Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 123 - 129)

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, phù hợp với yêu cầu trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp, các ngành,

3.2.7. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Dư luận xã hội có những tác động không nhỏ đến quá trình hiện thực hóa các quy định pháp luật vào cuộc sống. Qua dư luận xã hội, người dân thể hiện những phán xét, đánh giá tính hợp lí hay chưa hợp lí về những quy định pháp luật đã ban hành. Qua đó, giúp cho những nhà làm luật kịp thời điều chỉnh các quy định pháp luật đã ban hành để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Thông qua dư luận, người dân cũng kịp thời phản ánh những hành vi tiêu cực làm trái các quy định pháp luật.

Nếu được sự đồng tình của dư luận xã hội thì các quy định pháp luật sẽ được thực thi có hiệu quả và ngược lại. Như vậy, dư luận xã hội tích cực có vai trò quan trọng thúc đẩy việc hiện thực hóa các quy định của pháp luật đạt hiệu quả cao. Do vậy, cần phải có những quy định, cơ chế rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho dư luận xã hội phát huy vai trò tích cực của mình.

Tại Điều 2 Hiến pháp 1992 qui định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng

là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp [22].

Chỉ trong điều kiện nhà nước pháp quyền, một nhà nước mà ở đó mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều sồng và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, một nhà nước mà quyền làm chủ của người dân được đảm bảo, mọi công dân đều có quyền góp sức mình tham gia quản lí nhà nước.

Để xây dựng được nhà nước pháp quyền, một nhà nước với đúng bản chất vốn có của nó thì đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh. Riêng đối với việc phát huy vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật, cần phải có những quy định là căn cứ pháp lí để người dân chủ động thực hiện.

Sớm thấy rõ được vai trò của dư luận xã hội, nên ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946 của Việt Nam, Quốc hội đã có quy định: "Nhân dân có quyền phúc quyết về hiến pháp và những việc có quan hệ đến

vận mệnh quốc gia...". Tại Điều 32 cũng có quy định: "Những việc có quan hệ

đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết nếu hai phần ba số

nghị viện đồng ý..." [19].

Đến Hiến pháp 1959, việc trưng cầu ý dân được quy định tại Điều 53 (giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định). Hiến pháp năm 1980 (giao cho Hội đồng nhà nước quyết định). Theo Hiến pháp 1992, tại Điều 53 quy định: "Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước, địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước,

biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân" [22]. Tại khoản 14 Điều 84

quy định Quốc hội có quyền quyết định về trưng cầu ý dân, cơ quan có trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân là Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 9).

Trưng cầu dân ý là một trong những cách thức thực hiện dân chủ trực tiếp, một trong những hình thức cao của việc nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội bởi thông qua quá trình này, người dân có điều kiện thể hiện

quan điểm của mình đối với một vấn đề chính trị xã hội quan trọng, được bày tỏ ý kiến đồng ý hay không đồng ý và cơ quan nhà nước căn cứ vào đó để ban hành quyết định tương ứng. Một trong những mục tiêu của quá trình dân chủ hóa là khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia đối thoại công khai với cơ quan, cán bộ công chức nhà nước. Do đó, tổ chức trưng cầu dân ý là một hoạt động không thể thiếu của Nhà nước dân chủ hiện đại [12, tr.54-58].

Mặc dù, đã có những quy định trong Hiến pháp nhưng do chưa có cơ chế thực hiện nên hơn 60 năm qua Nhà nước ta chưa tổ chức được một cuộc trưng cầu ý dân nào. Do vậy, đòi hỏi cần cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp tạo ra một cơ sở pháp lí để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình vào việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội, yêu cầu đặt ra Quốc hội phải sớm ban hành Luật "Trưng cầu ý dân".

Việc ban hành Luật "Trưng cầu ý dân" đang là vấn đề cấp thiết và có nhiều ý kiến khác nhau khi Quốc hội xây dựng dự thảo luật này:

Có ý kiến cho rằng: trình độ nhân dân ở nước ta không đồng đều, nên nhiều người không có khả năng đánh giá đúng ý nghĩa của việc trng cầu ý dân, không có khả năng quyết định những vấn đề quan trọng và phức tạp. Song lại có ý kiến khác cho rằng: khi đa ra những đánh giá, phán xét của mình, mỗi công dân họ đều có căn cứ riêng, đứng từ góc độ riêng để phân tích và không ai phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân bằng chính nhân dân.

Tuy có rất nhiều ý kiến khác nhau về luật trng cầu ý dân, mỗi ý kiến đưa ra đều có những ưu điểm và hạn chế song nếu đưa ra một cái nhìn tổng quát thì mọi vấn đề đều có hai mặt tích cực và hạn chế. Không phải tất cả các cuộc trưng cầu ý dân đã được thực hiện ở các nước khác đều có kết quả tốt, không phải tất cả các phương án mà nhân dân lựa chọn đã là khoa học nhất, khôn ngoan nhất và cũng có thể có những cuộc trưng cầu ý dân không phản ánh được đúng bản chất của nó nhưng rõ ràng hầu hết các cuộc trưng cầu ý dân đều phát huy được ý nghĩa to lớn là phản ánh được ý chí của nhân dân cũng như nó đang và sẽ xảy ra trong đời sống chính trị của nhiều nước, nhiều khu vực và xu thế đó có lẽ sẽ ngày càng rõ nét hơn trên thế giới.

Việc ban hành luật trưng cầu ý dân phải thỏa mãn một số yêu cầu: Về thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân, giới hạn phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân, vấn đề nào đem ra trưng cầu ý dân, cách thức tổ chức trưng cầu ý dân.

