THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng" đó chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, nhà nước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn đổi mới trong những năm qua khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, mang tính qui luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Những nhiệm vụ và phương hướng cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền liên quan đến nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, nhà nước và pháp luật. Nghĩa là không chỉ quan tâm đến cải cách bộ máy nhà nước hay sửa sang, hoàn thiện pháp luật… mà phải tiến hành đồng bộ nhiều phương hướng hoạt động để tạo tiền đề vững chắc cho hiện
thực nhà nước pháp quyền ở nước ta. Về tổng thể, có thể nêu ra những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Hoàn thiện hệ thống pháp luật;
- Xây dựng ý thức, lối sống tuân thủ pháp luật, xây dựng nền văn hóa pháp lý;
- Thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước;
- Bảo đảm và bảo vệ các quyền con người; - Đổi mới hệ thống chính trị;
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; - Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Phát huy nội lực, chủ động tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu chí nhà nước pháp quyền là vấn đề rộng lớn, liên quan đến các lĩnh vực xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý. Trong xây dựng pháp luật cần chú ý đảm bảo cả về số lượng và chất lượng các văn bản pháp luật, cả pháp luật về nội dung và pháp luật về thủ tục. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo đảm tính công bằng, minh bạch, tính khả thi của các qui định, tính đồng bộ và thống nhất của các văn bản, tính phù hợp giữa pháp luật với các hình thức điều chỉnh khác. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Xây dựng chiến lược phát triển khung pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi, an toàn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng hợp tác phát triển, cạnh tranh lành mạnh.
Xây dựng khung pháp luật phục vụ chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảm bảo sự ghi nhận về nội dung và cơ chế thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
Tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xây dựng môi trường xã hội - pháp lý thuận lợi cho những hành vi hợp pháp.
Đảm bảo thực hiện tính tối cao của luật. Trong hệ thống pháp luật, các đạo luật phải chiếm ưu thế, điều đó phản ánh tính tối cao của quyền lực nhân dân bởi các đạo luật được cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ban hành, qui định những vấn đề quan trọng, cơ bản của xã hội.
Đảm bảo tính minh bạch, công khai của pháp luật, nhà nước phải đáp ứng nhu cầu thông tin về pháp luật, về các hoạt động thực tiễn pháp lý cho cá nhân và tổ chức. Cần triển khai chiến lược xây dựng ý thức pháp luật và nền văn hóa pháp lý.
Tổ chức thực hiện các dịch vụ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức. Xây dựng cơ chế, hình thức thích hợp, hiệu quả về lấy ý kiến xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật của các tầng lớp nhân dân.
Như vậy, để nâng cao chất lượng hiệu quả pháp luật, ngoài những công cụ trên không thể không kể đến vai trò quan trọng của dư luận xã hội. Bởi sự thống trị của pháp luật và vị trí tối cao của các đạo luật không phải là mục đích tự thân của pháp luật mà chính là ở cái mà nó có thể phục vụ, đem lại lợi ích cho người chủ đích thực của Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự - những con người tự do với đầy đủ các quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc. Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự có mối quan hệ hợp tác và tương tác với nhau, cả hai đều đặt dưới pháp luật. Đối với Nhà nước, pháp luật là công cụ quản lý Nhà nước, là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên qui mô toàn xã hội. Pháp luật vừa là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước, vừa là công cụ kiểm soát quyền lực công.
"Pháp quyền có nghĩa là không một cá nhân nào, dù là tổng thống hay công dân, được đứng trên pháp luật. Các chính phủ dân chủ thực thi quyền lực
bằng pháp luật bản thân họ cũng phải chịu sự hạn chế của luật pháp" [41].
Đối với xã hội dân sự chỉ khi lợi ích và các qui phạm khác không phát huy được tác dụng điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân một cách hiệu quả thì pháp luật mới được sử dụng như là một công cụ cần thiết để vừa hạn chế vừa bảo vệ quyền tự do của công dân. Để pháp luật không bị lạm dụng trong tay bộ máy quyền lực nhà nước, nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi và giao phó cho các đạo luật sứ mệnh xác lập nên cái giới hạn - cơ quan và công chức chỉ được làm những điều luật cho phép, người dân được làm tất cả những điều luật không cấm. Để có được những giới hạn, không gian luật pháp hợp lí cho nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, pháp luật phải do nhân dân và nhà nước cùng làm ra. Có nghĩa là, dư luận xã hội không thể thiếu được trong mọi quá trình làm luật, thi hành, áp dụng pháp luật.