thức nhưng có ý nghĩa quyết định do hiệu lực của pháp luật. Một văn bản pháp luật sau khi ban hành và triển khai thực hiện nhưng gặp phải sự phản đối mãnh liệt của dư luận xã hội thì văn bản đó coi như không có hiệu lực. Thực tiễn đời sống pháp lý của nước ta đã cho thấy có những văn bản hoặc những qui định pháp luật vừa mới ban hành, hay mới thực hiện một thời gian ngắn đã phải thay đổi. Nguyên nhân tình trạng trên có thể có nhiều nhưng chắc chắn có nguyên nhân do dư luận xã hội phản đối [14]. Như vậy, để đánh giá tính hiệu quả của một qui định pháp luật, nó phù hợp hay chưa phù hợp thì phải trải qua giai đoạn thực hiện pháp luật và qui định đó sẽ triển khai tốt nếu được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận xã hội, vì đối tượng chịu sự tác động của những qui phạm pháp luật không ai khác là quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, chỉ có dư luận xã hội của quần chúng nhân dân mới đưa ra được những nhận xét, đánh giá chính xác về tính hợp lí và hiệu quả của những qui phạm pháp luật. Nhưng ngược lại, cũng có những qui phạm pháp luật được người dân đồng tình ủng hộ, song không phải những người thực hiện và áp dụng nó đã thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ. Trước những hành vi vi phạm pháp luật, những hành vi đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng, của xã hội thì không ai khác dư luận xã hội sẽ lên tiếng.

Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững của xã hội.

Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng phải được nghiên cứu không những trong mối quan hệ với hạ tầng cơ sở mà còn trong mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng, trong đó dư luận xã hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Vai trò của dư luận xã hội trong đời sống pháp lý là rất to lớn. Một văn bản pháp luật không dựa trên dư luận xã hội, chống lại dư luận xã hội sẽ không được dân chúng thực hiện nghiêm túc.

Như vậy, để hiện thực hoá một qui định của pháp luật vào cuộc sống mang lại hiệu quả như mong muốn, nó không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của nhà làm luật, ý thức của người thực hiện, mà còn phải kể đến vai trò của dư luận xã hội.

Dư luận xã hội là một trong những biểu hiện sớm nhất của ý thức xã hội. Tuy còn nhiều khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung các nhà khoa học đều nhất trí rằng: dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của quần chúng nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại và những vấn đề mà họ quan tâm.

Vai trò của dư luận xã hội không phải chỉ đến xã hội hiện đại mới được bộc lộ mà đã thể hiện ngay trong xã hội nguyên thuỷ. Trong thời kỳ đó, dư luận xã hội mới chỉ tồn tại với tư cách là những ý kiến, quan niệm, thái độ phán xét chung của xã hội, nhưng nó đã giữ vai trò vừa là phương tiện giáo dục, vừa là công cụ định hướng, điều tiết hành vi của con người. Nhận xét về vai trò của dư luận xã hội trong thời kỳ này Ph.Ăngghen viết: trong chế độ thị tộc không hề có các phương tiện ép buộc nào khác ngoài dư luận xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng trong xã hội nguyên thuỷ, mặc dù chưa có sự phân hoá và mâu thuẫn giai cấp, chưa có nhà nước, chưa có trường học, nhưng dư luận xã hội vẫn phản ánh thái độ, nguyện vọng và ý chí chung của cộng đồng, đóng vai trò như một công cụ có quyền lực tuyệt đối, có chức năng điều tiết mọi quan hệ xã hội.

Khi xã hội phân chia thành giai cấp, dư luận xã hội thường bị chi phối bởi ý thức hệ của giai cấp thống trị xã hội, nhưng dư luận xã hội vẫn giữ được vị trí, vai trò của nó đối với xã hội. Dư luận xã hội không những phản ánh ý thức tư tưởng, phản ánh thái độ của giai cấp thống trị mà còn phản ánh ý thức, thái độ của quần chúng nhân dân.

Dưới chế độ chủ nghĩa tư bản, các học giả tư sản đã sớm đưa ra lý thuyết, xây dựng tổ chức nghiên cứu thăm dò dư luận xã hội để phục vụ cho ý đồ của giai cấp tư sản. Như vậy, việc nghiên cứu dư luận xã hội trong xã hội tư sản không phải vì lợi ích của quần chúng nhân dân mà chủ yếu phục vụ lợi

ích của các tập đoàn tư bản và lợi ích của giai cấp thống trị. Sở dĩ chủ nghĩa tư bản phục hồi và tồn tại thích nghi như ngày nay phần lớn nhờ vào sự ứng dụng thành quả cách mạng công nghệ và tin học đem lại năng suất lao động cao. Mặt khác, chủ nghĩa tư bản còn biết sử dụng kết quả nghiên cứu dư luận xã hội để nắm bắt được thực trạng và khuynh hướng vận động của xã hội. Ở Anh, Uyliam Tempie (1618-1699) là một trong những người đầu tiên đưa ra đề cương lý thuyết về nguồn gốc và bản chất của dư luận xã hội, coi nó "như một trong những nguồn lực của quyền lực chính trị". Theo phương hướng đó, Daniel Dèoe (1660-1731) đã dựng lên cả mạng lưới những người làm thông tin ở cơ sở để nắm bắt tình hình dư luận xã hội của công chúng. Ở Mỹ, các cuộc điều tra thăm dò dư luận xã hội được bắt đầu từ những cuộc bầu cử năm 1824. Năm 1935, tiến sĩ George Horace Gallup (1901-1984) đã thành lập "Viện thăm dò dư luận xã hội" hay còn gọi là Viện Gallup. Năm 1947, tại Pari cuộc hội thảo đầu tiên tập hợp các nhà nghiên cứu và thực hành chuyên ngành về dư luận xã hội được tổ chức. Năm 1948, Hội quốc tế nghiên cứu dư luận xã hội được chính thức thành lập, với hơn 200 hội viên đại diện cho hơn 30 nước ở các châu lục khác nhau. Năm 1962, Trung tâm nghiên cứu dư luận Đông Nam Á được thành lập tại Thái Lan... [9].

Pháp luật và dư luận xã hội là hai hiện tượng xã hội khác nhau, hoàn toàn độc lập với nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Dư luận xã hội tuy không cần có luận cứ khoa học nhưng lại phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quảng đại đa số dân chúng về những vấn đề mà họ quan tâm. Pháp luật do nhà nước đặt ra để quản lý xã hội, để xây dựng một xã hội có kỷ cương, trong đó người dân yên tâm sống, làm việc và mưu cầu hạnh phúc, các quyền lợi của nhân dân được đảm bảo. Suy cho cùng thì pháp luật được Nhà nước đặt ra để bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân. Do đó, pháp luật không thể đi ngược dư luận xã hội. Và thực tế cho thấy những qui định pháp luật đi ngược với dư luận xã hội đều không có hiệu lực trên thực tế.

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực

tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật có những đặc điểm như sau:

Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Hành vi đó không trái mà phù hợp với qui định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà nước, cho cá nhân. Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức của chủ thể là cần thiết phải xử sự theo đúng qui định của pháp luật. Cũng có thể được thực hiện do chủ thể bị ảnh hưởng của những người xung quanh chứ bản thân người thực hiện hành vi đó chưa hoặc không nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó.

Thực hiện pháp luật là giai đoạn quan trọng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật. Thực hiện pháp luật một mặt, nhằm đạt được các mục đích xã hội, mặt khác còn cho phép làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.

Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. Pháp luật mang tính bắt buộc chung đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Vì vậy, thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân cũng có thể là hoạt động của các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế...

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)