Vai trò đánh giá

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 60 - 63)

Các qui định của pháp luật kể từ khi ban hành đến khi thực hiện trong cuộc sống là một khoảng thời gian dài. Để những qui định đó phát huy hiệu quả thì phải thông qua dư luận xã hội.

Qua việc nghiên cứu dư luận xã hội, những thông tin thu thập được qua điều tra, thăm dò sẽ cung cấp cho chúng ta những đánh giá đúng - sai, thật - giả, mặt tích cực - mặt tiêu cực của những qui định pháp luật, của việc thực hiện pháp luật... Nếu dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ với một qui định pháp luật thì qui định đó sẽ được người dân thực thi nghiêm chỉnh. Ngược lại, nếu qui định pháp luật không phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân thì việc hiện thực hoá các qui định của pháp luật khó đi vào cuộc sống.

Dư luận xã hội còn đưa ra những đánh giá của mình về hành vi, thái độ, phong cách làm việc, đạo đức của những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước từ đó thể hiện thái độ đồng tình, ủng hộ hay phê phán. Do đó, yêu cầu đặt ra với những nhà làm luật, những người làm công tác quản lý phải luôn luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, đánh giá của dư luận xã

hội để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những qui định pháp luật, những quyết định quản lý do mình ban hành sao cho phù hợp với mục tiêu quản lý và nguyện vọng của quần chúng nhân dân; điều chỉnh phong cách làm việc của cán bộ, công chức và có những hình thức kiểm điểm, chế tài thích đáng đối với những người có hành vi vi phạm và tắc trách trong khi thi hành nhiệm vụ. Thông qua những đánh giá của quần chúng sẽ giúp cho những nhà quản lý đánh giá được kết quả của quá trình áp dụng pháp luật, của các cán bộ cơ quan nhà nước có đúng hay không và đã đạt được hiệu quả hay chưa.

Tuy nhiên, khi bàn về vai trò đánh giá của dư luận xã hội cũng cần chú ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần

của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội từ góc nhìn lợi ích của xã hội nói chung, của mỗi tầng lớp xã hội hay nhóm xã hội nói riêng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội, bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Chính vì vậy, khi phản ánh thực tế xã hội, sự phản ánh đó về cơ bản là đúng; nhưng cũng có những trường hợp sự phản ánh đó là sai thực tế. Ví dụ, cán bộ cơ sở làm công tác địa chính giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của người dân về công tác giải phóng mặt bằng đúng với qui định của pháp luật; nhưng vì người dân cho rằng lợi ích của mình chưa được giải quyết thoả đáng, rằng cán bộ địa chính làm sai luật, nên tiếp tục khiếu nại lên cấp trên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người dân khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Chính người dân hiểu sai các qui định của pháp luật và cũng chính người dân đã tạo ra dư luận xã hội phản ánh sai thực tế. Tình trạng này rất dễ khiến cho các cán bộ cấp cơ sở lúng túng trong việc giải quyết các công việc hành chính, trở nên ngần ngại, lừng chừng, chờ đợi cấp trên phán quyết làm mất tính tự chủ, quyết đoán của họ.

Điển hình gần đây nhất là vụ biểu tình đòi đất của một số giáo dân giáo xứ Thái Hà. Tuy nhiên, dựa trên những quy định của pháp luật, việc linh mục Giáo xứ Thái Hà và một số giáo dân khiếu nại, đòi quyền sử dụng đất tại khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội là

không có cơ sở để giải quyết. Cơ sở pháp lý như vậy là đã rõ. Thế nhưng, điều đáng nói là có những người trong và ngoài Giáo xứ Thái Hà đã cố tình không thừa nhận tính pháp lý ấy. Từ đầu tháng 11-2007, họ đã huy động một số giáo dân phá đổ tường bao, dựng nhà nguyện, hang đá, dựng tượng Thánh, treo ảnh Đức Mẹ, tập trung đông người cầu nguyện, dựng Thánh giá, dựng lều bạt cử người trực suốt ngày đêm nhằm chiếm dụng đất, gây áp lực với chính quyền, tạo ra tình trạng mất trật tự trị an trong khu vực. Chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tôn giáo. Mọi tôn giáo trên đất nước Việt Nam đều được tạo điều kiện hoạt động trên cơ sở tôn trọng pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mọi người, đã là công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, sức ép của dư luận xã hội làm nảy sinh tâm lý e ngại sự va

chạm với lợi ích của dân, dẫn đến thái độ "dĩ hoà vi quí" trong việc giải quyết công việc của cán bộ cơ sở

Dư luận xã hội có thể gây ra sức ép mạnh mẽ với Nhà nước, với các cơ quan công quyền trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp tới lợi ích của người dân. Đối với đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống chính quyền cấp xã, phường, thị trấn, hệ quả tất yếu của sức ép dư luận xã hội là nó làm nảy sinh trong cán bộ cơ sở tâm lý e ngại sự va chạm với lợi ích của dân; từ tâm lý e ngại đó dễ dẫn cán bộ cơ sở tới thái độ "dĩ hoà vi quý" khi giải quyết công việc, có thể gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và nhân dân.

Thứ ba, sự đề cao quá mức vai trò của dư luận xã hội làm phát sinh

tình trạng cán bộ xử lý công việc theo dư luận xã hội

Thực tế, vẫn có bộ phận đáng kể cán bộ cơ sở thiếu chính kiến, không tự tin trong xử lý công việc chuyên môn, đều làm theo sự phán xét, đánh giá của dư luận xã hội. Nếu đạt được kết quả tốt thì họ cho rằng dư luận xã hội sáng suốt, ngược lại nếu có điều gì sai trái họ sẵn sàng đổ lỗi tại dư luận xã hội. Bởi vậy, sẽ rất dễ đến tình trạng cán bộ cơ sở né tránh trách nhiệm và người chịu thiệt hại trực tiếp chính là nhân dân.

Thứ tư, những tin đồn thất thiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các cán bộ cơ sở.

Dư luận xã hội và tin đồn là hai hiện tượng tâm lý xã hội khác nhau về bản chất nhưng chúng lại có biểu hiện bên ngoài tương đối giống nhau. Cả hai đều là hiện tượng tâm lý xã hội, đều là những kết cấu tinh thần, tâm lý đặc trưng cho nhóm người nhất định, trong những thời điểm nhất định. Cả hai có vẻ có chung nguồn gốc, từ một sự kiện ban đầu có liên quan đến nhiều người về lợi ích, cảm xúc và tồn tại, vận động chủ yếu bằng con đường truyền miệng, lan truyền từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác chủ yếu bằng con đường truyền miệng. Chủ thể của tin đồn thường không xác định rõ ràng. Tin đồn là dạng thông tin không chính thức, thường là bịa đặt (phao tin, đồn nhảm). Trong quá trình loan truyền, luôn có sự thêm thắt, thêu dệt, cường điệu hơn. Tin đồn lan càng xa, nội dung của nó càng khác nội dung ban đầu.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 60 - 63)