Nâng cao vai trò của báo chí và thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 111 - 116)

Thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, phạm trù thông tin đại chúng được thường xuyên dùng tới vừa như là sức mạnh động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, vừa như là phương tiện không thể thiếu được trong việc tổ chức và quản lý xã hội, trong việc tạo lập, phản ánh và định hướng dư luận xã hội.

Khi xã hội phát triển, nhu cầu của công chúng về thông tin và quyền được nói lên tiếng nói của mình sẽ tăng lên. Không có thông tin thì không có trách nhiệm giải trình. Thông tin là quyền lực và con người càng có nhiều thông tin thì quyền lực càng phát triển. Tiếp cận thông tin là thiết yếu trong bất cứ xã hội hiện đại nào. Không có nó, các cấu trúc dân chủ không thể vận hành được và mỗi cá nhân sẽ không thể thực thi các quyền của mình - thậm chí có thể không biết mình có những quyền gì và khi nào thì những quyền đó bị vi phạm [8].

Thông tin đại chúng có thể được hiểu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ đối tượng tác động, mục đích thông tin, đề tài được đề cập tới... Nhưng cho dù phương diện nào, người ta đều thống nhất ở chỗ, đó là việc hình thành một dòng thông tin hướng tác động vào đại chúng nhằm thuyết phục và lôi kéo, giáo dục và tập hợp, tổ chức đông đảo quần chúng nhân dân vào việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội đương thời.

Mặt khác, cũng cần phân biệt khái niệm các phương tiện thông tin đại chúng và báo chí. Các phương tiện thông tin đại chúng thường được hiểu là hệ thống các công cụ, các kênh phát tán thông tin đại chúng, như báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và các loại báo điện tử khác), các hãng thông tấn và dịch vụ thông tin, các trạm liên lạc mặt đất và vũ trụ, các trung tâm nghiên cứu, đào tạo..., xuất bản sách phổ thông, phim thời sự - tài liệu, tờ

rơi, pa nô, áp phích..., tức là các kênh phát tán thông tin hướng tác động vào đám đông, vào các nhóm lớn trong xã hội.

Hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao hàm cả báo chí. Báo chí là một trong các yếu tố cấu thành, nhưng là yếu tố cơ bản, nền tảng của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Vì trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, không thể có loại phương tiện nào trong cùng một lúc, hoặc gần như đồng thời, lại tác động tới đông đảo công chúng như báo chí. Tính nhanh nhạy, tính kịp thời và tính định kỳ là những khác biệt cơ bản giữa báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Trong lý luận cũng như trong thực tiễn của báo chí hiện đại, vấn đề sức mạnh của báo chí luôn gắn liền với dư luận xã hội.

Thứ nhất, dư luận xã hội là hiện tượng nhạy cảm và phức tạp, vừa rất

trừu tượng lại vừa rất cụ thể, luôn hiện hữu. Nó tiềm ẩn ở mỗi người và tồn tại trong cộng đồng xã hội. Xã hội càng phát triển thì vai trò của dư luận xã hội càng tăng lên gấp bội, thậm chí có lúc bùng nổ ngoài dự kiến và khó có thể kiểm soát được. Sức mạnh của báo chí luôn gắn liền với dư luận xã hội. Vai trò của báo chí trong đời sống chính trị - xã hội là không thể thiếu được, phân tích thông tin báo chí để nắm bắt dư luận xã hội lại càng quan trọng và cần thiết.

Thứ hai, quá trình hình thành và phát triển của dư luận xã hội không

thể tách rời báo chí. Trong xã hội hiện đại, dư luận xã hội hình thành và phát triển không thể thiếu báo chí, không thể không thông qua báo chí. Vì dư luận xã hội có thể hình thành bằng nhiều con đường khác nhau nhưng không con đường nào, không có kênh nào mà dư luận xã hội được hình thành, phát tán nhanh, mạnh, có hiệu quả bằng con đường thông qua báo chí. Dư luận xã hội là nội dung, khởi nguồn, là chất liệu của báo chí, của các phương tiện thông tin đại chúng là con đường phát tán, phát triển của dư luận xã hội.

Ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội được hình thành và phát triển từ chính bản thân các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống pháp luật của xã hội. Các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp lý đó được đăng tải

trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút được sự chú ý của những người tiếp nhận thông tin. Từ ý kiến, quan điểm của một số cá nhân, nhóm xã hội, báo chí khuếch tán ra, xã hội hóa, như một vết dầu loang, để rồi gần như một lúc cả cộng đồng dân cư cùng chia sẻ, cùng bày tỏ thái độ và do đó bung ra thành dư luận xã hội về các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp lý. Điều đó có tác động mạnh mẽ tới việc thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân.

Hệ thống thông tin đại chúng có vai trò tích cực như thế là do hai nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, hệ thống thông tin đại chúng cung cấp những thông tin về

mọi hoạt động của cuộc sống, bao gồm tất cả các khía cạnh như chính trị, kinh tế, quốc tế, văn hóa xã hội, pháp luật... nhiều đánh giá phân tích cho thấy trên 1/2 lượng thông tin xã hội mà con người nhận được trong xã hội hiện đại thu nhận được là thông qua hệ thống thông tin đại chúng. Mặc dù, ngoài hệ thống thông tin đại chúng, con người còn tiếp nhận thông tin qua các kênh khác nhau như: trao đổi cá nhân, kênh thông tin nội bộ, kênh truyền thông dân gian... Nhưng để hình thành dư luận xã hội về các vấn đề nằm ngoài phạm vi lãnh thổ, ngoài phạm vi nhóm thì vai trò của thông tin đại chúng là

Thứ hai, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng có phạm vi

hoạt động rộng lớn, thu hút ngày càng nhiều công chúng vào hoạt động giao tiếp xã hội.

