Tình trạng việc thực hiện pháp luật ở nƣớc ta sau 20 năm đổi mớ

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 75 - 81)

đổi mới

Công cuộc đổi mới toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm qua đang đặt ra một đòi hỏi khách quan là phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nó được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Ngay sau khi giành được chính quyền sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: " Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân". Nhà nước, Chính phủ phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, chống tham ô, lãng phí, đặc biệt là quyền đặc lợi… Một trong những công việc cấp bách ở nước ta hiện nay là đổi mới và xây dựng Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Một đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền là pháp luật đóng vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh toàn bộ các mối quan hệ xã hội. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp. Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lí xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ dân chủ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội. Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước. Để thực hiện được yêu cầu trên, ý thức thực hiện pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Tuy vậy, cũng cần phải nhận thức được rằng, để xây dựng nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân thì trước hết mỗi cá nhân phải nêu cao ý thức thực hiện pháp luật và cần phải tạo ra một dư luận xã hội đòi hỏi mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật.

Vậy, thực trạng việc thực hiện pháp luật của các tầng lớp xã hội nói chung ở nước ta hiện nay như thế nào?

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội phải quản lý theo nguyên tắc tập trung với mục tiêu hàng đầu là đánh thắng giặc ngoại xâm, tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước. Trước lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc, dư luận xã hội thường có hiệu lực rất lớn trong việc huy động sức mạnh của nhân dân. Trong hoàn cảnh như vậy, dư luận xã hội trong các tầng lớp nhân dân ta luôn thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi chỉ thị, nghị quyết của Đảng mang tính chỉ đạo, định hướng đều có hiệu lực thi hành cao hơn Chỉ thị, Nghị quyết của chính quyền và do đó có thể thay thế cho pháp luật. Sự tồn tại nhận thức pháp luật này của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong nhiều thập kỷ qua đã dẫn đến hậu quả là xem nhẹ việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, thiếu quan tâm đến công tác giáo dục dân trí, xây dựng ý thức thực hiện pháp luật. Vì vậy, việc tạo ra một ý thức, thói quen tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong nhân dân và trong đội ngũ cán bộ là rất khó khăn. Khi Nhà nước ban hành một đạo luật nào đó, thì hầu hết nó không có hiệu lực trực tiếp ngay mà nó phải đợi các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa (văn bản dưới luật) mới được thi hành. Các văn bản dưới luật đó không phải lúc

nào cũng hướng dẫn đúng nội dung, tinh thần của Bộ luật, đạo luật vì nó chịu ảnh hưởng bởi nhận thức chủ quan của những người hướng dẫn. Rõ ràng, điều đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi pháp luật tới mỗi cá nhân.

Một tình hình nữa là việc xây dựng và ban hành pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp qui của các cấp chính quyền không đi đôi với việc phổ biến, tuyên truyền và giải thích pháp luật. Các Bộ luật, luật và văn bản qui phạm pháp luật được xây dựng và ban hành ngày càng nhiều, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật của đất nước. Trong khi đó, trình độ kiến thức, hiểu biết về pháp luật của các tầng lớp nhân dân cũng như của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở lại không được nâng lên tương xứng. Mặt khác, có một bộ phận không nhỏ người dân cố tình không hiểu hoặc hiểu sai các qui định của pháp luật. Điều đó, dẫn tới tình trạng không tuân thủ đúng pháp luật diễn ra ngày càng nhiều thể hiện trên các lĩnh vực sau:

Thứ nhất, trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai

Qua thanh tra, kiểm tra và báo cáo của các bộ ngành, tỉnh, thành phố và qua phát hiện của một số phương tiện truyền thông thì hành vi tiêu cực về đất đai xảy ra nghiêm trọng nhất ở việc các cấp chính quyền huyện, thị xã, xã, phường thị trấn đã tự ý giao, cấp bán đất trái thẩm quyền hoặc lợi dụng việc đền bù giải phóng mặt bằng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, lấy đất của dân, áp giá đền bù thấp để chiếm dụng, chuyển nhượng, chia chác đất cho nhau, bán giá cao gấp nhiều lần nhằm thu lợi trái phép, vụ lợi cho cá nhân hay tập thể có chức, có quyền... Hành vi tiêu cực về đất đai biểu hiện tập trung ở những hành vi sau:

- Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 (thế kỷ XX), các hành vi tiêu cực phổ biến ở cơ sở là các hộ gia đình, các cá nhân lấn chiếm đất đai, chủ yếu là đất công, đất hành lang an toàn giao thông, thủy lợi, đất di tích lịch sử văn hóa, đất giao cho các tổ chức nhưng chưa sử dụng... Tồn tại nhiều hành vi gian dối làm các thủ tục tách hộ để được cấp đất mới, nhiều địa phương có hiện tượng cưới chạy hoặc cho con cái chưa có gia đình ra ở riêng để tách hộ...

- Cấp đất vượt diện tích do cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp sai vị trí được duyệt.

- Được giao đất, thuê đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái phép, nợ đọng, trốn tránh tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho Nhà nước.

- Tiêu cực trong việc "chạy" các thủ tục hành chính trong cấp đất để được hưởng số tiền đền bù giải phóng mặt bằng...

Thứ hai, trong lĩnh vực quan lý tài chính, ngân sách

Hành vi tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này xảy ra chủ yếu ở các đơn vị được hưởng ngân sách nhà nước (chính quyền xã, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện...). Hiện tượng phổ biến ở các đơn vị này là chi tiêu sai chế độ nguyên tắc tài chính kế toán như: thu tiền không nhập quỹ, không vào sổ sách, không có hóa đơn; lợi dụng sơ hở trong chính sách, sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước, một sô cán bộ đã rút tiền chia nhau. Ở một số địa phương, nạn tham nhũng, tiêu cực còn thể hiện ở hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước như: đặt ra các loại quỹ thu trên diện tích canh tác, mức đóng góp của mỗi lao động, mỗi hộ gia đình, chế độ phạt mang tính tuỳ tiện, thiếu cơ sở pháp lý và thực tế. Số tiền phạt trên chủ yếu đưa vào việc tiếp khách, liên hoan hoặc vào túi cá nhân.

Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh

vực tài chính, ngân sách ở cơ sở chủ yếu là do trình độ quản lý và hiểu biết về công tác tài chính của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là khi thực hiện chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, nước sạch, thông tin liên lạc... các nguồn thu ở hầu hết các xã không chỉ đơn thuần là từ thuế nông nghiệp, thuế sát sinh, lệ phí chợ, bến đò mà còn từ nhiều nguồn thu khác như từ các dự án, các khoản đóng góp của dân, nguồn thu tiền sử dụng đất; đồng thời, các nguồn chi cũng nhiều hơn, phức tạp hơn như chi xây dựng cơ bản làm đường giao thông, xây trường học, trạm xá, trạm điện, kiên cố hóa kênh mương... Phạm vi quản lý của cấp xã

ngày càng gia tăng nhưng không đồng nhất với trình độ quản lý của cán bộ cơ sở và lại chịu tác động mạnh mẽ của mặt trái cơ chế thị trường nên tình trạng tham nhũng, tiêu cực nảy sinh, phát triển nhanh chóng.

Thứ ba, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực tham nhũng, tiêu cực xảy ra phổ biến nhất và thường xảy ra ở những công trình, dự án phải hoàn thành trong một thời gian ngắn để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế địa phương hay phục vụ yêu cầu chính trị của đất nước, hoặc các công trình được chỉ định thầu, xét thầu, công trình có nhiều nhà thầu phụ...

Tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng cơ bản diễn ra phổ biến, gây nhiều bức xúc trong dư luận và được đề cập rất nhiều nhưng tựu trung lại có thể thấy bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, liên quan nhiều ngành, nhiều đối tượng, nhưng chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ bản thiếu ổn định, luôn thay đổi, dẫn đến tổ chức thực hiện gặp khó khăn, lúng túng. Ngược lại cũng có nhiều chính sách bất cập, thậm chí tạo kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực lợi dụng nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung như: quy định giá trần trong đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản là điều kiện cho các nhà thầu thông đồng với nhau hoặc việc khép kín trong đầu tư, đấu thầu dẫn đến thiếu công khai, minh bạch và nhất là chưa tách bạch chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức này với tư cách là chủ đầu tư, dự án.