Về thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân và trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật hiện hành: Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định việc trưng cầu ý dân, cơ quan có trách nhiệm tổ chức trng cầu ý dân là Ủy ban thường vụ quốc hội. Nếu chỉ quy định thẩm quyền quyết định thuộc về Quốc hội như vậy là chúng ta chỉ mới chú trọng đến việc trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước hơn là trưng cầu ý dân ở một địa phương, một vùng miền nào đó vì chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định trưng cầu ý dân. Như vậy, quy định này là hơi bó hẹp. Đòi hỏi luật trưng cầu ý dân phải mở rộng thẩm quyền trưng cầu ý dân và quy định trình tự, thủ tục tiến hành.

Về phạm vi luật trưng cầu ý dân nên cần có những quy định linh hoạt. Chúng ta không chỉ tiến hành những cuộc trưng cầu ý dân trong cả nước mà còn đẩy mạnh tiến hành trưng cầu ý dân trong phạm vi từng địa phương. Vì tiến hành trên phạm vi rộng sẽ mất rất nhiều thời gian, tốn kém, đôi khi là không có hiệu quả, không cần thiết.

Cần quy định rõ những vấn đề nào cần tiến hành trưng cầu ý dân, nhưng trong Luật trưng cầu ý dân cũng không thể quy định các vấn đề trưng cầu ý dân theo phương pháp liệt kê mà cần đa ra những tiêu chí, điều kiện để trên cơ sở đó cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định, bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể của từng giai đoạn, từng vùng lãnh thổ.

Luật trưng cầu ý dân cần phải có những quy định rõ về cách thức tổ chức trưng cầu ý dân.

Trên đây là một số kiến nghị về dự thảo luật trưng cầu ý dân. Việc Quốc hội sớm thông qua luật trưng cầu ý dân sẽ là một cơ sở pháp lí để mọi công dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước của mình, tạo điều kiện hình thành dư luận xã hội tích cực góp phần hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành, tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật trên thực tế.

KẾT LUẬN

Năm 2006 vừa qua, Việt Nam có nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng. Trong đó nổi bật Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc Việt Nam gia nhập WTO, một tổ chức thương mại toàn cầu là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam sớm hội nhập với nền kinh tế thế giới, song để làm được điều đó Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị về nhiều mặt, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết. Để xây dựng được một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh đòi hỏi không chỉ nỗ lực của các nhà làm luật, mà còn cả toàn Đảng, toàn dân, tất cả các cấp, các ngành... "Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế". Các qui định pháp luật muốn triển khai thuận lợi, thì nó phải đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, vì hơn ai hết quần chúng nhân dân sẽ là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của những qui định pháp luật. Với việc mở rộng nền dân chủ, nhà nước đã tạo điều kiện thực sự để nhân dân tham gia vào quản lí nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phải kể đến lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Cùng với pháp luật xã hội chủ nghĩa, dư luận xã hội được coi là một trong những phương tiện quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực quản lí của nhà nuớc, làm cho mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" nhanh chóng trở thành hiện thực, mục tiêu xây dựng Việt Nam là "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân..." không chỉ dừng lại là khẩu hiệu mà nó phải được thực thi có hiệu quả trên thực tế.

Đối với việc thực hiện pháp luật, dư luận xã hội có nhiều vai trò khác nhau: Nó góp phần điều chỉnh hành vi của con nguời sao cho phù hợp với đòi

hỏi của cộng đồng, với các giá trị chuẩn mực của cuộc sống. Nhờ sự phán xét, đánh giá của dư luận xã hội mà nó có tác động mạnh mẽ đến hành vi của mỗi người. Một mặt, dư luận xã hội lên án những hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán. Mặt khác, dư luận xã hội cổ vũ, khuyến khích những hành vi phù hợp với lợi ích chung, nêu gương cao đẹp. Chính những nhận xét, đánh giá đó của dư luận, trải qua một thời gian nhất định cá nhân sẽ cảm nhận được những điều nên hay không nên, những hành động, cư xử được chấp nhận trong cuộc sống từ đó điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Dư luận xã hội còn có tác động mạnh mẽ đến ý thức của mỗi người góp phần giáo dục con người nhận thức được cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác... Dư luận xã hội có vai trò tích cực cùng với các cơ quan chức năng đấu tranh, phòng chống các tiêu cực xã hội. Trước những biểu hiện xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, lợi ích của cộng đồng thì ngay lập tức dư luận xã hội lên án, gây sức ép nhằm ngăn chăn, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền tích cực đấu tranh phòng chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Dư luận xã hội còn có vai trò đánh giá, nhận xét các qui định pháp luật, các quyết định quản lí, hoạt động của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức và công dân trong quá trình thực hiện pháp luật. Ngoài ra, nó còn phát huy vai trò làm chủ của mình trong cơ chế "dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra" trong việc giám sát việc thực hiện pháp luật trên thực tế. Trước những vấn đề nan giải của đất nước, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật, dư luận xã hội kịp thời đưa ra những khuyến nghị, tư vấn giúp cho các cơ quan nhà nước, các cán bộ kịp thời tháo gỡ thông qua vai trò tư vấn của mình. Không những vậy, dư luận còn là một trong những kênh thông tin phản hồi vô cùng quan trọng giúp cho cơ quan nhà nước kịp thời điều chỉnh các qui định pháp luật do mình ban hành, các quyết định quản lí, góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo, quản lí của Đảng và Nhà nước trên cơ sở khoa học.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)