Về những hạn chế

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 88 - 90)

Thứ nhất, số vụ việc tiêu cực được phát hiện tuy có giảm song lại có

chiều hướng diễn biến phức tạp gây tác hại trên nhiều mặt, hậu quả ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự và phát triển kinh tế, xã hội. Hành vi tiêu cực ngày càng đa dạng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tính chất ngày càng phức tạp. Tiêu cực không còn là hiện tượng đơn lẻ mà đã mang tính tổ chức liên kết chặt chẽ giữa nhiều người, nhiều ngành. Đối tượng cũng trở nên rất đa dạng, là những người có chức, có quyền trong bộ máy Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội. Biểu hiện này thể hiện: hành vi không tuân thủ pháp luật, lách luật… đang có chiều hướng gia tăng làm cho trật tự pháp luật và kinh tế, xã hội không ổn định, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của Nhà nước và nhân dân; đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng, mất công bằng xã hội, gây nên tình hình hình bức xúc trong các tầng lớp nhân dân.

Thứ hai, công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực chưa mạnh

mẽ, rộng khắp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là ở các cơ quan doanh nghiệp; thiếu những quy định, cơ chế cụ thể để nhân dân tích cực giám sát, kiểm tra, tham gia cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách có hiệu

quả. Có nơi chính quyền chưa thật tin ở dân, không tạo điều kiện cho dân thực hiện quyền dân chủ nhất là quyền dân chủ trực tiếp, điều kiện cơ sở vật chất để họp dân còn nhiều khó khăn, việc tiếp xúc, đối thoại với dân còn nhiều hạn chế. Một số nơi mặc dù có địa điểm tiếp dân nhưng hầu như không hoạt động hoặc nếu có thì chỉ hạn chế trong một số thời gian nhất định.

Thứ ba, trong việc thực hiện phương châm: dân biết dân bàn, dân tham

gia góp ý kiến và dân kiểm tra thì việc tổ chức để dân giám sát, kiểm tra còn yếu, cơ chế cho việc kiểm tra chưa rõ. Dân chủ hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội là hướng đi đúng và thiết thực của Nhà nước ta. Tuy nhiên, cách làm chưa phong phú, chưa thực sự có những cách thức biện pháp để nhân dân chủ động, còn phụ thuộc vào Nhà nước, dẫn đến làm triệt tiêu sự sáng tạo của nhân dân, không tận dụng được trí tuệ của nhân dân. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở các loại hình cơ sở còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Nhiều vấn đề dân cần, dân bức xúc chính quyền có quan tâm nhưng chậm có biện pháp giải quyết dứt điểm.

Bên cạnh đó, vẫn còn tâm lý tuyệt đối hoá vai trò của Nhà nước. Tâm lý này tạo ra trong xã hội một bộ phận những người dân thờ ơ, không quan tâm đến việc đóng góp các ý kiến khi Nhà nước tổ chức lấy ý kiến hoặc miễn cưỡng làm theo. Chính điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhận được từ dư luận xã hội vì có thể có những ý kiến rất giống nhau hoặc ý, kiến không có giá trị hoặc không dám đưa ra những ý kiến trái ngược. Một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân ngại tham gia đóng góp ý kiến với lãnh đạo còn biểu hiện xuôi chiều, coi trọng quyền lợi cá nhân, xem nhẹ nghĩa vụ trách nhiệm. Nếu so sánh về khu vực triển khai và thực hiện quy chế dân chủ thì khối nông thôn tốt hơn khối cơ quan, doanh nghiệp, trong đó khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là yếu nhất. Do vậy, kết quả đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực cũng rất khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của nhân dân.

Thứ tư, công tác xây dựng Đảng, chính quyền vàcác tổ chức đoàn thể

nhân dân chưa được coi trọng thường xuyên, đấu tranh phê bình và tự phê bình, thực hiện dân chủ công khai một số nơi còn hạn chế; tình trạng mất dân

chủ, quan liêu trong một số cơ quan, đơn vị cơ sở xã phường chậm được khắc phục sửa chữa. Mặt khác, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong cơ chế thị trường, mở cửa chưa thật đúng mức, còn lợi dụng sơ hở của Nhà nước để tham ô, tư lợi. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực làm giàu bất chính, song việc quản lý, giáo dục, xem xét, xử lý chưa kịp thời, kiên quyết, chưa quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị để xảy ra tham nhũng, nên việc xử lý chưa nghiêm túc. Nhiều nơi, việc thực hiện các công trình, dự án đầu tư chưa công khai dân chủ, việc thực hiện đền bù, tái định cư khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng chưa được thực hiện đúng qui trình, chưa thoả đáng, một số nơi còn tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)