Khái niệm thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 34 - 36)

Pháp luật là một hiện tượng xã hội khách quan, đặc biệt quan trọng nhưng cũng vô cùng phức tạp, chính vì vậy mà từ xưa đến nay đã có không ít

những cách quan niệm, nhận thức khác nhau về pháp luật. Trên bình diện phổ quát và căn bản nhất và vận dụng vào điều kiện xã hội đương đại, có thể nêu định nghĩa như sau:

Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí Nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững của xã hội [18, tr. 288].

Vai trò to lớn của pháp luật chỉ có thể được phát huy trong quản lý xã hội khi được tổ chức thực hiện một cách có hiệu lực và hiệu quả. Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế của các chủ thể pháp luật. Hoàn thiện các qui định pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật là hai mặt liên quan mật thiết biện chứng với nhau và cần phải được quan tâm như nhau. Trong thực tiễn, hai lĩnh vực hoạt động này của đời sống pháp luật vẫn còn nhiều biểu hiện không tương thích, mâu thuẫn giữa xây dựng pháp luật, giữa nội dung các qui định pháp luật với việc thực hiện pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật thời gian gần đây đã được đổi mới, đầy đủ và có chất lượng hơn song việc áp dụng trong thực tiễn còn nhiều khó khăn, bất cập nhất là về phương diện ý thức và năng lực, điều kiện tổ chức thực hiện.

Việc thực hiện chính xác, đầy đủ pháp luật xã hội chủ nghĩa là mối quan tâm không chỉ từ phía Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà từ cả mỗi người dân trong xã hội. Họ tự giác thực hiện pháp luật và đòi hỏi pháp luật phải được các tổ chức, các cá nhân khác tôn trọng, thực hiện chính xác và đầy đủ. Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những qui định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà thực hiện pháp luật phù hợp với qui định củ pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện các qui phạm pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Hành vi đó không trái mà phù hợp với qui định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà nước, cho cá nhân. Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức của chủ thể là cần thiết phải xử sự theo đúng qui định của pháp luật. Cũng có thể chúng được thực hiện do chủ thể bị ảnh hưởng của những người xung quanh chứ bản thân người thực hiện hành vi đó chưa hoặc không nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó.

Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế...

Thực hiện pháp luật là một quá tình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)