- Công tác quản lý trong xây dựng của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị chưa thật sự được quan tâm và còn thiếu chặt chẽ nên tham nhũng, tiêu cực phát sinh trong tất cả các khâu từ quy hoạch, thiết kế, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán; các hiện tượng thông đồng, liên kết để tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng cơ bản ngày càng nhiều.

- Việc thực hiện công khai dân chủ và nhất là thực hiện cơ chế: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ở cơ sở còn nhiều hạn chế; chưa huy

động, cũng như chưa tạo điều kiện, cơ chế để đông đảo nhân dân tham gia giám sát các công trình xây dựng nên tham nhũng, tiêu cực vẫn có điều kiện nảy sinh, phát triển.

Thứ tư, trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng

Bước vào cơ chế mới, môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường chưa thật đầy đủ và còn nhiều kẽ hở. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng diễn ra nhiều và ảnh hưởng không chỉ tới tốc độ phát triển kinh tế mà nhiều khi gây mất ổn định xã hội. Trong hoạt động tín dụng, lợi dụng chức năng được huy động vốn một số quĩ tín dụng nhân dân đã nâng lãi suất tiền gửi lên mức cao để huy động tiền gửi trong nhân dân rồi dùng tiền này chi tiêu, làm cho quĩ mất khả năng thanh toán. Trong hoạt động ngân hàng, hành vi tham nhũng, tiêu cực biểu hiện qua hành vi dùng một tài sản để thế chấp, cầm cố ở nhiều ngân hàng khác nhau; quay vòng tài sản thế chấp, cầm cố bằng cách rút tài sản ở chỗ này đưa sang chỗ khác để thế chấp vay ngân hàng này trả tiền cho ngân hàng kia, thế chấp bằng hồ sơ bất động sản và động sản (ô tô, xưởng máy) của mình nhưng sau đó lại lén bán đi. Dùng tài sản không phải của mình để thế chấp, cầm cố như đi thuê, mượn nhà, tài sản của người khác để thế chấp, cầm cố vay tiền, hay thế chấp, cầm cố tài sản đang bị cơ quan bảo vệ pháp luật tạm giữ; tài sản đang có tranh chấp quyền sở hữu…

Thứ năm, trong lĩnh vực văn hóa xã hội

Trong giáo dục đào tạo, tham nhũng, tiêu cực nổi cộm nhất ở công tác tuyển sinh của các trường phổ thông và chuyên nghiệp. Hành vi tham nhũng, tiêu cực thể hiện ở tất cả các khâu như nâng điểm tổng kết, sửa chữa học bạ để đạt học sinh giỏi hưởng chế độ ưu tiên cộng điểm vào phổ thông trung học hoặc vào đại học. Trước mỗi năm học ở các cấp phổ thông luôn diễn ra hiện tượng "'chạy trường điểm, chạy lớp chọn", nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh do trái tuyến, thiếu điềm, do cơ sở trường lớp có hạn mà nhu cầu chạy trường, chạy lớp lại quá nhiều.

Nguyên nhân chính dẫn đến tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo là do các chủ trương, chính sách về giáo dục thiếu ổn định, không nhất quán về cải cách giáo dục, về trường chuyên, lớp chọn; chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều và nhất là việc đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Nhìn chung, thực trạng việc thực hiện pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế như: thói quen ỷ lại cấp trên, lúng túng trong giải quyết công việc, né tránh trách nhiệm pháp lý, quan liêu, giải quyết công việc sai nguyên tắc, vi phạm pháp luật, gây dư luận bất bình… Bởi vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và phát huy vai trò của định hướng dư luận xã hội đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện pháp luật là một vấn đề thực tiễn có tính cấp bách. Hay nói cách khác, cùng với việc quản lý xã hội bằng pháp luật, dư luận xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện pháp luật của mỗi người dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 75 - 81)