Hoàn chỉnh hình thức dân chủ đại diện, mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp nhằm phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 107 - 109)

dân chủ trực tiếp nhằm phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay

Đề cập đến vấn đề này, Đảng ta nhấn mạnh: "Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua nhiều hình thức dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia và bảo vệ nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước" [5, tr. 41].

Dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ. Vì lẽ đó, mọi việc của nước, của dân có liên quan đến vận mệnh, lợi ích của nhân dân, họ phải được biết, được bàn và chính họ làm nên họ phải được kiểm tra, tố cáo đối với một tổ chức, cá nhân, nghĩa là bất cứ ai (dĩ nhiên là phải đúng sự thật) [15, tr. 44].

Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản thông qua đó nhận dân thực hiện quyền lực nhà nước, vận hành theo qui định của Hiến pháp. Theo cơ chế này, nhân dân bầu ra cơ quan đại diện. Cơ quan đại diện trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Tính chất quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội thể hiện ở chỗ Quốc hội thay mặt cho nhân dân cả nước quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước như lập hiến, lập pháp, các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước; thành lập các cơ quan nhà nước trung ương; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, Hội đồng nhân dân có vai trò là cơ quan thay mặt nhân dân địa phương quyết định các biện pháp nhằm xây dựng địa phương về mọi mặt, bảo đảm phát triển kinh tế văn hóa, nâng cao đời sống của nhân dân, thành lập ra cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện quyền giám sát hoạt động của cơ quan này và các cơ quan nhà nước khác đóng trên địa bàn địa phương.

Muốn hoàn thiện dân chủ đại diện, một vấn đề là phải nâng cao chất lượng của các tổ chức quần chúng, làm cho các tổ chức đó thực sự được sự quan tâm, thân thiết của các thành viên. Thông qua các tổ chức đó, người dân kịp thời nêu ra các ý kiến, nguyện vọng của mình về các chủ trương, chính sách của nhà nước, mặt được và chưa được của những chính sách, qui định đó.

Để phát huy được dân chủ đại diện, một điều kiện quan trọng là phải khắc phục được bệnh quan liêu của các quần chúng đó.

Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. Theo qui định của Hiến pháp 1992, hình thức dân chủ trực tiếp được thực hiện bằng các phương thức sau: chế độ bầu, bãi miễn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; chế độ gặp gỡ tiếp xúc với cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền công dân tham gia

thảo luận các vấn đề chung của cả nước và của địa phương; biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Muốn phát huy được dân chủ trực tiếp đòi hỏi:

Lãnh đạo các cơ quan và địa phương phải xác định rõ đâu là vấn đề cần có sự tham gia trực tiếp của nhân dân, phải nâng cao chất lượng đóng góp của nhân dân vào việc hình thành các quyết định của chính quyền địa phương. Xác định rõ những vấn đề nào các cơ quan cần phải có trách nhiệm báo cáo trước nhân dân.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở làm cho họ biết nghe và biết xử lí những ý kiến do nhân dân đa ra, tránh thái độ thụ động, theo đuổi dư luận.

Xây dựng những thiết chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với lĩnh vực và trình độ của đối tượng tương ứng. Nói đến dân trước hết và chủ yếu là nhân dân lao động, đó là những người lao động chân tay (chân tay và trí óc) đang miệt mài sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần để giữ cho xã hội tồn tại và phát triển. Họ là những người trực tiếp đối đầu với thách thức, họ là những người nhạy cảm với mâu thuẫn và cũng chính họ là người giải quyết mâu thuẫn. Muốn có dân chủ ở cơ sở thì mọi việc dân phải biết, được bàn và được làm. Tuy nhiên nếu không chú ý đúng mức vấn đề này thì dễ dẫn đến xu hướng cực đoan, vô tổ chức, đẩy phong trào sang thái cực tự phát mang tính tiêu cực.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 107 - 109)