Mỗi một loại phương tiện thông tin đại chúng phát huy thế mạnh của mình ở nhóm độc giả khác nhau. Như báo viết đi đến nhóm công chúng có trình độ học vấn cao, tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị; phát thanh đi đến nhiều nhóm công chúng khác nhau; còn truyền hình là phương tiện truyền tin có số lượng người xem đông nhất vì nó có ưu điểm giàu hình ảnh, phát sóng liên tục, với nhiều thông tin đa dạng hấp dẫn.

Từ hoạt động của hệ thống thông tin đại chúng mà mọi người dân trong cả nước ngày càng có điều kiện theo dõi tình hình trong nước và quốc tế

trong cùng một thời gian tạo điều kiện cho công chúng đưa ra những phán xét, đánh giá của mình trong cùng một thời gian nhất định.

Đối với việc hình thành dư luận xã hội, hệ thống thông tin đại chúng có những vai trò tích cực thể hiện trên những phương diện sau:

Cung cấp thông tin: Truyền tải kịp thời và đầy đủ thông tin về mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Là diễn đàn ngôn luận công khai: trong bối cảnh trình độ dân trí của người dân ngày càng cao, sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước, hệ thống thông tin có trách nhiệm truyền tải thông tin về ý kiến, phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện đang diễn ra trong xã hội. Bằng cách này, công chúng sẽ có cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện việc đánh giá các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức, chính quyền.

Định hướng xây dựng dư luận: Định hướng dư luận xã hội là định hướng quần chúng. Hệ thống thông tin đại chúng phải dành một phần thích đáng cho việc đăng tải các thông tin kiểm chứng chính thức, đặc biệt khi các sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và có liên quan đến các lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị luân lí cơ bản của xã hội thì định hướng thông tin phản ánh được quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, ý kiến chính thức của các cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét của dư luận xã hội.

Để phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phổ biến, giáo dục, thực hiện pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cần tập trung vào một số nội dung sau:

Các phương tiện thông tin đại chúng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Báo chí cần tập trung cung cấp thông tin đầy đủ và đa dạng hơn về các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống chính trị, pháp luật của đất nước; cung cấp tri thức pháp luật cần thiết cho cán bộ chính quyền và nhân dân; tuyên truyền cho đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác triển khai thực hiện và áp dụng pháp luật, nhất là trong đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn; phê phán và lên án những hành vi tiêu cực vi phạm pháp luật của họ.... Để phục vụ tốt hơn cho công tác phổ biến, giáo dục, thực hiện pháp luật, báo chí cần dành thời lượng nhiều hơn cho việc đăng tải những thông tin về văn bản, chính sách pháp luật mới của Nhà nước, nhất là những văn bản có tính pháp qui của các cấp chính quyền địa phương có liên quan trực tiếp đến hoạt động mọi mặt của chính quyền cấp cơ sở cần được đăng tải đầy đủ và chi tiết. Báo chí cần mở thêm các chuyên mục mới về phổ biến, giáo dục, giải đáp pháp luật với thông tin và thời lượng dài hơn, mở các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, phối hợp định kỳ tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học về những vấn đề bức xúc mà thực tiễn đời sống pháp luật đang đặt ra... Nếu làm được như vậy, trình độ kiến thức pháp luật của người dân sẽ được nâng lên một bước, do đó, ý thức thực hiện pháp luật của họ cũng được nâng cao. Từ sự phát huy vai trò của báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tạo lập dư luận xã hội tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển ý thức thực hiện pháp luật trong các tầng lớp cán bộ và nhân dân.

Nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý đội ngũ phóng viên, nhà báo những người công tác trong các ngành thông tin đại chúng. Tránh việc đào tạo tràn lan, không hiệu quả.

Phải xác định trong cơ chế thị trường, phạm vi linh hoạt sáng tạo của các cơ quan báo chí và những vấn đề có tính nguyên tắc phải tuân thủ. Như chúng ta đã biết, bản thân dư luận xã hội rất phong phú, đa chiều các loại quan điểm, ý kiến và thái độ. Trước cùng một sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra có thể hình thành nên các luồng dư luận xã hội khác nhau, do đó tác động khác nhau tới việc thực hiện pháp luật của mọi người. Báo chí phải phản ánh được sự phong phú, phức tạp đó. Phản ánh dư luận xã hội không phải là bê nguyên xi mà phải có sự chọn lọc. Có nghĩa báo chí phản ánh dư luận xã hội phải đi liền với việc tuân thủ nguyên tắc tính chân thật, đúng bản chất của vấn đề. Khi phản ánh các sự kiện pháp luật, thông tin đại chúng cần tránh hai khuynh hướng: một là,

phản ánh thiếu chọn lọc, thiếu sự cân nhắc, đưa tin tùy tiện, dễ dãi; hai là, khuynh hướng bưng bít, cắt xén làm khô khan dư luận xã hội, dẫn đến làm mất lòng tin của nhân dân. Cả hai khuynh hướng trên đều có thể dẫn đến sự xuất hiện dư luận xã hội tác động tiêu cực tới niềm tin đối với pháp luật và ý thức thực hiện pháp luật trong nhân dân. Sự phản ánh trung thực dư luận xã hội của các tầng lớp nhân dân về đời sống pháp luật thông qua phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng phát huy vai trò của dư luận xã hội vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời nâng cao ý thức thực hiện pháp luật cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)